Hội Chứng Trước Khi Kinh Ra
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 111.91 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phụ nữ khổ hơn đàn ông. Hầu chồng, nuôi con, mang nặng đẻ đau. Rồi mỗi tháng có kinh, nếu không mang bầu. Trước khi kinh ra mỗi tháng, không mấy phụ nữ thoát được những triệu chứng khó chịu, như vú căng và đau, nhức đầu, đau bắp thịt, đầy hơi, mệt mỏi, tâm tính thay đổi. Những triệu chứng khó chịu này thường nhẹ thôi, không làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày, và được gọi là “hội chứng trước khi kinh ra” (premenstrual syndrome, hay gọi tắt PMS). Đến 75% phụ nữ có kinh đều mỗi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội Chứng Trước Khi Kinh Ra Hội Chứng Trước Khi Kinh Ra Phụ nữ khổ hơn đàn ông. Hầu chồng, nuôi con, mang nặng đẻ đau.Rồi mỗi tháng có kinh, nếu không mang bầu. Trước khi kinh ra mỗi tháng, không mấy phụ nữ thoát được nhữngtriệu chứng khó chịu, như vú căng và đau, nhức đầu, đau bắp thịt, đầy hơi,mệt mỏi, tâm tính thay đổi. Những triệu chứng khó chịu này thường nhẹthôi, không làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày, và được gọi là “hội chứngtrước khi kinh ra” (premenstrual syndrome, hay gọi tắt PMS). Đến 75% phụnữ có kinh đều mỗi tháng, ít nhiều, bị “hội chứng trước khi kinh ra”. Songmột số phụ nữ (3%-7%), trước khi kinh ra, khổ sở hơn thế, khiến nhà cửamất vui, công việc xáo trộn, bạn bè khổ lây. Họ bị “rối loạn tinh thần trướckhi kinh ra” (premenstrual dysphoric disorder), nặng hơn so với “hội chứngtrước khi kinh ra”. Như vậy, “rối loạn tinh thần trước khi kinh ra” là mộtdạng bệnh nặng của “hội chứng trước khi kinh ra”. “Hội chứng trước khi kinh ra” và “rối loạn tinh thần trước khi kinh ra”hay bị các bác sĩ... bỏ quên, không nghĩ đến. Triệu chứng Trong vòng một hai tuần trước khi có kinh (thường nhất, 5-7 ngàytrước khi có kinh), người có “hội chứng trước khi kinh ra” hay “rối loạn tinhthần trước khi kinh ra” chịu những xáo trộn: - Cảm thấy sầu buồn, vô vọng, kém tự tín. - Tinh thần căng thẳng. - Buồn vui thất thường. - Dễ nóng giận, bẳn gắt. - Không còn ham thích những hoạt động hàng ngày. - Khó tập trung tư tưởng. - Mau mệt, năng lực sút giảm. - Khẩu vị thay đổi, ăn khỏe bất thường, hoặc đặc biệt thèm một thứcăn nào đó. - Khó ngủ hoặc ngược lại, ngủ nhiều. - Có cảm tưởng bị tràn ngập hoặc không thể tự kềm chế (sense ofbeing overwhelmed or out of control). - Có các triệu chứng thể chất: vú căng và đau, nhức đầu, đau khớp,bắp thịt, cảm giác người như căng phình (bloating), lên cân. Sự định bệnh dựa vào lời kể bệnh của bạn, cũng như những tiêu chuẩnđịnh bệnh kể trên. Hiện chưa có thử nghiệm nào có thể giúp ta chẩn đoánđược căn bệnh. Bạn có thể giúp bác sĩ định bệnh bằng cách hàng ngày, ghichép tỉ mỉ các triệu chứng của mình trong hai kỳ kinh nguyệt liên tiếp, vàcho bác sĩ biết đích xác những ngày nào mình không hề có triệu chứng,những ngày nào triệu chứng xuất hiện. Nguyên nhân Nguyên nhân đích thực gây “hội chứng trước khi kinh ra” hay “rốiloạn tinh thần trước khi kinh ra” chưa được hiểu rõ. Nhiều phụ nữ mangbệnh, nếu đột ngột mãn kinh sớm (dù chưa đến tuổi mãn kinh) do cắt buồngtrứng, hoặc vì dùng thuốc, các triệu chứng của họ thuyên giảm rất nhiều.Người ta nghi trong chu kỳ kinh nguyệt (menstrual cycle) của người phụ nữmang bệnh, hẳn có chỗ nào trục trặc, so với các phụ nữ khác. Một số yếu tố khiến triệu chứng dễ xảy ra. Đây là một hiện tượng chỉxảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, nên chỉ các phụ nữ trong hạn tuổi còn sinhnở, có kinh đều, bệnh mới đến thăm. Theo một khảo cứu, bệnh nặng nhấtcho những phụ nữ trong khoảng tuổi 25 đến 35. Nhiều khảo cứu cho thấy có sự liên quan giữa “rối loạn tinh thầntrước khi kinh ra” và bệnh sầu buồn (depression). Đến 80% phụ nữ mangbệnh “rối loạn tinh thần trước khi kinh ra”, sau trong đời thế nào cũng có lúcsầu buồn. Ngược lại, nhiều người mang bệnh sầu buồn thấy bệnh trở nặnghơn vào lúc kinh sắp ra. Phụ nữ có người trong gia đình mang bệnh sầubuồn, hoặc chính mình từng sầu buồn sau khi sanh nở (postpartumdepression), cũng dễ bị “rối loạn tinh thần trước khi kinh ra”. Chữa trị Sự chữa trị gồm nhiều cách, tùy mức độ của căn bệnh. 1. Những cách chữa không dùng thuốc: Trong những trường hợp nhẹ, không đến đỗi nào, có lẽ chúng ta chưaphải dùng đến thuốc. Việc tiên liệu được trước, và đáp ứng một cách thíchđáng sẽ khiến các triệu chứng của căn bệnh nhẹ hơn rất nhiều. Ta làm chủtình hình, hơn để căn bệnh làm chủ, và làm khổ ta. Ông xã cùng các cháu, vàcả bằng hữu nữa, cần hiểu rõ về “hội chứng trước khi kinh ra” và căn bệnh“rối loạn tinh thần trước khi kinh ra”, để thông cảm với người phụ nữ, vànâng đỡ tinh thần họ vào những ngày khó ở. (Mỹ họ còn thành lập nhữngnhóm hỗ trợ các phụ nữ bị “rối loạn tinh thần trước khi kinh ra”, giúp ngườiphụ nữ có tài liệu để tìm hiểu về căn bệnh, đồng thời cung ứng hỗ trợ về mặttinh thần). Tuy chưa có bằng chứng nào cho thấy tại ăn uống thiếu thốn nên mớibị những triệu chứng như vậy trước lúc có kinh, song ăn uống thất thường,không đầy đủ có thể khiến các triệu chứng nặng thêm. Trong tuần lễ trướclúc có kinh, bạn nên giảm thiểu việc dùng cà-phê, rượu, các thức ăn chứanhiều mỡ, muối. Bạn nên dùng thực phẩm chứa chất đường phức hợp(complex carbohydrates, như cơm, bánh mì, ...), thay vì dùng nhiều chấtđường tinh nhuyễn (refined sugars). Một thực phẩm ít mỡ, nhiều rau trái,kiểu thực phẩm của các vị kiêng ăn thịt (high-fiber, low-f ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội Chứng Trước Khi Kinh Ra Hội Chứng Trước Khi Kinh Ra Phụ nữ khổ hơn đàn ông. Hầu chồng, nuôi con, mang nặng đẻ đau.Rồi mỗi tháng có kinh, nếu không mang bầu. Trước khi kinh ra mỗi tháng, không mấy phụ nữ thoát được nhữngtriệu chứng khó chịu, như vú căng và đau, nhức đầu, đau bắp thịt, đầy hơi,mệt mỏi, tâm tính thay đổi. Những triệu chứng khó chịu này thường nhẹthôi, không làm xáo trộn cuộc sống hàng ngày, và được gọi là “hội chứngtrước khi kinh ra” (premenstrual syndrome, hay gọi tắt PMS). Đến 75% phụnữ có kinh đều mỗi tháng, ít nhiều, bị “hội chứng trước khi kinh ra”. Songmột số phụ nữ (3%-7%), trước khi kinh ra, khổ sở hơn thế, khiến nhà cửamất vui, công việc xáo trộn, bạn bè khổ lây. Họ bị “rối loạn tinh thần trướckhi kinh ra” (premenstrual dysphoric disorder), nặng hơn so với “hội chứngtrước khi kinh ra”. Như vậy, “rối loạn tinh thần trước khi kinh ra” là mộtdạng bệnh nặng của “hội chứng trước khi kinh ra”. “Hội chứng trước khi kinh ra” và “rối loạn tinh thần trước khi kinh ra”hay bị các bác sĩ... bỏ quên, không nghĩ đến. Triệu chứng Trong vòng một hai tuần trước khi có kinh (thường nhất, 5-7 ngàytrước khi có kinh), người có “hội chứng trước khi kinh ra” hay “rối loạn tinhthần trước khi kinh ra” chịu những xáo trộn: - Cảm thấy sầu buồn, vô vọng, kém tự tín. - Tinh thần căng thẳng. - Buồn vui thất thường. - Dễ nóng giận, bẳn gắt. - Không còn ham thích những hoạt động hàng ngày. - Khó tập trung tư tưởng. - Mau mệt, năng lực sút giảm. - Khẩu vị thay đổi, ăn khỏe bất thường, hoặc đặc biệt thèm một thứcăn nào đó. - Khó ngủ hoặc ngược lại, ngủ nhiều. - Có cảm tưởng bị tràn ngập hoặc không thể tự kềm chế (sense ofbeing overwhelmed or out of control). - Có các triệu chứng thể chất: vú căng và đau, nhức đầu, đau khớp,bắp thịt, cảm giác người như căng phình (bloating), lên cân. Sự định bệnh dựa vào lời kể bệnh của bạn, cũng như những tiêu chuẩnđịnh bệnh kể trên. Hiện chưa có thử nghiệm nào có thể giúp ta chẩn đoánđược căn bệnh. Bạn có thể giúp bác sĩ định bệnh bằng cách hàng ngày, ghichép tỉ mỉ các triệu chứng của mình trong hai kỳ kinh nguyệt liên tiếp, vàcho bác sĩ biết đích xác những ngày nào mình không hề có triệu chứng,những ngày nào triệu chứng xuất hiện. Nguyên nhân Nguyên nhân đích thực gây “hội chứng trước khi kinh ra” hay “rốiloạn tinh thần trước khi kinh ra” chưa được hiểu rõ. Nhiều phụ nữ mangbệnh, nếu đột ngột mãn kinh sớm (dù chưa đến tuổi mãn kinh) do cắt buồngtrứng, hoặc vì dùng thuốc, các triệu chứng của họ thuyên giảm rất nhiều.Người ta nghi trong chu kỳ kinh nguyệt (menstrual cycle) của người phụ nữmang bệnh, hẳn có chỗ nào trục trặc, so với các phụ nữ khác. Một số yếu tố khiến triệu chứng dễ xảy ra. Đây là một hiện tượng chỉxảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt, nên chỉ các phụ nữ trong hạn tuổi còn sinhnở, có kinh đều, bệnh mới đến thăm. Theo một khảo cứu, bệnh nặng nhấtcho những phụ nữ trong khoảng tuổi 25 đến 35. Nhiều khảo cứu cho thấy có sự liên quan giữa “rối loạn tinh thầntrước khi kinh ra” và bệnh sầu buồn (depression). Đến 80% phụ nữ mangbệnh “rối loạn tinh thần trước khi kinh ra”, sau trong đời thế nào cũng có lúcsầu buồn. Ngược lại, nhiều người mang bệnh sầu buồn thấy bệnh trở nặnghơn vào lúc kinh sắp ra. Phụ nữ có người trong gia đình mang bệnh sầubuồn, hoặc chính mình từng sầu buồn sau khi sanh nở (postpartumdepression), cũng dễ bị “rối loạn tinh thần trước khi kinh ra”. Chữa trị Sự chữa trị gồm nhiều cách, tùy mức độ của căn bệnh. 1. Những cách chữa không dùng thuốc: Trong những trường hợp nhẹ, không đến đỗi nào, có lẽ chúng ta chưaphải dùng đến thuốc. Việc tiên liệu được trước, và đáp ứng một cách thíchđáng sẽ khiến các triệu chứng của căn bệnh nhẹ hơn rất nhiều. Ta làm chủtình hình, hơn để căn bệnh làm chủ, và làm khổ ta. Ông xã cùng các cháu, vàcả bằng hữu nữa, cần hiểu rõ về “hội chứng trước khi kinh ra” và căn bệnh“rối loạn tinh thần trước khi kinh ra”, để thông cảm với người phụ nữ, vànâng đỡ tinh thần họ vào những ngày khó ở. (Mỹ họ còn thành lập nhữngnhóm hỗ trợ các phụ nữ bị “rối loạn tinh thần trước khi kinh ra”, giúp ngườiphụ nữ có tài liệu để tìm hiểu về căn bệnh, đồng thời cung ứng hỗ trợ về mặttinh thần). Tuy chưa có bằng chứng nào cho thấy tại ăn uống thiếu thốn nên mớibị những triệu chứng như vậy trước lúc có kinh, song ăn uống thất thường,không đầy đủ có thể khiến các triệu chứng nặng thêm. Trong tuần lễ trướclúc có kinh, bạn nên giảm thiểu việc dùng cà-phê, rượu, các thức ăn chứanhiều mỡ, muối. Bạn nên dùng thực phẩm chứa chất đường phức hợp(complex carbohydrates, như cơm, bánh mì, ...), thay vì dùng nhiều chấtđường tinh nhuyễn (refined sugars). Một thực phẩm ít mỡ, nhiều rau trái,kiểu thực phẩm của các vị kiêng ăn thịt (high-fiber, low-f ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bệnh thường gặp chuẩn đoán bệnh kiến thức y học y học phổ thông dinh dưỡng y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 174 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 145 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 121 0 0 -
4 trang 100 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 97 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 75 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 75 0 0 -
2 trang 56 0 0
-
4 trang 49 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 48 0 0