Danh mục

Iraq hát khúc Marseillaise 2

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.10 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Iraq hát khúc Marseillaise 2Giá sinh hoạt từ 1939 đến 19S5 tăng lên gấp năm (ta nên nhớ Iraq may mắn không phải là bãi chiến trường trong Thế chiến, không chịu ảnh hưởng của chiến tranh), mà lợi tức của nông dân chỉ tăng lên gấp đôi hay gấp ba. Năm 1955, nông dân kiếm được từ 1.000 đến 2.000 quan cũ mỗi tháng mà một ký gạo giá 110 quan, một ký thịt giá 200 quan, một chiếc sơ-mi giá 1.000 quan. Nghĩa là làm quần quật mỗi tháng chỉ mua được từ 9 đến 18 ký gạo,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Iraq hát khúc Marseillaise 2 Iraq hát khúc Marseillaise 2 Giá sinh hoạt từ 1939 đến 19S5 tăng lên gấp năm (ta nên nhớ Iraq may mắnkhông phải là bãi chiến trường trong Thế chiến, không chịu ảnh hưởng của chiếntranh), mà lợi tức của nông dân chỉ tăng lên gấp đôi hay gấp ba. Năm 1955, nôngdân kiếm được từ 1.000 đến 2.000 quan cũ mỗi tháng mà một ký gạo giá 110 quan,một ký thịt giá 200 quan, một chiếc sơ-mi giá 1.000 quan. Nghĩa là làm quần quậtmỗi tháng chỉ mua được từ 9 đến 18 ký gạo, hoặc từ 5 đến 10 ký thịt, hoặc 1 hay 2chiếc sơ-mi. Mỗi năm họ càng nghèo thêm, làng mạc mỗi năm một điêu tàn thêm. Nhà ở của họ chỉ có mỗi một phòng, không bàn, không ghế. Họ ngồi ăn ngaytrên mặt đất nện, thức ăn chỉ có mỗi một món canh với cơm. Trẻ con không đượcđi học, hình như chủ điền cấm chúng đi học, sợ thiếu người làm ruộng. Có trường,có lớp, có giáo viên ở bộ gửi về mà không có học trò. Giáo viên phải làm sổ họcsinh ma để tháng tháng lĩnh lương. Thống kê năm 1955 cho biết trong nước có95% người mù chữ, có tỉnh tỷ số đó lên tới 98 %, đàn bà nhà quê thì 100% mù chữ.Một thím nhà quê nọ ở Amara cất kỹ một tờ nhật báo - mà thím ta không biết đọc -làm gia sản để lại cho con cháu! Các đảng chính trị bị cấm ngặt. Nhưng một hội kín, đảng nhân dân, do AzizChérif thành lập, cũng hoạt động ngầm trong đám nông dân. Cả một đảng Cộngsản nữa, do Youssouf Salman Youssouf, một người bán nước đá, làm lãnh tụ bịchính quyền bắt xử tội, treo cổ ở Bagdad. Sau cuộc cách mạng 1958, nhiều đámnông dân tuyên bố với nhân viên chính quyền rằng họ cùng quê hương vớiYoussouf! Xin Chúa phù hộ Youssouf. Nông dân tuy phẫn uất, bất bình, nhưng thiếu tổ chức, lâu lâu họp nhau từngđám hỗn độn biểu tình đòi cứu trợ cho khỏi đói, nhưng rồi vì ý kiến bất đồng hoặcvì bộ tộc khác nhau, chỉ một vài hôm là họ gây lộn với nhau, chém giết nhau, quêncả những đòi hỏi của họ, khi lính tráng tới, chẳng cần đàn áp, họ cũng tan rã hết. Tuy nhiên, hồi sắp có cách mạng trong nước - ngày 14 tháng 7 năm 1958 - họđã có những tổ chức đông đảo, hơi có kỷ luật, do các cán bộ ở thành thị chỉ huy,mà triều đình Iraq không hay gì cả. Những nhận xét kể trên của Pierre Rossi[53] về tình cảnh khốn khổ của nôngdân Iraq cũng hợp với những nhận xét của một người ngoại quốc khác, ôngWilfrid Thesinger đăng trong một tạp chí Địa lý năm 1954. Ông bảo cảnh đồngruộng Iraq cũng vẫn là cảnh tả trong các bộ cổ sử: Cũng có những đàn sếu đàn cò,đàn chim bói cá, nhưng không biết thời cổ ra sao, chứ thời nay nông dân lúc nhúctrên bờ, những con kênh nước xanh như rêu, nổi lều bều phân người, và múc nướcdưới kênh mà uống, cho nên không người nào không bị bệnh lị, bệnh hoa liễu, cókẻ bị cả hai chứng bệnh đó một lúc, có kẻ đại tiện tiểu tiện ra máu ngay trên bờkênh, thực là ghê tởm. Đời sống dân thành thị Chúng tôi xin lấy kinh đô Bagdad làm tiêu biểu. Trước 1950, năm thành lập sởphát triển [54]của Iraq (Office du Développement), đời sống hai giới giàu vànghèo ở Bagdad không cách biệt nhau lắm, không có tình trạng chia làm hai phethù địch nhau như ở thôn quê, không có vấn đề giai cấp. Giàu và nghèo chỉ khácnhau ở bề ngoài, giàu thì sống tương đối sung sướng hơn, nhàn nhã hơn, còn thì cảgiàu lẫn nghèo cũng ít học như nhau, cũng có một lối sống như nhau, cũng ănuống như nhau, có những thị hiếu như nhau, thân phận như nhau. Nếu cùng thuộcmột bộ lạc thì họ còn nhận nhau là anh em cùng một ông tổ, thân mật với nhau nữa,không ra vẻ kẻ chủ người tớ. Họ cũng có những tục lệ như nhau, tôn trọng đàn bà, ăn nói nhã nhặn, có tưcách. Bọn giàu còn có tinh thần triết nhân, coi phú quý như phù vân, không khoecủa cải, đi đâu thì cưỡi lừa, ngay những người có địa vị chức tước cũng xuề xòa,dễ dàng với dân nghèo. Theo tôi, có lẽ hồi đó họ còn giữ được truyền thống của tổtiên, họ mới bị Anh bảo hộ khoảng ba chục năm (từ sau Thế chiến thứ nhất), chưabị ảnh hưởng nhiều của văn minh phương Tây. Xã hội của họ năm 1945 cũng từatựa xã hội của ta hồi Thế chiến thứ nhất, khi Hà Nội còn giữ được nhiều nếp cổ. Nhưng rồi lịch sử tiến rất mau. Từ khi thành lập sở phát triển để canh tân quốcgia, tiền bạc tuôn ra như suối (tác giả không cho biết cơ quan đó có nhận viện trợcủa Anh, Mỹ hay không), người ta mới đua nhau đầu cơ, hối lộ, đồng bạc mất giá.Giá tiền năm 1958 chỉ còn bằng 1/6 năm 1940, chỉ trong một năm, từ tháng 7 năm1955 tới tháng 7 năm 1956 đời sống đắt lên gấp đôi: Giá một ký cam từ 80 lên tới150 quan cũ, một ký cà từ 26 tăng lên 50 quan cũ. Dân nghèo từ đó sống điêuđứng. Mà đồng thời, tụi tân phú gia bỏ nếp sống cổ truyền, tách biệt quần chúng màhướng về phương Tây, sống lối sống của phương Tây. Dân nghèo cho họ là laicăng, phản bội dân tộc, bắt đầu thù oán họ như nông dân thù oán bọn lãnh chúa, vàqua năm 1957 thì những người am hiểu thời cuộc đã đoán được rằng thế nào cũngsẽ có cách mạng. Dân số Bagdad hồi đó vào khoảng 800.000 - 900 ...

Tài liệu được xem nhiều: