Danh mục

Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính (trong bản kế hoạch kinh doanh tổng thể)

Số trang: 8      Loại file: docx      Dung lượng: 316.90 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lập kế hoạch kinh doanh tổng thể chưa bao giờ dễ dàng, trong đó có một phần không thể thiếu là kế hoạch tài chính. Nếu có một thước đo cho thấy công ty bạn hiện tại đang ở đâu và sẽ ở vị trí nào trong tương lai thì đó hẳn là các mục báo cáo tài chính trong kế hoạch kinh doanh. Phần thông tin này giúp bạn xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp mình, cũng như giúp người ngoài cuộc phân tích được xem liệu có nên đầu tư vào công ty của bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính (trong bản kế hoạch kinh doanh tổng thể) HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH (TRONG BẢN KẾ HOẠCH KINH DOANH TỔNG THỂ) Lập kế  hoạch kinh doanh tổng thể chưa bao giờ dễ dàng, trong đó có một phần không thể   thiếu là kế hoạch tài chính. Nếu có một thước đo cho thấy công ty bạn hiện tại đang ở đâu và sẽ ở vị trí nào trong tương   lai thì đó hẳn là các mục báo cáo tài chính trong kế hoạch kinh doanh. Phần thông tin này giúp   bạn xác định nhu cầu tài chính của doanh nghiệp mình, cũng như giúp người ngoài cuộc phân  tích được xem liệu có nên đầu tư vào công ty của bạn. Có lẽ bạn sẽ muốn lưu ý bất kỳ nguồn vốn khởi đầu cá nhân nào mà công ty  của bạn đang  hoặc sẽ sở hữu. Các nhà đầu tư  tài chính luôn muốn (và thường yêu cầu) các doanh nhân tự  bỏ  vốn vào dự án với phần trăm cam kết giá trị  thực càng lớn càng tốt. Số  tiền mà bạn cần   phải đầu tư  vào kinh doanh so với số  tiền bạn muốn cấp vốn thường chênh lệch nhau,   trong khoảng từ 20% đến 50%.  Bạn cũng phải xác định loại hình tài chính nào phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.  Các ngân hàng cung cấp một số loại khoản vay ít rủi ro cho các doanh nghiệp.  Bạn cần vay vốn ngắn hạn để mua thêm hàng về lưu trữ trong kho? Bạn có muốn một khoản  vay giao dịch nhận tất cả số tiền cùng một lúc, hoặc một dòng tín dụng cho phép bạn rút tiền  bất kì khi nào muốn? Bạn có cần một khoản vay trung hạn để  đầu tư vào những tài sản lớn   như bất động sản hoặc trang thiết bị? Bạn có thích tín dụng quay vòng, có khung thời gian dài   hơn dòng tín dụng và cho phép bạn vay lại các khoản tiền mà bạn đã trả trước đó?  Hoặc bạn có đang điều hành một doanh nghiệp đang gặp khó khăn,  cần phải vượt qua các  vòng bổ sung cần thiết để xin được khoản vay do chính phủ hỗ trợ?  Hãy tự  hỏi mình những câu hỏi trên và bắt đầu thực hiện kế  hoạch tài chính cho doanh  nghiệp của bạn. Tạo bộ khung cho kế hoạch tài chính Hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu tình hình tài chính công ty bạn ở cuối quý gần nhất. Sau đó,  đưa ra mục tiêu tài chính trong 3 ­ 5 năm tới, tùy thuộc vào những gì nhà cho vay hoặc nhà đầu  tư  yêu cầu. Đây được gọi là bản dự thảo tài chính dựa trên các giả  định về  hoạt động kinh   doanh của bạn. Khi bạn vạch ra mục tiêu thì những dự báo hằng  năm nên được chia nhỏ theo  tháng, trong khi dự đoán lâu dài hơn có thể được chia nhỏ theo năm. Nếu kế  hoạch kinh doanh của bạn sắp tới là mở  rộng chi nhánh hiện tại, bản dự  thảo của  bạn sẽ dựa trên dữ liệu tài chính hiện có của công ty. Nếu doanh nghiệp của bạn mới được   thành lập, báo cáo của bạn sẽ mang tính đầu cơ, nhưng bạn có thể làm cho chúng thực tế hơn  bằng cách dựa trên báo cáo tài chính đã công bố  của các doanh nghiệp trong ngành có cách  thức hoạt động tương tự. Nhưng nếu bạn không thể  tìm thấy dữ  liệu này hoặc đơn giản nó không tồn tại vì lĩnh   vực kinh doanh của bạn quá độc đáo hoặc dữ  liệu của các công ty khác được bảo mật, hãy  tìm một chuyên gia kế toán đã có kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp tương tự và giúp  bạn lập nên bản dự thảo tài chính thực tế. Ba yếu tố quan trọng trong báo cáo tài chính Kế hoạch tài chính của bạn nên bao gồm ba mục chính sau: báo cáo thu nhập, bảng cân đối  kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 1. Báo cáo kết quả kinh doanh / Báo cáo lợi nhuận và lỗ Báo cáo kết quả  kinh doanh, hay còn được gọi là báo cáo lợi nhuận và lỗ, dùng để  tóm tắt   doanh thu và chi phí của công ty bạn. Doanh thu là doanh số bán hàng của công ty bạn và / hoặc các nguồn thu nhập khác; ví dụ như  cửa hàng tạp hóa kiếm được doanh thu từ thực phẩm, các sản phẩm khác và các dịch vụ. Các khoản chi bao gồm chi phí bán hàng (ví dụ như  tiền mua sản phẩm, thịt và sữa từ  nông   dân), lương cho nhân viên, biên chế, thuế doanh thu và thu nhập, bảo hiểm kinh doanh và lãi  suất cho vay,...  Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh Điểm mấu chốt của báo cáo thu nhập là thể hiện thu nhập ròng của công ty, hoặc doanh thu   sau khi trừ đi chi phí. Các nhà cho vay và các nhà đầu tư muốn biết công ty bạn đang ở mức  nào và liệu hiện tại hay sau này có sinh lời hay không. 2. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán thể hiện tài sản và nguồn vốn của công ty bạn. Nó được gọi là bảng cân đối vì tổng tài sản bạn có phải hoàn toàn cân đối với tổng nguồn   vốn. Trong mỗi danh mục, có rất nhiều mục khác nhau. Ví dụ: tài sản của bạn sẽ bao gồm tài sản  ngắn hạn và dài hạn (tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho và thiết bị,...); còn nguồn   vốn của bạn sẽ bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản phải trả, tiền lương, thuế, tiền thuê  mặt bằng, các tiện ích, và số dư nợ,... Cấu trúc cơ bản của Bảng cân đối kế toán với Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn luôn cân   bằng Lúc này, bảng cân đối kế toán vô cùng quan trọng vì nó cho thấy tình hình tài chính của công   ty tại một thời điểm cụ thể và so sánh những thứ bạn sở hữu với những gì bạn nợ. 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ /  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: