Danh mục

Hướng dẫn canh tác trên đất dốc: Phần 2

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.11 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (39 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của Tài liệu Kỹ thuật canh tác trên đất dốc tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc những nội dung về cây trồng trong mô hình canh tác nông lâm kết hợp, kỹ thuật gây trồng một số loài cây lâm nghiệp trong hệ thống canh tác nông lâm kết hợp. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn canh tác trên đất dốc: Phần 2 Chương III CÂY TRỒNG TRONG MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG LÂM KẾT HỢP 1. Nguyên tắc 1.1. Đảm bảo mục đích gây trồng Căn cứ vào giá trị sử dụng của từng loài cây để lựa chọn. Có rất nhiều loài cây có thể đáp ứng được cùng một mục tiêu thì phải chọn lấy cây có giá trị sử dụng nhiều nhất. Cần chọn cây nào vừa có giá trị sử dụng cao cho mục đích chính vừa có thể kết hợp có lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. 1.2. Phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nơi trồng Nên dựa trên nguyên tắc đất nào cây ấy tức là căn cứ vào đặc tính sinh thái cây trồng, đặc điểm đất đai tốt hay xấu, dày hay mỏng, chua hay kiềm và khí hậu nóng hay rét, mưa nhiều hay ít vào lúc nào...để chọn cây. Khi có nhiều loài cây đều đòi hỏi một loại đất như nhau thì dành đất đó cho loài cây nào có giá trị sử dụng cao nhất. Khi cây chỉ mọc tốt trên đất không chua và cũng không kiềm quá như tếch, keo dậu, mía, bông, không thể chọn cây đó để trồng ở đất chua hoặc kiềm quá được... Khi cây chỉ mọc tốt ở xứ rét, vùng núi cao như pơmu, sa mộc, mận, đào không thể đem trồng ở vùng núi thấp quanh năm nắng nóng. 1.3. Có khả năng sản xuất hàng hoá cho năng suất cao và đạt hiệu quả kinh tế lớn hơn Phải chọn những cây có năng lực sinh trưởng mạnh mẽ và có khả năng chống chịu thiên tai, sâu bệnh, đảm bảo được năng suất, hiệu quả tốt trong nhiều tình huống, đặc biệt là có thể sản xuất hàng hoá, có nơi tiêu thụ. Ngô và sắn đều là cây lương thực có thể trồng trên nương dốc, nhưng ngô có thể trồng được 2 - 3 vụ và cho năng suất cao nên nhiều nơi ở vùng núi không trồng sắn mà chỉ trồng ngô. Nhiều cây ăn quả ở miền Nam như bơ, dứa, chôm chôm và cây điều trồng tốt trên đất xám nhưng cây điều ưa sáng có năng lực sinh trưởng tốt trên đất nghèo xấu và khô hơn, hạt lại có giá trị xuất khẩu cao, nhiều nơi ở Đồng Nai, Sông Bé, Bình Thuận đã phát triển trồng điều thay cho cây ăn quả. Cây bạch đàn trắng petpho và cây bạch đàn trắng Phú Khánh đều trồng được trên đất đồi trọc Đồng Nai để lấy gỗ cung cấp nguyên liệu giấy nhưng bạch đàn petpho mấy năm đầu thì mọc tốt về sau lại bị nấm hại lá nên sinh trưởng kém, do vậy ở vùng này nhiều nơi chọn trồng bạch đàn Phú Khánh, tuy mấy năm đầu sinh trưởng kém, nhưng những năm sau mọc nhanh và không bị sâu bệnh cho năng suất cao hơn và cũng có khả năng sản xuất hàng hoá tốt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 53 1.4. Có nguồn gốc giống tốt hoặc có khả năng giải quyết được nguồn giống đủ về số lượng và có chất lượng Nên chọn cây trồng có nguồn gốc giống được rõ ràng và đã được thử nghiệm. Ưu tiên chọn các loại cây trồng tạo giống bằng phương pháp tiên tiến (mô, hom) để phát huy tính ưu trội của cây trồng. 1.5. Nguyên tắc chọn cây trồng cho hệ thống nông lâm kết hợp Muốn sử dụng đất tổng hợp và bền vững, ngoài việc phải ứng dụng 4 nguyên tắc chọn cây trồng nói trên, còn phải chú ý thêm 2 nguyên tắc sau đây: (1) Có tác dụng hỗ trợ nhau: Cây này không lấn át, che bóng, cạnh tranh nước và dinh dưỡng hoặc tiết ra những chất độc, có mầm mống sâu bệnh có thể gây hại cho cây kia. Khi tận dụng đất giữa hai hàng cây chính để trồng cây lương thực thực phẩm ngắn ngày hay cây phù trợ, nhất là trong mấy năm đầu, không chọn cây mọc nhanh, tán rộng che mất ánh sáng đối với cây chính. Khi trồng cây làm hàng rào bao quanh bảo vệ một vườn quả, không trồng các loại cây mọc nhanh, tán rậm sẽ tạo bóng râm làm kìm hãm sinh trưởng của cây ăn quả. Cũng không chọn trồng những băng cây như tre luồng có bộ rễ phát triển nhanh ở tầng mặt, hút nhiều nước và chất dinh dưỡng ở giữa các nương lúa, ngô mà cần chọn cây bụi họ đậu có tác dụng cố định đạm kết hợp với cây rừng mọc nhanh như tống quán sủ, bạch đàn để cản dòng chảy để bảo vệ đất; (2) Nắm vững kỹ thuật hoặc đã có kinh nghiệm gây trồng. Nhiều cây trồng có giá trị, rất quý và hiếm nhưng không có những hiểu biết đầy đủ về đặc tính của cây, chưa có kỹ thuật hay kinh nghiệm gây trồng cần được nghiên cứu tìm hiểu kỹ và nắm chắc mới đưa vào gây trồng. 2. Phân loại cây trồng Để chọn được đúng loài cây trồng nhằm mục đích sử dụng đất tổng hợp và bền vững, người ta thường phân loại cây trồng theo 4 yếu tố sau: giá trị sử dụng chủ yếu; vùng phân bố chính; thời gian sinh sống của một đời cây (tuổi thọ); đặc tính và yêu cầu sinh thái của cây. 2.1. Phân loại theo giá trị sử dụng chủ yếu Có 3 nhóm chính là: cây cho gỗ, cây cho sản phẩm không phải gỗ và cây phù trợ. 2.1.1. Nhóm cây cho gỗ Nhóm cây cho gỗ thường là những cây sống lâu năm, nhanh nhất cũng phải 4-5 năm mới có thể thu hoạch được gỗ. Gỗ cũng có nhiều loại như gỗ lớn để xây dựng cầu cống, nhà cửa, đóng tàu thuyền, làm đồ mộc...và gỗ nhỏ để làm bột giấy, gỗ dán, trụ mỏ, củi đun... Cây cho gỗ lớn là những cây to, cao và tuổi thọ của cây lớn, cây sinh trưởng và phát triển chậm nên phải chờ ít nhất 40-50 năm mới cho sản phẩm, nhưng thường là những cây cho các loại gỗ có giá trị đặc biệt và có tác dụng bảo vệ môi trường lâu dài. Thuộc nhóm này thường có nhiều loài cây như: Lim, gụ, trắc, cẩm lai, sao đen, dầu rái, vên vên...Đáng chú ý nhất là những cây đã được trồng phân tán hoặc tập trung có kết quả tốt, có thể chọn để gây trồng trong các mô hình sử dụng đất để làm gỗ xây dựng như long não, huỷnh, sao đen.., làm đồ mộc như lát, muồng đen. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 54 Cây cho gỗ nhỏ thường mọc nhanh hơn nên chỉ cần từ 5-10 năm hoặc chậm nhất là 20 năm đã có thể khai thác để sử dụng. Tuy nhiên gỗ loại này thường không bền nên giá bán sẽ thấp hơn giá bán của các loại gỗ lớn. Ngoài ra tác dụng cải tạo bảo vệ môi trường của các loài cây này cũng bị hạn chế hơn, nhất là khi trồng thuần loài và tập trung trên quy mô lớn. Hay gặp nhất trong nhóm này ...

Tài liệu được xem nhiều: