Danh mục

Hướng tới cộng đồng kinh tế Asean 2015: Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 337.68 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hướng tới cộng đồng kinh tế Asean 2015: Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam nhằm đưa ra các khuyến nghị đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội, chuyển hóa thách thức nhằm xây dựng được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh thời gian tới. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. Cùng tìm hiểu để nắm bắt thông tin vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng tới cộng đồng kinh tế Asean 2015: Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam HƯỚNG TỚI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2015: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TS. Ngô Tuấn Anh1 Trường Đại học Kinh tế quốc dân Tóm tắt Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN (Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội), được kỳ vọng hình thành vào năm 2015, mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực..., tận dụng được cơ hội do quá trình hội nhập quốc tế mang lại. Nghiên cứu này nhận diện những cơ hội và thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt khi tham gia AEC.Tuy nhiên, cơ hội và thách thức luôn chuyển hóa cho nhau, nếu không tận dụng được cơ hội có thể lại trở thành thách thức vô cùng lớn. Do đó, nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội, chuyển hóa thách thức nhằm xây dựng được cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vững mạnh thời gian tới. Từ khóa: AEC, Cộng đồng kinh tế ASEAN, Doanh nghiệp, Việt Nam Abstract ASEAN Economic Community (AEC) which is one of three important pillars of ASEAN Community (Political-Security, Economic and Socio-Cultural) is expected to be established in 2015, providing many great opportunities for Vietnamese enterprises in expanding export markets, improving competitiveness and quality of human resources ..., as well as taking advantage of international integration process. This study identifies opportunities and challenges that the Vietnamese enterprises will encounter when joining AEC. However, opportunities and challenges always transform to the other, by which the opportunity can become a tremendous challenge. Therefore, the study makes some recommendations for the Vietnamese enterprises to take advantage of opportunities, and transform challenges in order to build strong Vietnamese enterprises community in the future. Keywords: AEC, ASEANE conomic Community, Enterprises, Vietnam 1. Giới thiệu Cộng đồng kinh tế ASEAN - ASEAN Economic Community (AEC) là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN (Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội) và đã được các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định lại cam kết hội nhập khu vực, nhất trí đẩy nhanh việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Đây là khối hợp tác kinh 1 Ngô Tuấn Anh, Điện thoại: 0926992989; Email: ngotuananh@neu.edu.vn 1 tế khu vực của các quốc gia thành viên ASEAN nhằm mục tiêu hội nhập khu vực trên cơ sở Hiến chương ASEAN, và trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, cần thúc đẩy quá trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN càng sớm càng tốt. Hiện lộ trình thực hiện xây dựng AEC đang tiến triển thuận lợi, đạt mục tiêu đề ra, như đã tiến hành xóa bỏ thuế quan và triển khai các thoả thuận thương mại tự do với các đối tác thương mại lớn từ 1/1/2010.Đồng thời, ASEAN cũng nhất trí xác định 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên kết, đó là: Hàng nông sản; Ô tô; Điện tử; Nghề cá; Các sản phẩm từ cao su; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thương mại điện tử ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ; Du lịch; và Logistics. Tuy nhiên, để hoàn thành lộ trình AEC vào 2015 đòi hỏi các quốc gia ASEAN, các doanh nghiệp phải có những điều chỉnh chiến lược phù hợp, cũng như giải quyết được những vấn đề không đồng thuận của các quốc gia trong khối ASEAN. Hsu (2003) cho rằng cần hỗ trợ nhiều hơn nữa về mặt pháp lý đối với các nước chậm phát triển trong khối (các nước CLMV: gồm Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam) để đáp ứng được về mặt kỹ thuật và hưởng lợi đầy đủ do cộng đồng AEC mang lại. Schwartz và Villinger (2004) cho rằng quyết tâm chính trị của các quốc gia ASEAN có vai trò quyết định đến sự thành công của cộng đồng kinh tế ASEAN, và cần thiết phải chấp nhận hy sinh các lợi ích trước mắt để đạt được các lợi ích kỳ vọng đối với các quốc gia ASEAN trong tương lai. Nikomborirak và Stephenson (2002) chỉ ra rằng các bất đồng về mặt chính trị của các quốc gia trong khối ASEAN và trong bản thân từng quốc gia, lợi ích của các nhóm lợi ích tại các quốc gia có thể bị ảnh hưởng là các nhân tố cản trở tới quá trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN, và tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nền kinh tế ASEAN sẽ là thách thức lớn nhất, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia của mỗi nước thành viên một cách khác nhau, đây là một thách thức lớn cần vượt qua. Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp ASEAN luôn được coi là ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng một ASEAN năng động, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là yếu tố cốt lõi của các nền kinh tế ASEAN thời gian tới. Sự phát triển của hệ thống SME sẽ góp phần quan trọng nhằm đạt những mục tiêu tăng trưởng bền vững của ASEAN và các quốc gia trong khối. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với Việt Nam ở hiện tại và thời gian tới phải có những bước ngoặt căn bản, trong cả tư duy và hành động, có sự thống nhất và đồng thuận từ chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Trong bối cảnh hiện tại, các quốc gia ASEAN đồng thuận cao là cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thành xây dựng AEC. Tuy nhiên, mỗi quốc gia với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, sẽ đối mặt với những khó khăn thách thức khác nhau. Việt Nam là quốc gia với xuất phát điểm là nền kinh tế phát triển thấp so với các nước trong khu vực, đồng nghĩa sẽ đương đầu với nhiều thách thức hơn so với các quốc gia khác. Do đó,cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần có sự nhìn nhận đúng mức tầm quan trọng khi tham gia AEC, đây vừa là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức, cơ hội và thách thức luôn chuyển hóa nhau, nếu không tận dụng được cơ hội có thể phải đối ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: