Danh mục

HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN VĂN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 515.39 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo nghiên cứu đặc biệt là luận văn tốt nghiệp Cao học hay chuyên ngành khoa I YTCC là một sản phẩm đầu ra cơ bản của một công trình nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh và cũng là cơ sở để đồng nghiệp, các nhà khoa học khác, các giảng viên nhà trường đánh giá kết quả của hoạt động nghiên cứu của tác giả, công nhận sự thành công của chương trình đào tạo , dẫn đến công nhận thành quả của học viên, cho phép tốt nghiệp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HƯỚNG DẪN VIẾT LUẬN VĂN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪNVIẾT LUẬN VĂN VÀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Sử dụng cho: Học viên Cao học và Chuyên khoa I Phòng Đào tạo Sau đại học Năm 2006 A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VÀ LUẬN VĂN Báo cáo nghiên cứu, đặc biệt là luận văn tốt nghiệp Cao học hay Chuyênkhoa I YTCC là một sản phẩm đầu ra cơ bản của một công trình nghiên cứu khoahọc hoàn chỉnh, và cũng là cơ sở để đồng nghiệp, các nhà khoa học khác, và giảngviên nhà trường đánh giá kết quả của hoạt động nghiên cứu của tác giả, công nhậnsự thành công của chương trình đào tạo, dẫn tới công nhận thành quả của học viên,cho phép tốt nghiệp.Báo cáo nghiên cứu/luận văn bao gồm các phần chính có cấu trúc như sau:(lưu ý: đánh số các phần sau đây chỉ mang tính chất liệt kê, cấu trúc đánh số cầntuân theo hướng dẫn cụ thể và ví dụ ở phần sau, các đề mục được trình bày trênnền mầu xám để làm nổi bật, trong báo cáo thực tế không cần trang trí như vậy)1. Trang bìa cứng:- Tên Bộ chủ quản: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế- Tên trường Đại học Y tế Công cộng- Họ và tên học viên- Tên đề tài: Phải ngắn gọn, cụ thể, nêu lên được nghiên cứu cái gì, ở đâu, khi nào?Thường không quá 30 từ- Dưới tên đề tài, ghi “Luận văn thạc sĩ Y tế công cộng” và Mã số chuyên ngànhđào tạo: 60.72.76 – (chỉ cần thiết với luận văn tốt nghiệp Cao học).(xem ví dụ trình bày chi tiết ở phần sau).2. Trang trong bìa: tương tự như bìa ngoài, nhưng có thêm họ và tên người hướng dẫn khoa học, nếu có hơn một người, ghi tất cả những người đồng hướng dẫn (ghi rõ học hàm học vị, ví dụ: GS. TS. Nguyễn Văn A)3. Lời cảm ơn (gọn trong 1 trang, không bắt buộc phải có)4. Trang danh mục các chữ, ký hiệu viết tắt (cần xếp theo vần ABC)5. Trang mục lục (có thể tách riêng mục lục và danh mục các bảng, các biểu đồ/ đồ thị)6. Tóm tắt đề tài nghiên cứu: -2-Ngắn gọn trong 1 trang, bao gồm: lý do tiến hành nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứuvà/hoặc mục tiêu, phương pháp nghiên cứu (tóm lược về đối tượng, địa điểm, thờigian, cách thu thập thông tin), các kết quả và phát hiện chính của nghiên cứu, cáckết luận chính và khuyến nghị (nếu có).Các phần nêu trên được đánh số trang theo kiểu chữ số La Mã: i, ii, iii, sau đó, bắtđầu vào các phần tiếp theo đây (kể từ “Đặt vấn đề” sẽ bắt đầu đánh số trang theochữ số Ả rập: 1, 2, 3, …).ĐẶT VẤN ĐỀ Đây là phần đầu tiên, nêu lên thông tin chung liên quan tới vấn đề nghiêncứu, và đặc biệt là tính cấp thiết tại sao phải tiến hành nghiên cứu này. Phần này cóthể trình bày theo dàn ý sau đây (không cần đánh số tiểu mục):1. Trình bầy các thông tin, số liệu về vấn đề sức khoẻ/liên quan sức khoẻ cần giảiquyết. Thông thường các thông tin sắp xếp theo thứ tự: tình hình thế giới, ViệtNam, tỉnh/ thành phố, địa phương nơi tiến hành nghiên cứu.2. Đề cập các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tham khảo, phương pháp, kết quả,hạn chế (nêu rõ những gì đã được giải quyết, những gì còn tồn tại) – những nộidung này lưu ý chỉ rất tóm lược, vì phần tổng quan nghiên cứu ở phía sau sẽ đi vàochi tiết.3. Nêu rõ nghiên cứu này nhằm giải quyết vấn đề gì.4. Sơ đồ cây vấn đề và/hoặc khung lý thuyết: Chủ đề nghiên cứu là trung tâm, nêuđầy đủ các yếu tố liên quan, tác động. Cây vấn đề phải phản ánh vấn đề nghiên cứuthực tế của đề tài này chứ không phải là cây vấn đề lý thuyết chung chung. Lưu ý:trong trường hợp đề tài không bao phủ hết các nội dung chủ đề trong cây vấn đề màchỉ khu trú vào một / một số phần thì cũng cần nêu rõ điều đó. Khi trình bày khunglý thuyết mới, tác giả cần nêu rõ cơ sở hình thành. Lưu ý: tác giả cũng có thể trìnhbày cây vấn đề vào phần phụ lục, cuối báo cáo.Khi viết trích dẫn tài liệu tham khảo, cần viết theo số thứ tự tài liệu ở danh mục Tàiliệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [12], khi cần có thể ghi cả sốtrang của tài liệu tham khảo, ví dụ [12, tr.125-132]. Đối với tham khảo, trích dẫn từnhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từngngoặc vuông theo thứ tự tăng dần, ví dụ [6], [14], [22], [23] (theo qui định của BộGiáo dục và Đào tạo về cách viết tài liệu tham khảo trong luận văn nghiên cứu sinh) -3-Mục tiêu nghiên cứu: (gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể - trong một số đềtài, có thể không có mục tiêu chung, nhưng bắt buộc phải có mục tiêu cụ thể, viếtgọn trong 1 trang riêng). Lưu ý rằng bên cạnh mục tiêu nghiên cứu, tác giả cũng cóthể trình bày thêm câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu (chẳng hạn với cácnghiên cứu bệnh-chứng).- Viết mục tiêu cụ thể phải đảm bảo: đặc thù, đo lường được. Mục tiêu dùng động từhành động, chỉ rõ nghiên cứu định làm gì, ở đâu, thời gian nào.- Mục tiêu phải đánh theo số thứ tự chứ không gạch đầu dòng, ví dụ về cách trìnhbày trang mục tiêu như sau ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: