Hư Trương Thanh Thế Để Tạo Áp Lực
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 184.90 KB
Lượt xem: 22
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đối với những người do dự không quyết, bạn có thể lợi dụng tâm lý không hiểu rõ chân tướng của sự việc để nói quá lên, hư trương thanh thế, làm cho sự việc nghiêm trọng hơn, gây cho họ một kiểu tâm lý sợ hãi. Một khi họ đã có tâm lí sợ hãi rồi thì bạn sẽ không khó để thay đổi hành vi và thái độ của họ. Thông thường việc tạo ra tâm lý sợ hãi có thể thúc đẩy con người thay đổi thái độ. Phần lớn các thực nghiệm đã kiểm chứng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hư Trương Thanh Thế Để Tạo Áp Lực Hư Trương Thanh Thế Để Tạo Áp Lực Đối với những người do dự không quyết, bạn có thể lợi dụng tâm lý không hiểu rõ chân tướng của sự việc để nói quá lên, hư trương thanh thế, làm cho sự việc nghiêm trọng hơn, gây cho họ một kiểu tâm lý sợ hãi. Một khi họ đã có tâm lí sợ hãi rồi thì bạn sẽ không khó để thay đổi hành vi và thái độ của họ. Thông thường việc tạo ra tâm lý sợ hãi có thể thúc đẩy con người thay đổi thái độ. Phần lớn các thực nghiệm đã kiểm chứng điều này. Ví dụ nhà tâm lý học của Mĩ là Lilienthal đã lấy những sinh viên làm đối tượng kiểm tra, và tuyên truyền về tính quan trọng của việc tiêm phòng chống uốn ván. Ông miêu tả triệu chứng là quá trình phát bệnh của bệnh uốn ván đối với nhóm sinh viên A, khiến cho nhóm sinh viên này hình thành tâm lý sợ hãi cao độ; đối với nhóm B thì chỉ làm cho họ hình thành tâm lý sợ hãi ở mức vừa; đối với nhóm C chỉ tạo ra tâm lý tiêm phòng không, đồng thời ghi lại số người đi tiêm phòng trong số họ tại trạm y tế của trường. Kết quả cho thấy dù là đồng ý tiêm phòng ngay hay sau này mới đi tiêm phòng thì số người thuộc nhóm vô cùng sợ hãi luôn chiếm số đông. Lilienthal còn dùng thực nghiệm để chứng minh rằng cùng lúc tạo ra tâm lý sợ hãi, nếu đưa ra các phương pháp cụ thể để chuyển biến thái độ, thay đổi hành vi, thì người được thực nghiệm càng dễ đàng thay đổi hành vi và thái độ. Ông vẫn chia đối tượng được thực nghiệm ra làm ba nhóm: đối với nhóm A, cùng với việc tạo ra tâm lí sợ hãi cao độ, còn cung cấp các thông tin cụ thể về địa điểm, thời gian làm việc, thủ tục tiêm phòng của trạm y tế, đối với nhóm B, chỉ tạo ra tâm lý vô cùng sợ hãi nhưng không hướng dẫn cụ thể về phương thức và phương pháp hành động, đối với nhóm C, tuy có hướng dẫn về hành vi và phương pháp cụ thể, nhưng không gây ra tâm lý sợ hãi cho họ. Kết quả cho thấy, số lượng nhóm A thực tế đi tiêm phòng chiếm 28%, nhóm B chiếm 3%, nhóm C không có người nào đi tiêm cả. Từ đó có thể thấy rằng chỉ đơn thuần là sự sợ hãi, khiếp sợ cũng chưa chắc có thể làm cho thái độ và hành vi tiếp sau của con người có sự chuyển biến thực tế, thậm chí đôi khi sợ hãi quá mức có thể làm cho con người né tránh thông tin, phủ nhận khả năng xảy ra đối với bản thân mình của thực tế này. Đồng thời thực nghiệm này còn cho thấy rằng, nếu không tạo ra sự sợ hãi mà chỉ hướng dẫn về phương thức và phương pháp thì việc muốn đối phương thay đổi thái độ và hành vi sẽ bị thiếu động lực. Do vậy, nếu muốn đối phương thay đổi thái độ và hành vi thì một mặt phải tạo ra tâm lý sợ hãi cho họ; mặt khác, phải có sự hướng dẫn về phương thức và phương pháp hành động cụ thể, hai mặt này luôn luôn bổ trợ cho nhau và không thể thiếu một được. Nguyên lý tâm lý này nếu được vận dụng khéo léo trong nghệ thuật nói chuyện thì thông thường đều sẽ làm cho người khuyên bảo đạt được mục đích khuyên bảo của mình. Trương Nghi thời Chiến Quốc có thể nói là rất thông hiểu nguyên lý tâm lý này, phương pháp nói chuyện hư trương thanh thế, lúc thì uy hiếp đe doạ, lúc lại đưa ra lối thoát là phương hướng, có thể nói là vận dụng rất thành công. Những kẻ đế vương ngạo mạn thường bị ông ta làm cho sợ hãi bất an, nhất nhất nghe theo những “kiến nghị “ của ông ta. Trương Nghi khéo léo phá kế hợp tung Trương Nghi là một nhà chu du nổi tiếng trong thời Chiến Quốc, đã từng cùng với Tô Tần theo học Nguỵ Cốc Tử. Khác với chủ trương hợp tung của Tô Tần, Trương Nghi chủ trương liên hoành, tức là làm cho nước Tần áp dụng chiến lược liên hợp theo chiều ngang phân hoá và phá hoại kế hợp tung của sáu nước Quan Đông. Do vậy, trong thời gian đi đến sáu nước ở phía Đông, đến khắp nơi để du thuyết, ông đều dùng tài ăn nói xuất sắc của mình để thuyết phục vua các nước chư hầu, khiến cho họ thi nhau ký kết minh ước với nước Tần. Xin các bạn hãy xem Trương Nghi đã du thuyết sáu nước như thế nào: Đầu tiên, Trương Nghi đến nước Sở sau khi gặp phải một chút thăng trầm, ông đã tuyên truyền chiến lược liên hoành của mình với Sở vương. Trương Nghi nói: “Nước Tần chiếm một nửa thiên hạ, địa thế hiểm yếu, dễ thủ khó công; sỹ tốt có hàng trăm vạn, chiến xa hàng trăm chiếc, chiến mã hàng vạn con, dũng khí bừng bừng, vua thì uy nghiêm lại sáng suốt, tướng soái mưu trí dũng cảm, nếu xuất binh, ai không phục tùng thì kẻ đó sẽ bị diệt vong. Những nước hợp tung muốn tiến đánh nước Tần kia chẳng khác nào lũ dê đấu với hổ, hoàn toàn không phải là đối thủ. Bây giờ, đại vương không đứng về phía hổ mà lại đứng về phía lũ dê kia, ta cho rằng đây là lỗi của đại vương.“ “Những nước mạnh trong thiên hạ không ngoài hai nước Tần và Sở, bây giờ nếu hai nước giao binh thì không thể hoà được. Nếu đại vương không giao hảo với Tần, Tần xuất binh chiếm Nghi Dương, nước Hàn sẽ mất đi quyền kiểm soát vùng biên cương phía bắc, Tần xuất quân chiếm lĩnh Hà Đông và thành cao, nước Hàn chỉ có thể xưng thần với nước Tần thôi. Thế lực nước Nguỵ cô lập, cũng sẽ giẫm vào vết chân của nước Hàn. Đến lúc đó, Tần tấn công ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hư Trương Thanh Thế Để Tạo Áp Lực Hư Trương Thanh Thế Để Tạo Áp Lực Đối với những người do dự không quyết, bạn có thể lợi dụng tâm lý không hiểu rõ chân tướng của sự việc để nói quá lên, hư trương thanh thế, làm cho sự việc nghiêm trọng hơn, gây cho họ một kiểu tâm lý sợ hãi. Một khi họ đã có tâm lí sợ hãi rồi thì bạn sẽ không khó để thay đổi hành vi và thái độ của họ. Thông thường việc tạo ra tâm lý sợ hãi có thể thúc đẩy con người thay đổi thái độ. Phần lớn các thực nghiệm đã kiểm chứng điều này. Ví dụ nhà tâm lý học của Mĩ là Lilienthal đã lấy những sinh viên làm đối tượng kiểm tra, và tuyên truyền về tính quan trọng của việc tiêm phòng chống uốn ván. Ông miêu tả triệu chứng là quá trình phát bệnh của bệnh uốn ván đối với nhóm sinh viên A, khiến cho nhóm sinh viên này hình thành tâm lý sợ hãi cao độ; đối với nhóm B thì chỉ làm cho họ hình thành tâm lý sợ hãi ở mức vừa; đối với nhóm C chỉ tạo ra tâm lý tiêm phòng không, đồng thời ghi lại số người đi tiêm phòng trong số họ tại trạm y tế của trường. Kết quả cho thấy dù là đồng ý tiêm phòng ngay hay sau này mới đi tiêm phòng thì số người thuộc nhóm vô cùng sợ hãi luôn chiếm số đông. Lilienthal còn dùng thực nghiệm để chứng minh rằng cùng lúc tạo ra tâm lý sợ hãi, nếu đưa ra các phương pháp cụ thể để chuyển biến thái độ, thay đổi hành vi, thì người được thực nghiệm càng dễ đàng thay đổi hành vi và thái độ. Ông vẫn chia đối tượng được thực nghiệm ra làm ba nhóm: đối với nhóm A, cùng với việc tạo ra tâm lí sợ hãi cao độ, còn cung cấp các thông tin cụ thể về địa điểm, thời gian làm việc, thủ tục tiêm phòng của trạm y tế, đối với nhóm B, chỉ tạo ra tâm lý vô cùng sợ hãi nhưng không hướng dẫn cụ thể về phương thức và phương pháp hành động, đối với nhóm C, tuy có hướng dẫn về hành vi và phương pháp cụ thể, nhưng không gây ra tâm lý sợ hãi cho họ. Kết quả cho thấy, số lượng nhóm A thực tế đi tiêm phòng chiếm 28%, nhóm B chiếm 3%, nhóm C không có người nào đi tiêm cả. Từ đó có thể thấy rằng chỉ đơn thuần là sự sợ hãi, khiếp sợ cũng chưa chắc có thể làm cho thái độ và hành vi tiếp sau của con người có sự chuyển biến thực tế, thậm chí đôi khi sợ hãi quá mức có thể làm cho con người né tránh thông tin, phủ nhận khả năng xảy ra đối với bản thân mình của thực tế này. Đồng thời thực nghiệm này còn cho thấy rằng, nếu không tạo ra sự sợ hãi mà chỉ hướng dẫn về phương thức và phương pháp thì việc muốn đối phương thay đổi thái độ và hành vi sẽ bị thiếu động lực. Do vậy, nếu muốn đối phương thay đổi thái độ và hành vi thì một mặt phải tạo ra tâm lý sợ hãi cho họ; mặt khác, phải có sự hướng dẫn về phương thức và phương pháp hành động cụ thể, hai mặt này luôn luôn bổ trợ cho nhau và không thể thiếu một được. Nguyên lý tâm lý này nếu được vận dụng khéo léo trong nghệ thuật nói chuyện thì thông thường đều sẽ làm cho người khuyên bảo đạt được mục đích khuyên bảo của mình. Trương Nghi thời Chiến Quốc có thể nói là rất thông hiểu nguyên lý tâm lý này, phương pháp nói chuyện hư trương thanh thế, lúc thì uy hiếp đe doạ, lúc lại đưa ra lối thoát là phương hướng, có thể nói là vận dụng rất thành công. Những kẻ đế vương ngạo mạn thường bị ông ta làm cho sợ hãi bất an, nhất nhất nghe theo những “kiến nghị “ của ông ta. Trương Nghi khéo léo phá kế hợp tung Trương Nghi là một nhà chu du nổi tiếng trong thời Chiến Quốc, đã từng cùng với Tô Tần theo học Nguỵ Cốc Tử. Khác với chủ trương hợp tung của Tô Tần, Trương Nghi chủ trương liên hoành, tức là làm cho nước Tần áp dụng chiến lược liên hợp theo chiều ngang phân hoá và phá hoại kế hợp tung của sáu nước Quan Đông. Do vậy, trong thời gian đi đến sáu nước ở phía Đông, đến khắp nơi để du thuyết, ông đều dùng tài ăn nói xuất sắc của mình để thuyết phục vua các nước chư hầu, khiến cho họ thi nhau ký kết minh ước với nước Tần. Xin các bạn hãy xem Trương Nghi đã du thuyết sáu nước như thế nào: Đầu tiên, Trương Nghi đến nước Sở sau khi gặp phải một chút thăng trầm, ông đã tuyên truyền chiến lược liên hoành của mình với Sở vương. Trương Nghi nói: “Nước Tần chiếm một nửa thiên hạ, địa thế hiểm yếu, dễ thủ khó công; sỹ tốt có hàng trăm vạn, chiến xa hàng trăm chiếc, chiến mã hàng vạn con, dũng khí bừng bừng, vua thì uy nghiêm lại sáng suốt, tướng soái mưu trí dũng cảm, nếu xuất binh, ai không phục tùng thì kẻ đó sẽ bị diệt vong. Những nước hợp tung muốn tiến đánh nước Tần kia chẳng khác nào lũ dê đấu với hổ, hoàn toàn không phải là đối thủ. Bây giờ, đại vương không đứng về phía hổ mà lại đứng về phía lũ dê kia, ta cho rằng đây là lỗi của đại vương.“ “Những nước mạnh trong thiên hạ không ngoài hai nước Tần và Sở, bây giờ nếu hai nước giao binh thì không thể hoà được. Nếu đại vương không giao hảo với Tần, Tần xuất binh chiếm Nghi Dương, nước Hàn sẽ mất đi quyền kiểm soát vùng biên cương phía bắc, Tần xuất quân chiếm lĩnh Hà Đông và thành cao, nước Hàn chỉ có thể xưng thần với nước Tần thôi. Thế lực nước Nguỵ cô lập, cũng sẽ giẫm vào vết chân của nước Hàn. Đến lúc đó, Tần tấn công ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạo áp lực thuật giao tiếp nghệ thuật nói chuyện bí quyết giao tiếp kỹ năng giao tiếpTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 759 13 0 -
Bài 13B. CÁC KỸ NĂNG THAM VẤN - 042011
101 trang 465 0 0 -
30 trang 443 1 0
-
3 trang 397 3 0
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
10 trang 314 0 0 -
Một số yêu cầu đặt ra đối với giảng dạy bậc đại học theo đường hướng giảng dạy phát triển kĩ năng
6 trang 277 0 0 -
3 trang 263 0 0
-
Tài liệu hướng dẫn thực hiện kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ y tế
115 trang 251 0 0 -
44 trang 236 0 0
-
75 trang 208 0 0
Tài liệu mới:
-
Google Sandbox và Phương pháp kiểm tra
4 trang 0 0 0 -
Bài giảng Autocad 2D: Dùng cho phiên bản Autocad 2018 – KS. Nguyễn Văn Huy
229 trang 0 0 0 -
125 trang 0 0 0
-
129 trang 0 0 0
-
69 trang 0 0 0
-
33 trang 0 0 0
-
Luận văn Thông báo kết quả học tập của học sinh qua điện thoại
115 trang 0 0 0 -
127 trang 0 0 0
-
107 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành, HCM
8 trang 0 0 0