Danh mục

Karl XII của Thụy Điển (1682–1718)

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.64 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Karl XII còn được biết đến dưới tên gọi Carl XII hay Charles XII, là một vị vua nổi tiếng trong lịch sử Thụy Điển do những chiến công hiển hách ban đầu, nhưng cũng bị oán ghét do chiến bại về sau và làm kiệt quệ Thụy Điển. Dưới triều đại của ông, Thụy Điển từ một nước hùng mạnh bị xuống dốc rõ rệt, mất nhiều đất đai, và tạo cơ hội cho Nga vươn lên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Karl XII của Thụy Điển (1682–1718) Karl XII của Thụy Điển (1682–1718)Karl XII còn được biết đến dưới tên gọi Carl XII hay Charles XII, là một vị vua nổi tiếngtrong lịch sử Thụy Điển do những chiến công hiển hách ban đầu, nhưng cũng bị oán ghétdo chiến bại về sau và làm kiệt quệ Thụy Điển. Dưới triều đại của ông, Thụy Điển từ mộtnước hùng mạnh bị xuống dốc rõ rệt, mất nhiều đất đai, và tạo cơ hội cho Nga vươn lênThời niên thiếuKarl XII sinh ngày 17 tháng 6 năm 1682. Cha của ông là Karl XI, lên làm vua lúc 5 tuổi.Tất cả có bảy anh em, nhưng chỉ có Karl, người chị Hedvig Sofia lớn hơn một tuổi, và emgái Ulrika Eleonora nhỏ hơn sáu tuổi, là sống sót cho đến lúc trưởng thành. Mặc dù Karlcó thể chất yếu đuối, tuổi thơ ấu của ông có đầy hoạt động quân sự. Sau cái chết củangười vợ, vua Karl XI dành nhiều thời giờ cho con cái. Thái tử Karl đã tiếp nhận nhiềuđức tin và cung cách của vua cha. Danh dự và thánh thiện là hai nguyên tắc chỉ đạo củaông: Quân vương phải đặt công lý và danh dự lên trên tất cả; một khi đã nói ra, phải làmtheo lời nói.Các thầy giáo của Karl thấy học trò của mình có trí thông minh nhạy bén và tiếp thunhanh. Ông quan tâm đến tiếng Thụy Điển, nhưng học tiếng Đức khá hơn và sử dụngngôn ngữ này như tiếng mẹ đẻ. Ông khá tiếng Latinh, cũng học tiếng Pháp nhưng thíchđọc hơn là nói. Karl thực sự quan tâm đến tôn giáo. Ông thấy hấp dẫn với việc áp dụngtoán học vào đạn đạo và xây công sự phòng thủ. Trong khi các thầy giáo ngưỡng mộ ócnhạy bén của học trò, họ cũng lo âu về tính khí mạnh mẽ của ông, thường có vẻ như làtính bướng bỉnhĐăng quangSự giáo dục của Karl bị gián đoạn vĩnh viễn khi ông lên 14. Ngày 5 tháng 4 năm 1697,vua Karl XI qua đời ở tuổi 42. Theo truyền thống, Thái tử Thụy Điển chỉ có thể lên ngôiở tuổi 18. Vì thế, vị vua khi hấp hối đã cử một hội đồng phụ chính trong đó có bà nội củaThái tử, Hoàng hậu Hedvig Eleonora. Sau khi vua cha qua đời, Karl dự các phiên họp củaHội đồng Phụ chính và lập tức gây ấn tượng tốt bằng cách đặt những câu hỏi thông minhvà, hơn nữa, bằng cách im lặng lắng nghe người lớn tranh luận.Trong vòng 6 tháng, mọi người thấy hiển nhiên là Hội đồng Phụ chính không thể làmviệc. Các thành viên thường bất đồng ý kiến nên không thể đi đến quyết định. Vì vẫn cònnhớ di chúc của vị vua quá cố rằng họ sẽ chịu trách nhiệm về hành động của họ cho đếnkhi Karl XII đến tuổi trưởng thành, các Phụ chính càng sốt sắng hỏi ý kiến của Karl vềmọi chủ đề đang thảo luận. Thế nên, càng ngày những người quanh ông càng muốn chiềulòng ông, và quyền uy của các Phụ chính càng suy giảm. Chính phủ Thụy Điển bị t ê liệt.Giải pháp duy nhất là tuyên cáo Thái tử đã đến tuổi trưởng thành, tuy lúc ấy mới được 15tuổi, và tháng 11 năm 1697 họ đã tấn phong ông làm vua của Thụy Điển.Đối với đa số thần dân, lễ đăng quang của Karl XII gây cú sốc. Ông không muốn bị aikiểm soát, và muốn tỏ rõ điều này. Ông từ chối nghi lễ đăng quang theo truyền thống nhưcác vua trước: một người nào đó cầm vương miện đội lên đầu ông. Thay vào đó, ôngtuyên cáo rằng vì ông được sinh ra để lên ngôi chứ không phải được bầu, nghi lễ đăngquang tự nó là vô nghĩa. Ông chỉ đồng ý cho phép giám mục tôn phong ông, để phù hợpvới Thánh kinh ghi rằng quân vương là người của Thượng đế được xức dầu. Cậu thiếuniên 15 tuổi từ chối cất lời thề theo truyền thống, và tự đặt chiếc vương miện lên đầumình.Nghi lễ lạ lùng như thế được tiếp nối bởi tính cách của vị vua mới. Giới quý tộc đã mongKarl sẽ nương nhẹ chính sách của vị vua quá cố mà cho họ thêm quyền tự chủ, giờ đaukhổ mà thấy quân vương trẻ nhất quyết theo đuổi chính sách hiện hữu. Thành viên củahội đồng chỉ biết lắc đầu khi thấy nhà vua tự tin, bưởng bỉnh, nhất quyết không đổi ý mộtkhi đã quyết định. Chính khách Thụy Điển hối hận vì tấn phong vị vua trẻ trước tuổitrưởng thành, nhưng đã muộn. Bây giờ, cả đất nước hùng mạnh nhất Bắc Âu đều phảithuần phục uy quyền tuyệt đối của một thiếu niên cứng đầu, ngang ngạnh. Cảm nhận họcó ý thù nghịch, Karl quyết định hạ thấp hội đồng, nếu không xóa bỏ.Dù phải dành thời giờ cho công vụ, Karl vẫn là một thiếu niên hiếu động, ham thích hoạtđộng thể chất mãnh liệt, muốn thử thách thể chất và tinh thần của mình trong khó khăn.Ông yêu thích trò chơi nguy hiểm là tập trận giả, sử dụng lựu đạn giả t uy không làm chếtngười nhưng có thể gây thương tích.Tố chấtĐối với kẻ thù của ông và quan sát viên châu Âu, dường như Karl khát khao chiến đấubất kỳ lúc nào và bất cứ may rủi ra sao. Ông toàn tâm toàn lực chú trọng vào việc dichuyển chớp nhoáng và chiến thuật gây sốc. Tính bốc đồng và hăng say tấn công đãkhiến ông bị cáo buộc là cẩu thả – ngay cả cuồng tín! Nhưng đó không phải là sự tấncông điên cuồng; mà đúng hơn, là cách tấn công kiểu Thụy Điển dựa trên chương trìnhhuấn luyện khắc khổ và chế độ kỷ luật thép, dựa trên tinh thần cống hiến hết mình vàniềm tin vào chiến thắng, và dựa trên hệ thống liên lạc xuất sắc. XII sẵn sàng phá lệ hànhquân theo mùa trong năm – ...

Tài liệu được xem nhiều: