Danh mục

Hội họp ở Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: docx      Dung lượng: 59.64 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Họp là một hình thức trong quản lý nhà nước. Các cơ quan nhà nước vì thế họp nhiều hơn các cơ sở tư nhân hay liên doanh. Họp là cần thiết vì ở Việt Nam đôi khi không họp không điều hành nổi. Nhưng họp nhiều lại là mặt trái của vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hội họp ở Việt Nam HỘI HỌP Ở VIỆT NAMHọp nhiều là biểu hiện yếu kém của lãnh đạoTTCT - Họp là một hình thức trong quản lý nhà nước. Các cơ quan nhà nước vì thế họp nhiều hơn các cơ sở tư nhân hay liên doanh.Họp là cần thiết vì ở VN đôi khi không họp không điều hành nổi. Nhưng họp nhiều lại là mặt trái của vấn đề.Tùy hình thức cơ quan, họp cần tần suất khác nhau. Cái khó là chúng ta chưa phân biệt rõ, chỉ ra nơi nào cần họp nhiều, nơi nào thừahành phải làm là chính, hạn chế họp. Như Chính phủ thì tôi nghĩ dứt khoát không nên một tháng chỉ họp một lần. Vì có biết bao điềucần kíp đòi hỏi Chính phủ - cơ quan hành chính đầu não của quốc gia - phải có biện pháp giải quyết ngay.Quay lại thời phong kiến, thiết triều là một hình thức họp của cơ quan hành chính tối cao. Thời đó vấn đề chưa nhiều mà người ta đãphải tổ chức hằng ngày để người lãnh đạo nắm được thông tin, điều hành, xử lý công việc. Chính phủ các nước họp nhiều nhưng cáccuộc họp rất ngắn, chỉ khoảng hai tiếng. Có thể họ tranh thủ đầu giờ sáng, xong ai nấy về cơ quan mình triển khai. Như vậy có lợihơn chúng ta dồn rất nhiều vấn đề vào một cuộc họp.Còn tại đa số các cơ quan cấp dưới không nhất thiết phải họp nhiều vì anh chỉ tham mưu. Lãnh đạo giao việc, cấp dưới thi hành,xong việc trình lên. Họp chỉ diễn ra khi cần trưng cầu ý kiến hay thống nhất để triển khai cho chuẩn. Nhưng vẫn họp triền miên là doông lãnh đạo không chuẩn bị tốt nội dung. Đến giờ, lãnh đạo cứ lên nói ào ào.Hiện có vị rất tài ở chỗ nói rất dài nhưng mọi thứ cứ chung chung, chẳng có thông tin gì, không sai không đúng. Câu chuyện vì thếhôm nay giống hôm qua. Rồi tình trạng nể nang trong các cuộc họp khiến vấn đề không được giải quyết, khi vấp lại phải họp. Thật rađấy không phải là họp vì họp để chỉ đạo, nắm thông tin rất thực chất, ngắn gọn và đó là kênh cấp trên kiểm tra cấp dưới hiệu quả.Môtip tiến hành họp ở VN cũng chưa tối ưu. Đầu tiên là lãnh đạo lên phát biểu một vài ý, quán triệt tinh thần. Sau đó một nhân vậtnào đó lên đọc lại, đôi khi là nguyên văn cái văn bản đã phát cho đại biểu. Rồi cuối cùng lại có lãnh đạo lên đọc văn bản chỉ đạo ynguyên văn bản đã phát. Anh đã đưa tài liệu cho người ta đọc rồi thì cần gì phải đọc lại nữa? Mà thời gian đó thường chiếm đến 30%thời gian cả cuộc họp, đôi khi còn hơn.Không đọc lại cái đã có trong văn bản sẽ buộc người đi họp phải nghiên cứu trước các tài liệu liên quan, tránh những câu hỏi ngâyngô. Theo tôi, chỉ nên đưa ra những vấn đề chưa thống nhất để bàn chứ cứ đọc tràn lan, rồi lại bàn những cái không cần bàn, thì cóvị được mời phát biểu sẽ cứ “thống nhất cao” đồng thời diễn giải cảm tưởng sẽ rất mất thời gian và không tác dụng. Vài vị như thế làhết giờ. Vì vậy, thu gọn được các khâu không cần thiết, đi thẳng vào vấn đề cần bàn, tôi nghĩ có thể giảm được 1/3 thời gian họp, haynói cách khác, giảm được 1/3 các cuộc họp.Người Việt có thói quen hay nhìn lên trên, xem cấp trên là tấm gương. Thấy cấp trên năng đi họp thì cấp dưới năng tổ chức thôi. Naynên thay đổi lại, nếu nhân hội nghị kỷ niệm mà các vị lãnh đạo chỉ gửi đi một thông điệp để chúc mừng thì việc đó rất cần. Còn nếuchỉ xuống bắt chân bắt tay rồi kéo nhau dự tiệc thì không nên.Theo tôi, lỗi do ta chưa phân biệt được giữa hoạt động chính trị và hoạt động hành chính. Từ hàm Bộ trưởng trở lên là chính khách.Đáng ra ông ấy phải ngồi để nghiên cứu, tìm tòi, để nghĩ ra chiến lược, làm sao thực hiện tốt chiến lược đó. Đấy mới là nhà chính trị.Họ cũng chỉ nên dự các cuộc họp có tầm chiến lược hoặc tạo dựng, triển khai chiến lược đó. Nhưng ở ta vẫn chưa phân định rõnhiệm vụ hành chính và nhiệm vụ chính trị. Nên mới thấy các quan chức rất bận rộn. Đó là bận ảo, bận cái của người khác. Bộtrưởng ở ta có quá nhiều việc, từ tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ các cục, vụ chức năng, rồi cả bổ nhiệm anh A, chị B, thậm chícả kỷ luật, nâng lương ai đó...Có cuộc họp họ tổ chức để cảm ơn nhau nhưng theo tôi phong bì không phải nguyên nhân, nó đã chuyển thành điều kiện. Muốn giảmđiều ấy, có thể nói là làm được, nhưng phải thay đổi nền công vụ, bắt đầu từ việc làm luật. Phải luật hóa, chi tiết hóa trách nhiệm.Nền hành chính phải chuyên nghiệp, áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý, minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước.Khi nền hành chính như thế thì mới giảm được họp cũng như các tệ nhũng nhiễu khác. Người ta sợ bộ trưởng vì bộ trưởng, bằngquyền lực chức vụ, có thể làm thay đổi quyết định chuyên môn của anh chuyên viên. Phải tiến đến người làm chuyên môn có thẩmquyền chuyên môn mà không ai có thể can thiệp được, như nhà báo có quyền nói sự thật, giáo viên coi thi có quyền chấm thi đúng,cảnh sát giao thông có quyền phạt bất cứ ai vi phạm, dù người đó là vị nào.Ai làm việc nấy tự nhiên họp sẽ giảm, cơ hội cho tham nhũng sẽ ít đi.Cơ hội cho tham nhũng sẽ ít đi. Làm quan khi ấy cũng chỉ là mộtnghề như bao nghề khác, chứ không phải là nơi đầy quyền lực gắn với ...

Tài liệu được xem nhiều: