Danh mục

Hướng dẫn thực hiện luận văn Cao học dành cho học viên Cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 650.20 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 12,000 VND Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu với các nội dung: mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của việc thực hiện luận văn Cao học; trình tự thực hiện luận văn Cao học; lịch trình chuẩn thực hiện luận văn Cao học khóa; yêu cầu về đề tài luận văn Cao học; yêu cầu về đề cương chi tiết luận văn Cao học; đề cương chi tiết luận văn Cao học; hình thức trình bày của luận văn Cao học; tóm tắt luận văn Thạc sĩ ; điều khoản thực hiện; mẫu trang bìa luận văn; danh mục tạp chí Khoa học được tính điểm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn thực hiện luận văn Cao học dành cho học viên Cao học - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI Viện Kinh tế & Quản lý ----- oOo ----- HƯỚNG DẪNTHỰC HIỆN LUẬN VĂN CAO HỌC DÀNH CHO HỌC VIÊN CAO HỌC Hà Nội, 2016 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA VIỆC THỰC HIỆN LUẬN VĂN CAO HỌC1.1. Mục đíchLuận văn thạc sĩ là nội dung cuối cùng trong chương trình đào tạo thạc sĩ. Việc thực hiệnluận văn của học viên nhằm đạt được những mục tiêu chính sau đây:- Giúp cho học viên tổng hợp lại những kiến thức đã học trong quá trình học các học phần thuộc chương trình đào tạo;- Giúp cho học viên có cơ sở để phát triển tư duy và năng lực nghiên cứu vào giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực quản trị kinh doanh/quản lý kinh tế tại đơn vị (doanh nghiệp/tổ chức) là đối tượng nghiên cứu của luận văn;- Giúp cho học viên có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu về một trong số những vấn đề chuyên môn mà bản thân quan tâm, hoặc là những vấn đề thời sự đặt ra cần giải quyết.- Là căn cứ để Nhà trường cho phép bảo vệ, đánh giá, công nhận trình độ và cấp bằng Thạc sĩ cho học viên.1.2. Yêu cầu đối với luận văn cao họcLuận văn cần đảm bảo thực hiện đúng các quy định về điều kiện, nội dung, hình thức, thờigian thực hiện và bảo vệ theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đàotạo, cũng như các quy định cụ thể của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Kinh tếvà Quản lý. Những yêu cầu cụ thể và quan trọng nhất bao gồm:- Đảm bảo chất lượng nội dung chuyên môn. Bản luận văn tốt nghiệp phải có tên gọi và nội dung theo chuyên môn của ngành đào tạo, có chất lượng chuyên môn đáp ứng yêu cầu tương xứng với trình độ đào tạo thạc sĩ; Luận văn phải đảm bảo cả chất lượng khoa học (có ý nghĩa khoa học) và chất lượng ứng dụng thực tế (có ý nghĩa thực tiễn);- Luận văn, cùng với quá trình bảo vệ của học viên, phải thể hiện được trình độ khoa học của tác giả, bao gồm trình độ chung của ngành đào tạo, cũng như trình độ chuyên sâu về lĩnh vực theo tên gọi của luận văn mà tác giả đã chọn;- Luận văn phải là một công trình độc lập do học viên là tác giả nghiên cứu. Đề tài và nội dung của luận văn không được trùng lặp với các công trình, luận văn, luận văn đã được công bố, bảo vệ trước đó. Yêu cầu này đòi hỏi học viên phải có Lời cam đoan và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Nhà trường về lời cam đoan đó;- Đảm bảo phù hợp với quy định về hình thức trình bày, về kết cấu, cũng như phải có một dung lượng cần thiết để thể hiện được nội dung và những kiến thức khoa học cần phải chứng minh;- Đảm bảo trình tự thực hiện và thời gian hoàn thành và bảo vệ theo quy định và cụ thể theo kế hoạch triển khai do Viện Sau đại học và Viện Kinh tế và Quản lý đề ra.EM.QT14 2 Ban hành lần 2 ngày 2/5/20171.3. Nhiệm vụ của học viên trong quá trình làm luận văn cao họcHọc viên trong quá trình làm luận văn có những nhiệm vụ sau:- Chọn và trình phê duyệt đề tài, đề cương nghiên cứu;- Đi thực tế tại đơn vị là địa chỉ nghiên cứu để tìm hiểu thực tế và thu thập tài liệu về đối tượng nghiên cứu;- Thực hiện viết luận văn theo tên gọi và đề cương được duyệt;- Thực hiện các quy định của Nhà trường về tiến độ, kết cấu nội dung, hình thức trình bày của luận văn và các quy định khác về tổ chức quá trình học tập.- Bảo vệ luận văn trong thời hạn quy định.Học viên phải đăng ký tên đề tài và bảo vệ đề cương theo đúng tiến độ kế hoạch đào tạodo nhà trường quy định. II. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN LUẬN VĂN CAO HỌC2.1. Một số khái niệm sử dụng trong quy trình- Đề tài luận văn cao học là một đề tài về lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa về mặt lý luận khoa học và có ý nghĩa nhất định về mặt thực tiễn do Bộ môn, người hướng dẫn đề xuất hoặc do học viên tự đề xuất ưu tiên theo các hướng nghiên cứu của Bộ môn.- Đề cương luận văn cao học là tài liệu chuẩn xây dựng khung nghiên cứu và thực hiện luận văn cao học.- Đề cương sơ bộ là đề cương được trình bày theo Mẫu 5 do Viện Sau đại học ban hành- Đề cương chi tiết là đề cương được trình bày cụ thể theo mẫu EM.QT14.BM06 do Viện Kinh tế và Quản lý ban hành- Khóa A: các khóa nhập học Kỳ A (tháng 4 hàng năm)- Khóa B: các khóa nhập học Kỳ B (tháng 10 hàng năm)2.2. Quy trình nhận đề tài, viết và bảo vệ luận vănSTT Các bước thực hiện Thời gian (1) Nội dung công việc1 Đăng ký đề tài luận văn Trong Học kỳ 2 Lớp tổng hợp đăng ký của tốt nghiệp và giáo viên Thời hạn: học viên và gửi đăng ký hướng dẫn, lập đề cương về Văn phòng Viện sơ bộ theo Mẫu 5 của Khóa A: 15/11 năm N Viện SĐH (2) Khóa B: 15/5 năm N+12 Xét duy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: