Thông tin tài liệu:
Tên chung quốc tế: Meglumine iodamide. Mã ATC: V08A A03. Loại thuốc: Chất cản quang monome dạng ion. Dạng thuốc và hàm lượng Thuốc tiêm: Dung dịch tiêm vô khuẩn chứa 65% iodamid meglumin (tương đương với 300 mg iod/ml). Tá dược: Dinatri edetat. Thay không khí trong lọ bằng nitơ. Dược lý và cơ chế tác dụng Iodamid meglumin là chất cản quang monome dạng ion chứa iod có tính chất và công dụng tương tự như diatrizoat. Sử dụng iodamid meglumin không căn cứ vào tác dụng dược lý của thuốc mà dựa vào sự phân bố và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Iodamid Meglumin Iodamid MegluminTên chung quốc tế: Meglumine iodamide.Mã ATC: V08A A03.Loại thuốc: Chất cản quang monome dạng ion.Dạng thuốc và hàm lượngThuốc tiêm: Dung dịch tiêm vô khuẩn chứa 65% iodamid meglumin (tươngđương với 300 mg iod/ml). Tá dược: Dinatri edetat. Thay không khí trong lọbằng nitơ.Dược lý và cơ chế tác dụngIodamid meglumin là chất cản quang monome dạng ion chứa iod có tínhchất và công dụng tương tự như diatrizoat.Sử dụng iodamid meglumin không căn cứ vào tác dụng dược lý của thuốcmà dựa vào sự phân bố và bài tiết của thuốc trong cơ thể. Các hợp chất iodhữu cơ tăng khả năng hấp thu X quang khi đi qua cơ thể và được dùng để đồhọa cấu trúc cơ thể tại những nơi thuốc tiếp giáp. Mức độ cản quang tỷ lệthuận với toàn lượng (nồng độ và thể tích) chất cản quang chứa iod trênđường đi của tia X.Nói chung các chất cản quang monome dạng ion có áp suất thẩm thấu rấtcao khi dùng ở nồng độ thích hợp để quan sát trong chụp X quang và dungdịch có nồng độ ưu trương này gây tác dụng không mong muốn với tỷ lệtương đối cao. Ngoài ra, những hợp chất monome này ít khả năng dung nạphơn các chất cản quang dime dạng ion (thí dụ acid ioxaglic) có áp suất thẩmthấu thấp hơn, và các chất cản quang dạng không ion (thí dụ iohexol,iopamidol) cũng vốn là những chất có áp suất thẩm thấu thấp hơn.Tiêm tĩnh mạch, iodamid meglumin có thể gây lợi tiểu thẩm thấu.Dược động họcSau khi tiêm tĩnh mạch nhanh, iodamid meglumin thường tạo đủ cản quangđể nhìn thấy đường tiết niệu trong vòng 1 - 10 phút tùy theo c hức năng thậnngười bệnh. Ở người suy thận do thuốc bài tiết chậm nên sau khi tiêm tĩnhmạch 30 phút hoặc lâu hơn vẫn có thể không nhìn thấy đường tiết niệu. Ởngười suy thận nặng có thể không nhìn thấy gì.Sau khi tiêm tĩnh mạch, iodamid meglumin phân bố nhanh khắp dịch ngoàitế bào. Còn chưa biết iodamid meglumin có đi qua nhau thai không. Thuốcbài tiết vào sữa mẹ. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của thuốc dưới5%.Sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh ở người có chức năng thận bình thường, nồngđộ đỉnh iodamid meglumin đạt được ngay, sau đó giảm xuống theo kiểu haipha, pha khởi đầu có nửa đời khoảng 3 phút và pha cuối có nửa đời khoảng1 giờ 20 phút. ở người suy thận, nửa đời của thuốc ở pha cuối là 4 - 16 giờ.Iodamid meglumin thải trừ gần như hoàn toàn trong nước tiểu ở dạng khôngđổi, chủ yếu qua lọc cầu thận. Có ít nhất một phần ba liều tiêm tĩnh mạchthải trừ vào nước tiểu qua ống thận. ở người bệnh có chức năng thận bìnhthường, khoảng 95% liều iodamid meglumin tĩnh mạch thải trừ trong nướctiểu và 0,5% thải trừ trong phân trong 72 giờ; dưới 1,5% thải trừ trong nướctiểu dưới dạng chất chuyển hóa chưa được xác định. Iodamid meglumin đàothải qua thẩm tách màng bụng hoặc thẩm tách máu.Chỉ địnhIodamid meglumin được dùng làm thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch chụpthận để xác định các bất thường ở đường tiết niệu (thí dụ, xác định vị trí tắcnghẽn ở đường tiết niệu).Chú ý: chất cản quang monome dạng ion có tỷ lệ tác dụng có hại t ương đốicao, một phần do áp suất thẩm thấu lớn. Dùng các hợp chất có áp suất thẩmthấu thấp hơn như chất cản quang dime dạng ion và chất cản quang dạngkhông ion có thể được dung nạp tốt hơn.Chống chỉ địnhTiền sử quá mẫn với chất cản quang chứa iod. Vô niệu.Thận trọngCó thể khó hoặc không nhìn thấy được đường tiết niệu trong chụp X quangthận - tĩnh mạch ở người suy thận nặng. Mặc dầu trước đây đã dùng cáchhạn chế được nước vào cơ thể trước khi X quang thận - bằng đường tiêmtĩnh mạch khoảng từ 12 đến 15 giờ để tăng nồng độ iodamid meglumin tạocản quang trong đường niệu, nhưng phần lớn các bác sĩ lâm sàng hiện nayđều cho là tất cả người bệnh đều cần phải được tiếp nước đầy đủ. Tiếp nướcđầy đủ có tầm quan trọng đặc biệt ở trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người bệnhurê huyết cao (đặc biệt là người bệnh đa niệu, thiểu niệ u, đái tháo đường,hoặc bệnh hồng cầu hình liềm). Sự mất nước không mong muốn ở nhữngngười bệnh này có thể tăng lên do tác dụng lợi tiểu thẩm thấu của thuốc.Không được hạn chế nước trước khi chụp X quang người bệnh đa u tủy vì cóthể tạo điều kiện gây kết tủa protein u tủy không hồi phục ở ống thận. Vôniệu do mất nước và/hoặc do chất cản quang đã dẫn đến tăng urê - huyết tiếntriển, suy thận, và tử vong ở người bệnh đa u tủy dùng chất cản quang tiêmtĩnh mạch. Nếu dùng iodamid meglumin cho người bệnh đa u tủy, cần phảibù dịch và kiềm hóa nước tiểu để giảm thiểu hoặc ngăn chặn kết tủa proteinu tủy ở ống thận.Truyền tĩnh mạch iodamid meglumin làm tăng tải thẩm thấu, cần lưu ý tácdụng này ở người bị suy tim sung huyết hoặc bị suy giảm chức năng thận.Người suy tim mới phát có nguy cơ bị phù phổi khi dùng liều lớn chất cảnquang dạng ion trong chụp X quang thận bằng đường tĩnh mạch liều cao.Cần tránh cơ thể bị mất nước trước khi chụp. Việc cơ thể mất nước có thể dohạn chế đưa nước vào cơ thể, do nôn, do ỉa c ...