Danh mục

Hướng dẫn sinh viên khoa Mầm non quan sát tâm lý trẻ qua giờ thực hành trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 422.78 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này nêu lên quan sát trẻ là một trong những nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên mầm non trong công tác giáo dục trẻ. Vì vậy năng lực quan sát cần được rèn cho sinh viên ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn sinh viên khoa Mầm non quan sát tâm lý trẻ qua giờ thực hành trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non HƯỚNG DẪN SINH VIÊN KHOA MẦM NON QUAN SÁT TÂM LÝ TRẺ QUA GIỜ THỰC HÀNH TRONG HỌC PHẦN SỰ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ MẦM NON Ths Phạm Thị Lệ Hằng, Tổ Tâm lý giáo dục Tóm tắt Quan sát trẻ là một trong những nhiệm vụ cần thiết của người giáo viên mầm nontrong công tác giáo dục trẻ. Vì vậy năng lực quan sát cần được rèn cho sinh viên ngay từlúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Thông qua giờ thực hành của học phần Sự học và sựphát triển tâm lý trẻ mầm non để tổ chức hướng dẫn sinh viên trực tiếp xuống trườngmầm non để quan sát tâm lý trẻ, sẽ giúp sinh viên vận dụng được kiến thức môn học vàothực tiễn và từ đó học được kĩ năng quan sát trẻ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạogiáo viên mầm non, đáp ứng yêu cầu xã hội. I. Đặt vấn đề Một trong những năng lực sư phạm mà người giáo viên mầm non cần rèn luyện đểcó thể thực hiện hiệu quả công việc của mình, đó là năng lực quan sát tâm lý của trẻ.Quan sát cho phép giáo viên xác định được những gì trẻ thích hoặc không thích, phản ứngcủa trẻ trước những tình huống khác nhau, biết được kinh nghiệm hay hoạt động nào trẻthích hoặc gặp khó khăn, điều gì làm trẻ lo lắng, khi hiểu rõ được những đặc điểm tâm lýtrẻ mầm non, giáo viên sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục,định hướng và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn lứa tuổi. Bên cạnh đó, quan sátcòn là một trong nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện công tác chuyên môn hàngngày của giáo viên mầm non khi họ làm việc với trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Học phần sự học và sự phát triển tâm lý là một trong những môn học có số lượngtín chỉ nhiều nhất trong chương trình đào tạo giáo viên mầm non, gồm 7 tín chỉ (105 tiết).Đây là học phần cung cấp cho sinh viên toàn bộ kiến thức về sự phát triển của trẻ emcùng với những quy luật và đặc điểm của trẻ ở từng lứa tuổi, từ đó rút ra những phươngpháp, những con đường giáo dục phù hợp nhất cho mỗi giai đoạn phát triển cũng như toànbộ tiến trình lớn lên thành người của mỗi trẻ em. Kiến thức về tâm lý trẻ lứa tuổi mầm non là những kiến thức khó hiểu, đặc biệt làđối với các em sinh viên - tuổi đời còn non trẻ, hầu hết các em chưa có gia đình, chưa tiếp 65xúc nhiều với trẻ mầm non. Chính vì thế để tiếp nhận và hiểu được môn học này đối vớisinh viên không phải là dễ dàng, kiến thức khó lại rất nhiều nên rất dễ dẫn đến sự chánnản trong quá trình học. Vì thế, việc cho sinh viên trực tiếp quan sát những đặc điểm tâmlý của trẻ sau mỗi nội dung bài học có thể giúp các em được cọ sát, làm cho bài học trởnên dễ dàng hơn. Nhận thấy ý nghĩa thực tiễn của việc hướng dẫn sinh viên xuống trườngmầm non quan sát trực tiếp các đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non, nên trong học phần Sựhọc và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non đã tổ chức hướng dẫn sinh viên xuống Cơ sở giáodục mầm non thực hành Hoa Sen để trực tiếp quan sát trẻ. Thông qua đó, giúp các emsinh viên hình thành kĩ năng quan sát trẻ, từ đó hiểu rõ hơn về đặc điểm tâm lý của trẻmầm non, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu củaxã hội. II. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Bài viết sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu, tổng hợp, khái quát cũng nhưphân tích nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến hướng dẫn sinh viên quan sát tâm lýtrẻ .Từ việc phân tích văn bản, tài liệu tôi xác định những nội dung cần thiết để đưa ra cơsở lí thuyết cũng như cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu. 2. Phương pháp quan sát Phương pháp này sử dụng để quan sát quá trình học tập của sinh viên Khoa Mầmnon trong học phần Sự học và sự phát triển tâm lý trẻ mầm non để thu thập thêm nhữngthông tin cần thiết cho bài nghiên cứu. 3. Phương pháp trò chuyện Phương pháp này sử dụng để trò chuyện với sinh viên Khoa mầm non về nhận thứctầm quan trọng của việc quan sát trẻ để thu thập thêm dữ liệu cho nội dung nghiên cứu. 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong giáo dục Sử dụng phương pháp này nhằm tổng kết lại kinh nghiệm của việc tổ chức hướngdẫn sinh viên quan sát tâm lý trẻ tại Cơ sở giáo dục mầm non thực hành Hoa Sen, từ đórút ra những kết luận thiết thực cho bài nghiên cứu. 66 III. Kết quả và bàn luận 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Khái niệm quan sát Quan sát được hiểu theo tâm lí học chính là quá trình tri giác có chủ định về mộtđối tương nào đó để thu thập thông tin về đối tượng đó. Đây là một quá trình tâm lý thuộcgiai đoạn nhận thức cảm tính nhưng đã được quá trình nhận thức lí tính, đặc biệt là tư duychi phối 1.2. Khái niệm quan sát ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: