Danh mục

Hội chứng 'Tim Ngày Lễ'

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 92.67 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chung quanh ngày lễ ta thường thấy gia tăng tai nạn xe cộ, ngộ độc thức ăn và bệnh tim mạch. Trong phạm vi bài này, ta đề cập đến các triệu chứng tim mạch liên hệ đến lễ hội gọi là hội chứng “tim ngày lễ” (Holiday Heart Syndrome). Bệnh nhân thường là những người trẻ tuổi, vốn khỏe mạnh và không có tiền căn tim mạch. Trong hoặc sau ngày lễ, họ có triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh hoặc thất nhịp, cảm thấy khó thở, chóng mặt, xây xẩm và khó chịu ở ngực. Họ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội chứng “Tim Ngày Lễ” Hội chứng “Tim Ngày Lễ” Chung quanh ngày lễ ta thường thấy gia tăng tai nạn xe cộ, ngộ độcthức ăn và bệnh tim mạch. Trong phạm vi bài này, ta đề cập đến các triệuchứng tim mạch liên hệ đến lễ hội gọi là hội chứng “tim ngày lễ” (HolidayHeart Syndrome). Bệnh nhân thường là những người trẻ tuổi, vốn khỏe mạnh và khôngcó tiền căn tim mạch. Trong hoặc sau ngày lễ, họ có triệu chứng hồi hộp, timđập nhanh hoặc thất nhịp, cảm thấy khó thở, chóng mặt, xây xẩm và khóchịu ở ngực. Họ không nghiện nhưng đã uống nhiều rượu trong cuối tuần hoặctrong ngày lễ. Thăm khám có thể có mùi rượu trong hơi thở. Bệnh nhân có thể bịkích động, lo lắng, mạch nhanh, không đều, áp huyết ở giới hạn cao. Nghetim thấy ngọai nhịp, có thể có đợt rung nhĩ ngắn, không có dấu hiệu củabệnh về cấu trúc cơ tim hoặc van tim. Cần phân biệt với các bệnh nghiện rượu, rung nhĩ, flutter nhĩ, cườnggiáp trạng, cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát, thuyên tắc động mạch phổi,cũng cần lưu ý đến tình trạng do uống quá nhiều cà phê, dùng ephedrine,phenylpropanolamine thái quá hoặc các thuốc kích thích khác nhưcocaine…. Các xét nghiệm cận lâm sàng gồm điện tâm đồ, đo chất điện giải trongmáu nhất là potassium TSH, siêu âm tim, và đối với những người có nguycơ bệnh tim mạch cần chụp hình tưới máu cơ tim. Trong phần lớn các trường hợp, triệu chứng tự hết trong 24 giờ, bệnhnhân trở lại bình thường, nhịp xoang đều, không cần điều trị. Trong trườnghợp bệnh nhân lớn tuổi có thể phải làm nghiệm pháp gắng sức để tìm trườnghợp rối loạn nhịp tim do gắng sức. Những người trẻ, không có bệnh tim cơ thể có thể về nghỉ ở nhà khirối lọan nhịp ổn định. Những người có bệnh về cấu trúc cơ tim, cần theo dõinhịp (monitoring). Những người ngộ độc rượu bị lọan nhịp mà nhịp thất quá nhanh cóthể phải dùng các thuốc ức chế nút nhĩ thất như thuốc chẹn bêta, verpamil,diltiazem, digoxin. Thuốc chẹn bêta có lợi vì tác dụng nhanh và ly giải giao cảm. Đối vớinhững bệnh nhân bị lọan nhịp nhĩ có đáp ứng thật nhanh như rung nhĩ hoặcflutter nhĩ gây triệu chứng, cần phải kiểm soát nhịp thất. Có thể d ùngmetoprolol 5 mg tiêm tĩnh mạch (TM) mỗi 5 phút, không quá 3 liều, có thểtiếp tục bằng 25 mg uống mỗi 6 giờ. Thuốc chẹn calci (nondihydropyridine) ức chế sự di chuyển của ioncalci qua màng tế bào, do đó giảm tính tự động (automaticity) và tốc độ dẫntruyền của hệ thống dẫn truyền trong cơ tim. Verapamil giảm ngọai tâm thu thất giảm nguy cơ nhanh nhịp thất hayrung thất: 5-10 mg TM chậm trong 2 phút, có thể cho thêm một liều thứ haisau 15-30 phút nếu không có đáp ứng. Diltiazem là thuốc thích hợp nhất đốivới nhịp nhanh trên thất có triệu chứng vì tác dụng nhanh và ngắn hạn, cóthể ngừng khi lọan nhịp chấm dứt. Tiêm tĩnh mạch 0.25 mg/kg trong 2 phút, có thể lập lại với liều 0.35mg/kg nếu chưa có đáp ứng có thể tiếp tục bằng truyền tĩnh mạch với liều 5-15 mg/giờ. Digoxin tăng sức co bóp cơ tim, tăng hoạt tính của nút xoang độngmạch cảnh, ít còn được dùng vì tác dụng chậm. Liều trung bình: 0.75-1.25mg/ngày, uống 0.25 mg mỗi 4 giờ, 4 lần trong ngày. Các bệnh nhân bị lọan nhịp mà tình trạng huyết động học không ổnđịnh (hạ huyết áp), cần phải sốc điện. Bệnh nhân cần được nhắc nhở không uống rượu thái quá. Bác sĩ Nguyễn văn Đích

Tài liệu được xem nhiều: