Danh mục

Hướng dẫn giải bài tập quản trị tài chính

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 133.50 KB      Lượt xem: 43      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu Hướng dẫn giải bài tập quản trị tài chính sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các môn học quản trị tài chính cùng những hướng dẫn giải bài tập với những dạng cụ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn giải bài tập quản trị tài chính PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Dạng 1: Quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp  Đầu tư của doanh nghiệp là: việc chi một khoản tiền nhằm đem lại lợi ích trong tương lai.  Đầu tư cho máy móc, thiết bị, nhà xưởng, sản phẩm, hệ thống, chương trình. “ Nghiên cứu về lập dự án đầu tư với giả thiết rủi ro là không đổi” 1. Dự tính luồng tiền hoạt động tăng thêm sau thuế của dự án • Nguyên tắc xác định luồng tiền - Tiền luôn được xác định sau thuế - Phân tích tình huống khi có và không có dự án đầu tư và tất cả các chi phí và lợi ích có liên quan đến phải được tính tới ( kể cả chi phí cơ hội) - Chú ý có 2 nhân tố tác động:  Phương pháp khấu hao (chi phí khấu hao càng lớn thì càng làm giảm số thuế công ty phải nộp)  Giá bán (hay còn gọi là giá trị thu hồi của tài sản khấu hao) Giá bán > giá trị còn lại  DN phải nộp thuế Giá bán > cơ sở khấu hao  DN bị đánh thuế theo mức lãi trên vốn Giá bán < giá trị còn lại  lỗ, DN được khấu trừ thuế 2. Xác định luồng tiền tăng thêm Luồng tiền được chia thành 3 nhóm - Nhóm 1: Luồng tiền ra ban đầu (tiền đầu tư ban đầu) Luồng tiền ra ban đầu bao gồm: Giá trị của các tài sản mới (Giá mua) (1) Chi phí lắp đặt, vận chuyển…(2) Mức tăng (giảm) của vốn lưu động thuần (3) Tiền thuần thu được từ bán tài sản cũ nếu là dạng đầu tư thay thế (4) Thuế (tiết kiệm thuế) từ việc bán tài sản cũ nếu là dạng đầu tư thay thế (5) Công thức: T ra ban đầu = (1) + (2) +/- (3) – (4) +/- (5) - Nhóm 2: Luồng tiền thuần tăng thêm trong kỳ Luồng tiền này bao gồm: Doanh thu hoạt động thuần tăng lên (giảm đi) trừ (cộng) bất kỳ khoản chi phí hoạt động thuần nào tăng lên (giảm đi), không kể khấu hao (1) Khoản tăng lên (giảm đi) thuần của khấu hao (2) = Thay đổi thuần của thu nhập trước thuế (3) Tăng (giảm) thuần về thuế (4) = Thay đổi thuần của thu nhập sau thuế (5) Tăng (giảm) thuần của khấu hao (6) Tăng (giảm) thuần về vốn lưu động (nếu có) (7) = Luồng tiền thuần tăng thêm trong kỳ - Nhóm 3: Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ = luồng tiền tăng lên trong kỳ ở năm cuối của tài s ản mới +/- Giá trị thu hồi cuối cùng của các tài sản mới +/- Thuế (tiết kiệm thuế) do bán tài sản hoặc thanh lý tài sản mới +/- Tăng (giảm) của vốn lưu động thuần 3. Phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư Có 4 phương pháp dựng để đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư Chúng ta sẽ sử dụng một ví dụ minh họa như sau: • Phương pháp kỳ thu hồi vốn (PBP) Ý nghĩa: Phương pháp này cho chúng ta biết thời gian (số năm) cần thiết để thu hồi đ ược s ố vốn đầu tư ban đầu trên cơ sở luồng tiền dự tính của dự án. Cách tính: Ta lập bảng thời gian thu hồi vốn (đv: 1000 đ) Số tiền đầu tư ban đầu là 100.000 Năm Luồng tiền thuần thu Luồng tiền tích lũy được 1 35.000 35.000 2 37.000 72.000 3 40.000 112.000 Ta thấy ở năm thứ 3, số tiền tích lũy được là 112.000 đã vượt quá số tiền đầu tư ban đầu là 100.000. Như vậy, thời gian thu hồi hết vốn đầu tư ban đầu phải nhỏ hơn 3 năm. Vậy thời gian thu hồi vốn là: T = 3 - (112.000 – 100.000)/40.000 hoặc T = 2 + (100.000 – 72.000)/ 40.000 Tiêu chuẩn áp dụng: Thời gian thu hồi hết vốn đầu tư < thời gian đòi hỏi: dự án được chấp nhận Thời gian thu hồi hết vốn đầu tư > thời gian đòi hỏi: dự án không được chấp nhận. Hạn chế: - Không chú ý tới luồng tiền nảy sinh khi hết hạn của kỳ thu tiền  không được coi được coi là thước đo khả năng sinh lợi. - Bỏ qua khái niệm của tiền theo thời gian ( không quan tâm đến thời điểm phát sinh của luồng tiền) - Kỳ thu hồi vốn là một lựa chọn mang tính chủ quan. • Phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR) Khái niệm: IRR là tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của luồng tiền thuần kỳ vọng trong tương lai (CF) với luồng tiền ra ban đầu (ICO). Công thức: ICO = CF1 / (1+IRR)1 + CF2 / (1+IRR)2 + … + CFn / (1+IRR)n Cách tính: Với luồng tiền thuần đã xác định được qua các năm ta ước lượng một tỷ lệ chiết khấu phù hợp là i1 và i2. Khi đó ta có bảng tính sau: Bảng 1: Năm Luồng tiền thuần PVIF tại mức i1 Giá trị hiện tại (P1) 1 2 I1 thỏa mãn: Tổng giá trị hiện tại tại mức i1 > Luồng tiền ra ban đầu (vốn đầu tư) Bảng 2: Năm Luồng tiền thuần PVIF tại mức i2 Giá trị hiện tại (P2) 1 2 I2 thỏa mãn: Tổng giá trị hiện tại tại mức i2 < Luồng tiền ra ban đầu (vốn đầu tư) Từ việc xác định i1 và i2 như trên, ta nhận thấy tỷ lệ chiết khấu phải nằm trong khoảng (i1 , i2 ) Ta dựng công thức để xác định tỷ lệ chiết khấu chính xác: X/ i2 - i1 = P1 – P0 / P1 – P2 Sau khi tính được X thì tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR là: IRR = i1 + X Chú ý: Khi luồng tiền thuần là một dãy đồng nhất (Lu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: