Danh mục

Hy Lạp cổ đại 1

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.24 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hy Lạp cổ đại 1I. Địa lý và cư dân.Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại bao gồm: miền Nam bán đảo Ban căng, các đảo trên biển Egiê và miền ven biển phía Tây Tiểu Á, trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Ban căng tức là vùng lục địa Hy Lạp.Miền lục địa Hy Lạp chia làm ba miền: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Từ Bắc bộ xuống Trung bộ phải qua đèo Técmôpin. Trung bộ có nhiều thành phố, trong đó nổi tiếng nhất là Aten. Ranh giới giữa Trung bộ và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hy Lạp cổ đại 1 Hy Lạp cổ đại 1I. Địa lý và cư dân.Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại bao gồm: miền Nam bán đảo Ban căng, các đảo trênbiển Egiê và miền ven biển phía Tây Tiểu Á, trong đó quan trọng nhất là miềnNam bán đảo Ban căng tức là vùng lục địa Hy Lạp.Miền lục địa Hy Lạp chia làm ba miền: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Từ Bắc bộxuống Trung bộ phải qua đèo Técmôpin. Trung bộ có nhiều thành phố, trong đónổi tiếng nhất là Aten. Ranh giới giữa Trung bộ và Nam bộ ở eo đất Coranh. Nambộ là một bán đảo có nhiều đồng bằng gọi là bán đảo Pêlôpônedơ.Điều kiện địa lý của Hy Lạp thuận lợi cho việc phát triển công thương nghiệp.Cư dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người:Người Eôliêng chủ yếu cư trú ở Bắc bán đảo Ban căng.Người Iôniêng ở miền TrungNgười Akêăng ở vùng Bắc bán đảo Pêlôpônedơ.Người Đôriêng ở phần bán đảo Pêlôpônedơ và đảo Crét.Lịch sử Hy Lạp cổ đại từ khi thành lập nhà nước đến khi bị nhập vào đế quốc LaMã bao gồm bốn thời kì:Thời kì văn hoá Crét – Myxen.Thời kì Hôme.Thời kì thành bang .Thời kì Makêđônia làm bá chủ Hy Lạp.II. Văn hoá Crét Myxen và thời Hôme:1. Văn hoá Crét – Myxen:Từ sớm, ở vùng biển Egiê mà trung tâm là bán đảo Crét và vùng Myxen đã từngtồn tại những nền văn minh rực rỡ, nhưng mãi đến thập kỷ 70 của thế kỉ XIX vềsau, nhờ các cuộc khai quật khảo cổ học, người ta mới biết được tương đối cụ thểcác nền văn minh đó.Tại Crét và Myxen, người ta đã tìm thấy những cung điện, thành quách và nhiềuhiện vật khác trong đó có cả chữ viết.Nền văn minh Cret tồn tại trong 1800 năm. Từ đầu thiên kỷ thứ III đến thế kỷ thứXII TCN, trong đó thời kỳ phát triển rực rỡ nhất là vào khoảng thế kỷ XVII – XVTCN.Chủ nhân của nền văn hoá Myxen là người Akêăng, một chi nhánh của người HyLạp từ phía Bắc di cư xuống phía Nam vào khoảng cuối thiên kỷ thứ III đầu thiênkỷ thứ II TCN. Thời kỳ huy hoàng nhất của nền văn hóa Myxen là từ thế kỷ thứXVI đến thế kỷ XII TCN.Cơ sở của cả hai nền văn hóa này đều là đồ đồng thau. Như vậy, thời kì văn hóaCrét- Myxen là thời kỳ đã tồn tại những nhà nước tương đối phát triển.Trên cơ sở ấy, từ năm 1194 – 1184 TCN, Myxen đã tấn công thành Tơroa ở TiểuÁ, và Myxen đã dành được thắng lợi.Sau cuộc chiến tranh này 80 năm tức là đến cuối thế kỉ thứ XII TCN, ngườiĐôriêng với vũ khí bằng sắt từ phía Bắc tràn xuống tiêu diệt các quốc gia ở Myxenvà Crét. Thời kì Crét – Myxen kết thúc.2. Thời kì Hôme ( Thế kỉ XI – IX TCN)Thời kì này sở dĩ gọi như vậy là vì lịch sử Hy Lạp trong giai đoạn này được phảnánh trong hai tập sử thi là Iliát và Ođixê của nhà thơ mù Hôme.Nội dung của Iliát và Ođixê nói về cuộc chiến tranh giữa Hy Lạp với thành Tơroaxảy ra cuối thời Myxen, nhưng chất liệu của cuộc sống hiện thực mà tác giả sửdụng để xây dựng tác phẩm như tình hình sinh hoạt, phong tục tập quán, quan hệxã hội… thì thuộc thời kì từ thế kỷ thứ XI – IX TCN.Xã hội Hy Lạp thời Hôme được phản ánh trong hai tập thơ này không phải là sựphát triển tiếp tục xã hội có nhà nước thời Crét Myxen mà là giai đoạn cuối của xãhội nguyên thuỷ.Lúc bấy giờ, sự phân hoá giàu nghèo đã diễn ra rõ rệt, nô lệ cũng đã xuất hiện.Tuyvậy, nhà nước chưa ra đời. Đứng đầu bộ lạc là badilớt ( basileus ) nhân vật nàychưa phải là vua mà chỉ là thủ lĩnh quân sự.Bên cạnh badilớt còn có Đại hội nhân dân bao gồm toàn thể thành viên nam giớicủa bộ lạc, và Hội đồng trưởng lão bao gồm các cụ tộc trưởng các thị tộc.Thời kì xã hội vừa có thủ lĩnh quân sự vừa có Đại hội nhân dân gọi là thời kì dânchủ quân sự, còn gọi là thời đại anh hùng.III. Thời kì thành bang: ( Thế kỷ VIII – IV TCN )Do sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thươngnghiệp, nhiều thành thị đã ra đời ở Hy Lạp và Tiểu Á. Đồng thời sự phát triển vềkinh tế đã dẫn đến việc phân chia cư dân Hy Lạp thành ba loại: quý tộc, nô lệ vàbình dân. Trên cơ sở đó, đến thế kỷ thứ VIII TCN, ở Hy Lạp một lần nữa lại xuấthiện nhiều nhà nước nhỏ lấy một thành thị làm trung tâm gọi là những thành bang.Trong số các thành bang ở Hy Lạp, quan trọng nhất là thành bang Xpác và thànhbang Aten, vì đây là hai lực lượng hùng mạnh nhất làm nòng cốt cho lịch sử HyLạp cổ đại.1. Thành bang Xpác:a. Quá trình thành lập nhà nước :Xpác nằm ở phía Nam bán đảo Pêlôpônedơ. Vùng này không thuận tiện đối vớicông thương nghiệp, nhưng đất đai tốt, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp,đồng thời có nhiều sắt để làm vũ khí và dụng cụ.Qúa trình thành lập nhà nước Xpác là quá trình xâm lược và thiết lập ách thống trịcủa người Đôriêng ở đây và họ được gọi là người Xpác.Người Xpác là kẻ thống trị, là chủ nô. Họ không làm các nghề kinh tế mà chỉ cónhiệm vụ cai trị và đánh giặc.Cư dân bản xứ là người Akêăng. Họ bị biến thành dân bị trị gọi là người Pêriéc vàngười Ilốt. Họ phải làm các nghề kinh tế. Đặc biệt là người Ilốt phải cày cấy ruộngđất và nộp một nửa thu hoạch cho người Xpác. ...

Tài liệu được xem nhiều: