Thông tin tài liệu:
Tổng thời gian làm bài là 180 phút và bài thi này có 100 câu hỏi trắc nghiệm với nhiều lựa chọn khác nhau và 01 câu hỏi viết luận. Bài thi gồm có ba phần. Mỗi phần có hướng dẫn riêng biệt và loại câu hỏi khác nhau: Phần 1 – đánh giá năng lực tư duy logic; Phần 2 – đánh giá tố chất kinh doanh; Phần 3
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn làm bài thi khối ngành Kinh doanh Tài chính
Hướng dẫn làm bài thi khối ngành Kinh
doanh Tài chính
Tổng thời gian làm bài là 180 phút và bài thi này có 100 câu hỏi trắc
nghiệm với nhiều lựa chọn khác nhau và 01 câu hỏi viết luận.
Bài thi gồm có ba phần. Mỗi phần có hướng dẫn riêng biệt và loại câu
hỏi khác nhau: Phần 1 – đánh giá năng lực tư duy logic; Phần 2 – đánh
giá tố chất kinh doanh; Phần 3 – đánh giá kỹ năng lập luận và phân tích.
Thời gian làm bài Phần 1 và Phần 2: 120 phút
Thời gian làm bài Phần 3: 60 phút
Đối với mỗi phần, thí sinh cần đọc kỹ Hướng dẫn của Phần đó trước khi
bắt đầu trả lời các câu hỏi. Thí sinh sử dụng giấy nháp do giám thị cung
cấp.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM (PHẦN 1 VÀ PHẦN
2)
Mỗi câu hỏi sẽ có nhiều lựa chọn trả lời. Chỉ một trong các lựa chọn này
trả lời đúng cho câu hỏi. Sau khi đã lựa chọn câu trả lời đúng, Thí sinh
PHẢI ĐÁNH DẤU CÂU TRẢ LỜI ĐÓ VÀO TỜ TRẢ LỜI RIÊNG.
Đối với mỗi câu hỏi, chỉ đánh dấu một lựa chọn mà các bạn cho là câu
trả lời đúng cho câu hỏi.
Trước khi đánh dấu lựa chọn vào tờ trả lời, thí sinh cần xem kỹ số câu
hỏi trong tờ Đề thi rồi tìm số câu hỏi giống như vậy trong Tờ trả lời.
Lựa chọn đúng cần phải đánh dấu như sau:
Câu 1:
Thời gian làm bài là 120 phút và bài thi này có 100 câu hỏi trắc nghiệm
với nhiều lựa chọn khác nhau.
Bài thi gồm có HAI PHẦN:
Phần 1 - Tư duy logic. Nhằm đánh giá năng lực suy nghĩ có hệ thống;
sử dụng những kỹ năng ngôn ngữ, toán học và sự nhạy bén của đầu óc.
Nội dung thi gồm 3 phần nhỏ:
(1) Giải quyết vấn đề: đánh giá khả năng tính toán của thí sinh
Câu hỏi mẫu:
30% học viên lớp B12 thi đỗ trong kỳ thi sát hạch lái xe. Trong số
những người không thi đỗ thì có 12 người tham dự khóa học dự bị, 30
người không tham gia khóa học này. Hỏi có tất cả bao nhiêu học viên
trong lớp B12?.
(A) 60
(B) 80
(C) 100
(D) 120
(E) 140
Đáp án: (A). 30% học viên thi đỗ, suy ra 70% còn lại không thi đỗ. Số
người không thi đỗ: 30 + 12 = 42. Gọi x là số học viên trong lớp, ta có:
0,70x = 42, x = 60.
(2) Hoàn chỉnh dữ liệu: đánh giá khả năng suy luận của thí sinh
Mỗi câu hỏi sẽ có 2 dữ kiện đi kèm (1) và (2). Có 5 phương án trả lời cho trước chun
1. Dùng một mình dữ kiện (1) là đủ để có thể trả lời câu hỏi, nhưng dùng một mìn
2. Dùng một mình dữ kiện (2) là đủ để có thể trả lời câu hỏi, nhưng dùng một mìn
3. Phải dùng cả 2 dữ kiện (1) và (2) mới trả lời được câu hỏi, tách riêng từng dữ k
4. Chỉ cần dùng một dữ kiện bất kỳ trong 2 dữ kiện đã cho cũng đủ để trả lời được
5. Dùng cả 2 dữ kiện đã cho cũng không thể trả lời được câu hỏi.
Thí sinh lựa chọn phương án đúng (trong 5 phương án trả lời cho trước) cho mỗi câu
Câu hỏi mẫu:
Nếu Peter dành 460 Lia để mua ba đôi giầy, thì đôi giầy ít tiền nhất trị
giá bao nhiêu?
(1) Tỷ lệ giữa đôi giầy đắt nhất và đôi giầy rẻ nhất là 3:1
(2) Tỷ lệ giữa đôi giầy rẻ nhất và tất cả các đôi giầy còn lại là 1:5
Câu trả lời là B.
Chúng ta phải tìm giá của đôi giầy rẻ nhất trong 3 đôi.
Mệnh đề (1) cho chúng ta biết tỷ lệ giứa đôi giầy đắt nhất và đôi giầy rẻ
nhất nhưng điều đó chưa đủ bởi vì quan hệ đó chưa rõ ràng và giá trị của
các đôi giầy có thể thay đổi.
Mệnh đề (2) là đủ. Nếu tỷ lệ giữa đôi giầy rẻ nhất với các đôi giầy còn
lại là 1:5 thì chúng ta có thể tính giá của đôi giầy rẻ nhất (460 chia 6).
Vì lẽ đó mà chỉ mệnh đề (2) là đủ.
(3) IQ – đánh giá năng lực nhận thức như: sự nhạy bén của đầu óc, kỹ
năng logic và phân tích , khả năng quan sát, phản ứng nhanh nhạy, sức
hiểu biết, năng lực không gian trí nhớ.
Câu hỏi mẫu 1:
Hình nào trong số các hình sau tiếp tục dãy trên?
Đáp án: B. Hình cung lớn được quay 45 độ ngược chiều kim đồng hồ.
Hai hình cung còn lại được quay 90 độ ngược chiều kim đồng hồ.
Câu hỏi mẫu 2: Từ nào có nghĩa gần nhất với từ in hoa?
THEO DÕI
1. Ra lệnh
2. Quan sát
3. Can thiệp
4. Xâm nhập
5. Kết luận
Đáp án: Quan sát
Phần 2 – Tố chất kinh doanh: Phần này nhằm kiểm tra năng lực cảm
xúc, suy luận, phán đoán và hiểu biết về thông tin kinh tế - xã hội của thí
sinh.
Năng lực cảm xúc và khả năng phán đoán – suy luận
Câu hỏi mẫu 1:
Cấp trên của bạn lần đầu tiên giao cho bạn một dự án rất quan trọng.
Việc thành công hay thất bại của dự án này có ý nghĩa quyết định tới sự
nghiệp của bạn.
1. Bạn dành cả tuần sau lên kế hoạch triển khai chi tiết cho dự án đó
trước khi thông báo cho mọi người.
2. Bạn dành cho mình vài phút để thư giãn. Bạn tự cho mình thêm
thời gian để suy nghĩ cũng như bàn bạc thêm các ý tưởng của mình
với một người đồng nghiệp trước khi quyết định triển khai ý tưởng
nào mà bạn thấy tự tin nhất.
3. Bạn cảm thấy căng thẳng và thấy mình cần khẩn trương hơn nữa.
Chính sự căng thẳng đó lại giúp công việc tiến triển tốt hơn.
4. Bạn để công việc đó sang một bên, bạn sẽ làm việc đó sau
Đáp án:
(B) - Bạn dành cho mình vài phút để thư giãn. Bạn tự cho mình thêm
thời gian để suy nghĩ cũng như bàn bạc thêm các ý tưởng của mình với
một người đồng nghiệp trước khi quyết định triển khai ý tưởng nào mà
bạn thấy tự tin nhất.
Câu hỏi mẫu 2:
Bốn năm trước, chính phủ ban hành Chương trình hỗ trợ đào tạo thanh
niên để thay thế cho trợ cấp thất nghiệp. Hiện nay, trên 150.000 thanh
niên ở độ tuổi 16-17 vẫn tiếp tục ký để nhận các loại tiền trợ cấp thất
nghiệp.
Suy luận nào trong các suy luận dưới đây không giải thích được cho ý
trên:
(A) Chương trình không tạo ra các công việc hấp dẫn.
(B) Khó tìm việc cho tất cả các sinh viên tốt nghiệp thuộc diện chương
trình.
(C ) Số lượng thanh niên ở độ tuổi 16-17 đã tăng lên trong 4 năm qua
(D) Thanh niên chỉ biết đến trợ cấp chứ không biết lương bổng trong
tương lai thế nào.
(E) Thanh niên không hiểu rõ lợi ích của chương trình
Đáp án:
(C) – Việc số lượng thanh niên ở độ tuổi 16-17 tuổi tăng lên không giải
thích vì sao các sinh viên tốt nghiệp không ...