Danh mục

Hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh Đại học môn hóa năm 2011

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.46 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh đại học môn hóa năm 2011, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn giải đề thi tuyển sinh Đại học môn hóa năm 2011Bài giải của ThS. Hoàng Thị Thùy Dương – ĐH Đồng Tháp HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Mã đề 153I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)Câu 1: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kếtthúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam.Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn các tính chất trên làA. 5 . B. 2 . C. 4 . D. 6 .Hướng dẫn: nX : nNaOH = 1:2 → X là este của phenol.nH2O = nX = 0,15mol → mX = 29,7 – 12 + 0,15.18 = 20,4gam → MX = 136→ X là CH3COO-C6H5 (1 đồng phân) và HCOO-C6H4-CH3 (3 đồng phân o-, m-, p-) → Đáp án C.Câu 2: Dãy gồm các chất (hoặc dung dịch) đều phản ứng được với dung dịch FeCl2 là:A. Bột Mg, dung dịch BaCl2, dung dịch HNO3. B. Khí Cl2, dung dịch Na2CO3, dung dịch HCl.C. Bột Mg, dung dịch NaNO3, dung dịch HCl. D. Khí Cl2, dung dịch Na2S, dung dịch HNO3.Hướng dẫn: Dễ dàng chọn được đáp án D. Loại A do BaCl2 không phản ứng; Loại B,C do NaNO3, HCl không phản ứngCâu 3: Cho sơ đồ phản ứng: xt, t o X + O2 → Axit caboxylic Y1. (1) xt, t o X + H2 → Ancol Y2. (2) xt, t →o Y1 + Y2 ← Y3 + H2O. (3)Biết Y3 có công thức phân tử C6H10O2. Tên gọi của X là:A. anđehit acrylic. B. anđehit propionic. C. anđehit metacrylic. D. anđehit axetic.Hướng dẫn: Đáp án A.Từ X chuyển thành Y1, Y2 không thay đổi SNT(C) → X là anđehit có 3C → Loại C, DDo Y3 là este đơn chức nhưng có độ bội = 2 → gốc hiđrocacbon có liên kết π → Loại B.Câu 4: Thực hiện các thí nghiệm sau:(a) Nung NH4NO3 rắn. (b) Đun nóng NaCl tinh thể với dung dịch H2SO4 (đặc).(c) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaHCO3. (d) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 (dư).(e) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (g) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.(h) Cho PbS vào dung dịch HCl (loãng). (i) Cho Na2SO3 vào dung dịch H2SO4 (dư), đun nóng.Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 4 . B. 6 . C. 5 . D. 2 .Hướng dẫn: Đáp án C. (Bao gồm các phản ứng a, b, c, g, i)Câu 5: Cho các phản ứng: (a) Sn + HCl (loãng)  → (b) FeS + H2SO4 (loãng)  → to → to → (c) MnO2 + HCl (đặc)  (d) Cu + H2SO4 (đặc)  (e) Al + H2SO4 (loãng)  → (g) FeSO4 + KMnO4 + H2SO4  →Số phản ứng mà H của axit đóng vai trò chất oxi hoá là + A. 3 . B. 5 . C. 2 . D. 6 .Hướng dẫn: Đáp án C. (Bao gồm các phản ứng a, e)Câu 6: Hỗn hợp M gồm một anđehit và một ankin (có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn x molhỗn hợp M, thu được 3x mol CO2 và 1,8x mol H2O. Phần trăm số mol của anđehit trong hỗn hợp M là: A. 30%. B. 40%. C. 50%. D. 20%.Hướng dẫn: nCO2/nM = 3 → SNT(C) = 3. Công thức chung của M là C3H3,6Ox → Độ bội trung bình = 2,2.→ Ankin là CH≡C-CH3 và anđehit là CH≡C-CH=O. Xác định % được theo đường chéo → Đáp án D.Bài giải của ThS. Hoàng Thị Thùy Dương – ĐH Đồng ThápCâu 7: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là: A. Na, K, Ca. B. Na, K, Ba. C. Li, Na, Mg. D. Mg, Ca, Ba.Hướng dẫn: Tinh thể lập phương tâm khối đặc trưng cho kim loại kiềm và các kim loại kiềm thổ ởchu kỳ lớn (Ba, Ra...) → Dễ dàng loại bỏ các đáp án có Mg, Ca → Đáp án B.Câu 8: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm m gam Al và 4,56 gam Cr2O3 (trong điều kiệnkhông có O2), sau khi phản ứng kết thúc, thu được hỗn hợp X. Cho toàn bộ X vào một lượng dư dungdịch HCl (loãng, nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,016 lít H2 (đktc). Còn nếucho toàn bộ X vào một lượng dư dung dịch NaOH (đặc, nóng), sau khi các phản ứng kết thúc thì sốmol NaOH đã phản ứng là A. 0,14 mol. B. 0,08 mol. C. 0,16 mol. D. 0,06 mol.Hướng dẫn: nCr2O3 = 0,03 mol; nH2 = 0,09mol → X gồm 0,06 mol Cr; 0,03 mol Al2O3 và 0,02 mol Al.Do Cr không phản ứng với NaOH → nNaOH = nAl + 2.nAl2O3 = 0,02 + 2.0,03 = 0,08 mol → Đáp án B.Nhận xét: Câu này hay, vì một số bạn sẽ nhầm với đáp án A, do nghĩ Cr tác dụng với NaOH!Câu 9: Hỗn hợp khí X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22. Hỗn hợp khí Y gồm metylamin vàetylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩmcháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là A. 2 : 1 . B. 1 : 2 . C. 3 : 5 . D. 5 : 3 .Hướng dẫn: Số nguyên tử O trung bình trong X = 22.2/16 = 2,75 → ne(cho) = 2,75.2.nX= 5,5.nX. Gọi CTPT chung của Y là CnH2n+3N → n = 4/3 → ne(nhận) = (4n + 2n+3).nY = 11nY.Theo ĐLBTĐT ta có ne(cho) = ne(nhận) ↔ nX = 2nY ↔ V2=2V1 → Đáp án B.Nhận xét: Câu này sẽ có nhiều bạn chọn nhầm đáp án A, vì không để ý V1 là thể tích của hỗn hợp Y(dễ nhầm với V1 là thể tích của hỗn hợp X)... Tuy nhiên, việc đánh lừa như thế thật không nên có!Câu 10: Cho các phát biểu sau:(a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2Othì X là anken.(b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon.(c) Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau. (e) Phản ứng hữucơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.(g) Hợp chất C9H14BrCl có vòng benzen trong phân tử.Số phát biểu đúng là A. 2 . B. 5 . C. 4 . D. 3 .Hướng dẫ ...

Tài liệu được xem nhiều: