Danh mục

Hội chứng thực bào máu liên quan đến nhiễm trùng ở bệnh nhân người lớn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 364.98 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hội chứng thực bào máu (HCTBM) ở người lớn thường thứ phát, liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nhiễm trùng là nguyên nhân quan trọng. Hầu hết những khảo sát về hội chứng này được thực hiện ở trẻ em. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các tác nhân nhiễm trùng liên quan đến HCTBM ở bệnh nhân người lớn và kết quả điều trị của những trường hợp này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng thực bào máu liên quan đến nhiễm trùng ở bệnh nhân người lớn Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học HỘI CHỨNG THỰC BÀO MÁU LIÊN QUANĐẾN NHIỄM TRÙNG Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI LỚN Lê Bửu Châu*, Nguyễn Trần Chính* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hội chứng thực bào máu (HCTBM) ở người lớn thường thứ phát, liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nhiễm trùng là nguyên nhân quan trọng. Hầu hết những khảo sát về hội chứng này được thực hiện ở trẻ em. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định các tác nhân nhiễm trùng liên quan đến HCTBM ở bệnh nhân người lớn và kết quả điều trị của những trường hợp này. Đối tượng và phương pháp: Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (BVBNĐ) từ tháng 05/2012 đến tháng 07/2015, có 99 bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên được chẩn đoán HCTBM liên quan đến nhiễm trùng được đưa vào nghiên cứu. Chẩn đoán HCTBM dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán của hội thực bào thế giới 2004. Các xét nghiệm tìm tác nhân nhiễm trùng gồm soi, cấy, PCR, và huyết thanh chẩn đoán. Điều trị bao gồm điều trị đặc hiệu, hồi sức và hóa trị toàn thân tùy tác nhân được chẩn đoán và đáp ứng lâm sàng. Theo dõi diễn tiến bệnh trong lúc nằm viện và 12 tháng sau khi ra viện. Kết quả: Trong số 99 bệnh nhân được nhận vào nghiên cứu, có 62 nam (62,6%), và 37 nữ (37,4%), tuổi trung vị là 33 (thấp nhất: 15- cao nhất: 82). Tất cả đều nhập viện vì sốt cao. Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc chẩn đoán HCTBM: trung vị 5 ngày (2-30 ngày). Nhóm nhiễm trùng chiếm tỷ lệ cao nhất là vi rút: 69,7%, trong đó nổi bậc nhất là Epstein-Barr virus (EBV) chiếm 60,6%. Nhóm nguyên nhân nhiễm vi khuẩn chiếm chỉ chiếm 11,1%; còn lại là nhiễm nấm (1 ca Histoplasma capsulatum); ký sinh trùng (4 ca sốt rét và 1 ca Trypanosoma evansi), Rickettsia và các nhiễm trùng không xác định. Có 2 trường hợp nhiễm cùng lúc 2 loại vi khuẩn khác nhau và 4 trường hợp có bằng chứng nhiễm EBV đi kèm. Chỉ có 22 ca (43,1%) HCTBM liên quan đến EBV có tải lượng EBV DNA≥ 104 copies/ml được điều trị hóa trị, tất cả còn lại đều điều trị đặc hiệu nhiễm trùng kèm hồi sức tích cực. Bệnh nhân HCTBM liên quan đến EBV, có tải lượng EBV DNA≥ 104 copies/ml có tiên lượng xấu hơn các nhóm nhiễm trùng còn lại dù có được điều trị hóa trị toàn thân hay không. Kết luận: Tác nhân nhiễm trùng liên quan đến HCTBM chiếm tỷ lệ cao nhất là vi rút, trong đó quan trọng nhất là EBV. Một số trường hợp có nhiều tác nhân nhiễm trùng cùng lúc. Các tác nhân gây bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu hoặc những nhiễm trùng có thể tự giới hạn cho kết quả điều trị khả quan. Đối với nhiễm EBV, tỷ lệ tử vong khá cao dù điều trị tích cực. Từ khóa: Hội chứng thực bào máu (HCTBM), người lớn. ABSTRACT INFECTION-ASSOCIATED HEMOPHAGOCYTIC SYNDROME IN ADULTS Le Buu Chau, Nguyen Tran Chinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 65 - 72 Background: Hemophagocytic syndrome in adults is often secondary, related to many different causes, including infectious etiology. So far, the majority of cases were reported in pediatric patients. The aim of this study was to describe the etiology and outcomes of infection- associated hemophagocytic syndrome in adults. Methods: Ninety-nine adult patients at the Hospital for Tropical Diseases between May 2012 and July 2015 who fulfilled the criteria of hemophagocytic syndrome were enrolled in the study. Hemophagocytic syndrome was *Bộ môn Nhiễm, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS.BS.Lê Bửu Châu ĐT: 091.811.5600 Email: buuchaule@yahoo.com Bệnh Nhiễm 65 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 2 * 2017 defined according to the HLH-2004 international diagnostic guidelines. The cause of hemophagocytic syndrome was diagnosed by microbiological, pathological, serological, and molecular biological methods. Patients were treated with disease-specific therapy and immunomodulatory agents The patients’ data were recorded during hospital stay and 12 months after discharge. Results: Among 99 recruited patients, male accounted for 62 patients (62.6%) while female was 37 patients (37.4%), the median age at diagnosis was 33 years (range 15–82 years). Patients uniformly presented with high fever. The median time from admission to diagnosis was 5 days (2–30 days). The infectious pathogens were as follows; virus was predominant with 69 cases (69.7%), particularly Epstein-Barr virus (EBV) accounted for 60.6%, bacteria was 11 (11.1%), parasitic organisms were 5 (5.1%)(4 cases of malaria and 1 case of Trypanosoma evansi) and other pathogens. There were two patients co-infected ...

Tài liệu được xem nhiều: