Danh mục

Huy động tài chính cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên – Một số vấn đề lý luận

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 269.07 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Huy động tài chính cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên – Một số vấn đề lý luận" tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chương trình hỗ trợ tài chính sinh viên và tự chủ đại học. Từ đó, nghiên cứu tiếp tục thống kê, phân tích cơ sở lý luận thực hiện chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên trong bối cảnh thực hiện quyền tự chủ đại học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Huy động tài chính cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên – Một số vấn đề lý luận HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ THÔNG QUA CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Nguyễn Thanh Tâm1 Phan Văn Kha Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Đặng Thị Minh Hiền Học viện Quản lý giáo dục Abstract Since financial aid programs for students were founded in the late 1950s, they havecontinuously increased in scope and have been constantly improved in quality. In the context ofuniversity autonomy, including financial autonomy, is taking place strongly, research on financialsupport solutions for students becomes even more practical and appropriate. This study focuseson clarifying a number of basic theoretical issues about the student financial aid programs anduniversity autonomy. Since then, the study continues to statistic and analyse the theoretical basesfor implementing student financial aid programs in the context of implementing universityautonomy. Keywords: Student financial aid, student financial aid programs, student, higher education,university autonomy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại hầu hết các nền giáo dục trên thế giới hiện nay, nhà nước đang đầu tư nhiều hơncho giáo dục mầm non và phổ thông với nhiều hỗ trợ hơn về ngân sách, miễn giảm họcphí. Với giáo dục đại học (GD ĐH), nhà nước đang và sẽ giữ vai trò điều tiết, quản lýchung thông qua các cơ chế, chính sách và tiến tới sẽ để cho các trường tự chủ về mọimặt, trong đó có tự chủ tài chính. Giáo dục đại học tại Việt Nam cũng đã và đang thực hiện tự chủ mạnh mẽ như vậy.Chủ trương của Đảng và nhà nước đồng nhất và ủng hộ việc thực hiện các chương trìnhhỗ trợ tài chính (HTTC) cùng với tự chủ đại học. Ngoài ra, trên thực tế, tự chủ đại học,bao gồm tự chủ tài chính đang được thực hiện sâu rộng, đặt ra vấn đề cấp thiết phải chútrọng đến chính sách HTTC cho sinh viên (SV). Để thực hiện tốt đồng thời 3 mục tiêu: vừa đảm bảo thực hiện đúng lộ trình tự chủcho các trường đại học, vừa thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa và đảm bảo mục tiêu xãhội, tăng tiếp cận giáo dục đại học cho đối tượng SV khó khăn, một điều tất yếu phải chútrọng và đẩy mạnh hơn nữa các hình thức HTTC cho SV, bao gồm trợ cấp, học bổng choSV khó khăn, tín dụng sinh viên để tăng cường chia sẻ chi phí cho nhiều đối tượng SV,giúp đảm bảo công bằng trong tiếp cận GD ĐH. Nói một cách khác, khi tiến hành tự chủđại học, các cơ sở giáo dục được quyền quyết định mức học phí, dẫn đến một xu thế tấtyếu học phí đại học sẽ tăng. Tăng học phí sẽ là việc làm cần thiết. Thế nhưng thực tế này1 tamnt@vnies.edu.vn52cũng khiến nhiều chuyên gia phát sinh lo ngại có thể dẫn đến việc các trường bỏ qua tráchnhiệm xã hội. Một phương án hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn này là thông qua cácchính sách HTTC cho SV như: cấp học bổng và trợ cấp cho SV thuộc diện chính sách,hoàn cảnh khó khăn, cho SV vay để học. Từ đó, có thể thấy, trong bối cảnh tự chủ đại học, việc đẩy mạnh và thực hiện cáchình thức HTTC khác nhau cho SV là chính sách cấp thiết, phù hợp với điều kiện. Đâycũng là xu thế của nhiều nền giáo dục trên thế giới. Để đạt hiệu quả thực hiện tốt, trướchết cần nghiên cứu để hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả quản lý các giải pháp HTTC chosinh viên trong bối cảnh tự chủ đại học. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số vấn đề lý luận về các chương trình hỗ trợ tài chính (HTTC) chosinh viên (SV) 2.1.1. Khái niệm và bản chất của chương trình HTTC cho SV Các chương trình HTTC cho SV được trình bày bằng nhiều thuật ngữ như: StudentFinancial Aid Programs, Financial Assistance Programs for Students, Student FinancialAssistance Scheme, Tertiary Student Finance Schemes, Financial Assistance System forTertiary Education. Về khái niệm, định nghĩa chương trình, nhiều nghiên cứu trên thếgiới đã đề cập tới. Theo OHearne (1973) [11], “HTTC” (Financial Aid) là những sự trợ giúp về tiềnhoặc tương đương với tiền. Tác giả trong nghiên cứu của mình ủng hộ quan điểm khẳngđịnh “HTTC cho SV” là những phương tiện (bao gồm tiền mặt, hàng hóa hoặc dịch vụ)nhằm giúp SV giảm bớt chi phí học tập được trao trực tiếp cho bản thân SV đó và đượcsử dụng để chi trả cho các chi phí học tập”. Theo Ronald (1993) [12]: HTTC cho SV (Student financial aid) có thể được mô tả,cụ thể hóa bởi rất nhiều thuật ngữ và tên các loại hình khác nhau. Trong đó, một phươngthức hữu ích để làm rõ khái niệm HTTC cho SV là đưa ra khung định nghĩa theo 03 loạihình chương trình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: