Thông tin tài liệu:
Ðiếc và nghễnh ngãng ở người cao tuổiSuy giảm chức năng thính giác cũng như suy giảm mọi chức năng khác là điều tất yếu của tuổi già. Tuy nhiên do yếu tố di truyền, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, quá trình bệnh tật v.v... của mỗi người không ai giống ai nên về già bên cạnh số đông người còn duy trì được sức nghe tương đối, có không ít những người bị nặng tai hoặc điếc. Theo thống kê của các viện lão khoa ở nhiều nước, số người già trên 65 tuổi bị giảm sức nghe ảnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ðiếc và nghễnh ngãng ở người cao tuổi Ðiếc và nghễnh ngãng ở người cao tuổiSuy giảm chức năng thính giác cũng như suy giảm mọi chức năng khác là điều tất yếucủa tuổi già. Tuy nhiên do yếu tố di truyền, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống, quá trình bệnhtật v.v... của mỗi người không ai giống ai nên về già bên cạnh số đông người còn duy trìđược sức nghe tương đối, có không ít những người bị nặng tai hoặc điếc. Theo thống kêcủa các viện lão khoa ở nhiều nước, số người già trên 65 tuổi bị giảm sức nghe ảnhhưởng đến giao tiếp chiếm từ 30-50%.Ðặc điểm của điếc ở tuổi già là một điếc hỗn hợp , có nghĩa là cả phần dẫn truyền (màngnhĩ và chuỗi xương con) lẫn phần tiếp nhận (tế bào giác quan, các đường dẫn truyền vàcác trung tâm nghe trên vỏ não) của bộ máy thính giác đều bị suy giảm do các biến đổithoái hóa về cấu trúc. Khám soi tai đều thấy ở hầu hết người cao tuổi, màng nhĩ dày lên,trắng đục không còn màu xanh bóng như ở người trẻ tuổi. Nếu soi kỹ thường thấy đượcphần xơ hóa có hình cong lưỡi liềm được mô tả dưới cái tên Cung lão suy . Một màng nhĩnhư thế dĩ nhiên sẽ có độ nhạy kém khi tiếp nhận tác động của sóng âm! Mặt khác, hiệntượng xơ dính và thoái hóa của các khớp của chuỗi xương con cũng làm cản trở sự truyềnâm cũng như làm hạn chế khả năng điều tiết của chuỗi xương này khi phải đối phó vớitác động của các âm lượng lớn. Sự giảm thiểu các chất dẫn truyền thần kinh khi về giàcòn làm cho luồng thần kinh thính giác đi lên não qua các kinh đoạn cũng trở nên chậmchạp và cả mối liên hệ giữa các trung tâm thính giác và ngôn ngữ, do hiện tượng não bịteo, cũng trở thành khó khăn cho sự thống hợp và giải mã các tín hiệu.Những thay đổi nói trên đã làm cho bệnh điếc ở người cao tuổi có mấy đặc điểm sau đây:- Nghe tiếng giọng trầm (tiếng đàn ông) dễ hơn nghe tiếng giọng cao (tiếng đàn bà, trẻcon).- Nghe xa rõ hơn nghe gần (đối với các âm thanh có cường độ lớn).- Nghe tiếng nói vừa rõ hơn tiếng nói to.Bệnh điếc ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống của người cao tuổi. Do nghe kém đòihỏi phải nhắc đi nhắc lại khi giao tiếp, khiến cho con cháu, bạn bè dễ nản lòng, ít muốntrò chuyện! Vì thế mà người cao tuổi dễ bị mủi lòng, có cảm giác bị cô lập! Ði lại đã khókhăn, người cao tuổi bị điếc cũng không còn khả năng sử dụng điện thoại như mọi ngườiđể thỉnh thoảng thăm hỏi người thân. Các phương tiện để giải trí hằng ngày như xemT.V, nghe đài, thưởng thức âm nhạc đều bị ảnh hưởng nặng nề do sức nghe bị suy giảm!Do đó, người cao tuổi bị điếc thường dễ đi tới trạng thái trầm cảm, bi quan, xa lánh mọingười.Ðiều trị điếc cho người cao tuổi không thể can thiệp phẫu thuật do căn nguyên của nghekém có liên quan đến toàn bộ bộ máy thính giác, không riêng ở một bộ phận nào.Ðiều trị bằng thuốc cũng chỉ giới hạn ở một số trường hợp điếc có liên quan đến rối loạntuần hoàn não, ảnh hưởng đến tưới máu tai trong (thường kèm theo các triệu chứng: ù tai,chóng mặt) cần được xác định bằng đo lưu huyết não.Trợ thính có thể là phương pháp tốt nhất để khắc phục điếc và nghễnh ngãng ở người caotuổi. Ngày nay, ở các nước phát triển, số người già đeo máy trợ thính có xu thế ngày càngnhiều, cũng giống như đeo kính để khắc phục các suy giảm của thị giác. Tuy nhiên, lựachọn được một máy trợ thính thích hợp cũng phải đòi hỏi được chỉ định đúng, thông quanhiều thử nghiệm về đo sức nghe và được hiệu chỉnh các thông số của máy một cách tốiưu, đặc biệt đối với các máy trợ thính thuộc thế hệ mới có áp dụng kỹ thuật số.