Kể-lể một chút nào…
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 557.78 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
“Nó đến” (2011) của Lý Trần Quỳnh Giang Con số không chỉ là một công cụ giúp người ta sắp xếp một cách logic hay để đo đếm tính toán. Mỗi nền văn hóa đều biết đến ý nghĩa tượng trưng của các con số và dãy số. Tuy nhiên, thường là con số biểu thị những tiêu chí tính toán khách quan và được coi là đáng tin, và chúng cũng dẫn dắt tư duy và hành động nghệ thuật trong chi tiết cũng như tổng thể. Ngay trong đào tạo mỹ thuật, chúng ta học cách pha màu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kể-lể một chút nào… Kể-lể một chút nào… “Nó đến” (2011) của Lý Trần Quỳnh Giang Con số không chỉ là một công cụ giúp người ta sắp xếp một cách logic hay để đo đếm tính toán. Mỗi nền văn hóa đều biết đến ý nghĩa tượng trưng của các con số và dãy số. Tuy nhiên, thường là con số biểu thị những tiêu chí tính toán khách quan và được coi là đáng tin, và chúng cũng dẫn dắt tư duy và hành động nghệ thuật trong chi tiết cũng như tổng thể. Ngay trong đào tạo mỹ thuật, chúng ta học cách pha màu cực kỳ chính xác, học đếm, học lý thuyết về hài hòa, bố cục – và học cả cách loại trừ những nhiễu loạn thông qua lý thuyết sáng tác và thẩm mỹ. Trong tất cả các hành vi ấy, con số đóng một vai trò không kém quan trọng. Chúng ta biết các khái niệm bình phương, bộ ba, chuỗi số, tỉ lệ vàng, lý thuyết tỉ lệ, sơ đồ tính tỉ lệ cơ thể người một cách khoa học và lắm thứ khác nữa. Rõ ràng là những công cụ đó giúp ta phác thảo ra hình người và phong cảnh tuyệt đẹp, cũng có thể để qua đó đạt sự hài lòng và thỏa mãn. Tóm lại là để thể hiện một thiên đường lý tưởng. Tên gọi của triển lãm 1,2,3,4,5,6,7,8 không chỉ ra gì khác ngoài một loạt số nối đuôi nhau. Xét về hình thức, chúng gây cho tôi ấn tượng về một chuỗi số đẹp. “Xâu chuỗi“ các số ấy để làm gì? Để đếm? Tiếp cận? Kiểm tra? Một nhà ngục chăng? Phải chăng tôi là người sắp đến lượt? Tôi là số 9 à? Tôi là một con số hay sao? Hay là một nghệ sĩ? Những con số ấy có được lưu giữ ở đâu không? Hay tôi có quyền tùy ý coi chúng là một mớ tiền, 12.345.678 USD chẳng hạn? Hay chỉ là VND? Liệu có phải ám chỉ tiền? Hay thành công? Biết đâu đây là chuyện thời gian, đo đếm, tấn tới, quá trình diễn biến… tóm lại: con số gợi ra những liên tưởng và ý niệm cực kỳ khác biệt và phong phú. Sự thật rốt cuộc thì ra rất đơn giản: triển lãm chung này trưng bày tác phẩm của 8 nghệ sĩ. Nhưng tên triển lãm không là 8 nghệ sĩ – mà cho chúng ta thấy dãy số 1-8, và qua đó nó thể hiện rõ rệt một nhóm bao gồm các cá thể khác biệt nhau và vẫn nằm trong một mối quan hệ với nhau. Từ trái qua phải: Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thái Tuấn, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Quang Huy, Phạm Ngọc Dương, Trương Tân và Lý Trần Quỳnh Giang. Nhưng ai trong số đó là người đầu tiên? Nếu tôi xếp theo năm sinh thì người đầu tiên là Trương Tân (sinh năm 1963) còn Lý Trần Quỳnh Giang (sinh năm 1978) là người cuối cùng, nghĩa là số 8 trong trường này. Song nếu tôi ưa gọi nghệ sĩ trẻ nhất trước tiên thì Lý Trần Quỳnh Giang là người đầu tiên. Hoặc xếp đối chiếu đàn bà đàn ông thì Trương Tân là một trong 7 người kia, còn Giang lại là số 1. Vậy thì tùy vào cách quy chiếu, tiêu chí, phân bạch và loại trừ mà sẽ có cực nhiều tổ hợp sắp xếp và đủ kiểu thứ tự. Sẽ đẻ ra một trò chơi đầy ngẫu nhiên. Nhưng, liệu trò này có ngẫu nhiên thật không? Ai chịu làm số 0 bây giờ? Bất kể bằng cách nào, bao giờ và tại sao: Ai cũng thích là số 1 cả. Trong cuộc đời. Trong tình yêu. Trong nghệ thuật. Trong thước đo giá trị và đánh giá của công luận. Tuy vậy có một niềm an ủi: một nơi nào đó, một lúc nào đó và bằng cách nào đó, ai cũng có lúc được là số 1. Và số 1 được hiểu là khởi đầu của mọi tồn tại và tổng số của mọi khả thể. 8 nghệ sĩ trong triển lãm này sử dụng những khả thể nào? Trước tiên tôi nói đến những yếu tố có thể nhìn thấy và đo đếm được hiện hữu trong triển lãm: đó là toan và màu, và gỗ. Quy tụ trong các khung, tấm toan căng và từng mi-li-gam màu đủ loại. Kể cả đường kính sợi lông và bề rộng của nét cọ. Tiếp theo đó là bình diện lý thú của sự kể-lể. Là cái mà mỗi nghệ sĩ định kiến tạo, thể hiện và kể-lể bằng cách pha trộn các mi-li-gam màu và xăng-ti-mét. Nói cho đúng thì trong chữ “kể-lể“ đã có hàm nghĩa “liệt kê“ và cho ta thấy rằng mỗi bức tranh và câu chuyện trong tranh là một loạt sự kiện khác nhau – bất kể ta có biết nghệ sĩ sắp xếp theo tuần tự thời gian nào không. Và cả tiểu sử lẫn cuộc đời của nghệ sĩ cũng là một sự tiếp nối: sau số 1 là số 2, và số 3 sẽ không là số 3 nếu thiếu số 1 và số 2… số 7 cần có số 6 thì mới được gọi là số 7 – vân vân và vân vân. Nhưng không chỉ có thế: mỗi bức tranh đơn lẻ và câu chuyện trong đó có một người thưởng lãm, mà mỗi người thưởng lãm đó lại có một câu chuyện khác. Câu chuyện 1 và câu chuyện 2 – hoặc tranh 1 và tranh 2 – biến thành câu chuyện mới: câu chuyện 3. Hoặc theo lời Marcel Duchamp: Chính người thưởng lãm mới hoàn tất tác phẩm nghệ thuật. Ngày càng phức hợp hơn và khiến ta ngơ ngác bối rối. Nhưng đâu phải vậy. Nó chỉ cho thấy rằng tất cả và mỗi thứ đều nằm trong một tuần tự và mối quan hệ với một thứ nào đó, và đóng góp của người thưởng lãm vào tác phẩm nghệ thuật không chỉ rất cơ bản, mà còn là một cấu thành lớn của tác phẩm đó. “Cậu bé lai Tây” (2011) Nguyễn Minh Thành. Lụa, 250 x 105cm. Lấy ví dụ, khi chiêm ngưỡng tác phẩm Cậu bé lai tây của Nguyễn Minh Thành, thoạt tiên tôi thấy tràn ngập cảm giác sến và khao khát. Không cần ai chỉ bảo, lý trí của tôi lật tẩy bản chất dối trá phi thực của thiên đường tươi đẹp, dáng vẻ lý tưởng của con người và hình ảnh lý tưởng của phong cảnh. Không nhất thiết là ai cũng nghĩ vậy, nhưng trong mắt tôi đó là phong cảnh sến được lý tưởng hóa trên tấm bưu thiếp, nó gây hấn bởi tính phi thực. Nhưng, người nghệ sĩ định thách thức tôi làm gì qua bức tranh đó? Ở đây có sự biến chuyển mang tính chu kỳ nào? Nghệ sĩ định nói gì với tôi? Nhận thức của tôi trên con đường từ 1 đến 2 – từ Ngắm Nhìn đến Tư Duy – là gì? Giả sử tôi gán cho bức tranh của Nguyễn Minh Thành một con số có tính biểu tượng, đó sẽ là số 8. Số 8 là con số của thiên đường tái hiện theo nghĩa tâm linh. Số của hạnh phúc. Liệu đó có phải ý mà Nguyễn Minh Thành định nói với tôi? Liệu anh có định nhắc đến 7 bậc nghệ thuật mà cá nhân anh từng trải qua: quá trình đào tạo nghệ thuật? Quan điểm về nghệ thuật của anh đã biến đổi. Những thử nghiệm sắp đặt đầu tiên và các Ready Mades. Sự mở rộng của ý nghĩ và tưởng tượng. Thế giới của vinh hiển tác động và biến đổi ra sao. Sự chuyển giao sang bối cảnh xã hội và chính trị, và: sự ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kể-lể một chút nào… Kể-lể một chút nào… “Nó đến” (2011) của Lý Trần Quỳnh Giang Con số không chỉ là một công cụ giúp người ta sắp xếp một cách logic hay để đo đếm tính toán. Mỗi nền văn hóa đều biết đến ý nghĩa tượng trưng của các con số và dãy số. Tuy nhiên, thường là con số biểu thị những tiêu chí tính toán khách quan và được coi là đáng tin, và chúng cũng dẫn dắt tư duy và hành động nghệ thuật trong chi tiết cũng như tổng thể. Ngay trong đào tạo mỹ thuật, chúng ta học cách pha màu cực kỳ chính xác, học đếm, học lý thuyết về hài hòa, bố cục – và học cả cách loại trừ những nhiễu loạn thông qua lý thuyết sáng tác và thẩm mỹ. Trong tất cả các hành vi ấy, con số đóng một vai trò không kém quan trọng. Chúng ta biết các khái niệm bình phương, bộ ba, chuỗi số, tỉ lệ vàng, lý thuyết tỉ lệ, sơ đồ tính tỉ lệ cơ thể người một cách khoa học và lắm thứ khác nữa. Rõ ràng là những công cụ đó giúp ta phác thảo ra hình người và phong cảnh tuyệt đẹp, cũng có thể để qua đó đạt sự hài lòng và thỏa mãn. Tóm lại là để thể hiện một thiên đường lý tưởng. Tên gọi của triển lãm 1,2,3,4,5,6,7,8 không chỉ ra gì khác ngoài một loạt số nối đuôi nhau. Xét về hình thức, chúng gây cho tôi ấn tượng về một chuỗi số đẹp. “Xâu chuỗi“ các số ấy để làm gì? Để đếm? Tiếp cận? Kiểm tra? Một nhà ngục chăng? Phải chăng tôi là người sắp đến lượt? Tôi là số 9 à? Tôi là một con số hay sao? Hay là một nghệ sĩ? Những con số ấy có được lưu giữ ở đâu không? Hay tôi có quyền tùy ý coi chúng là một mớ tiền, 12.345.678 USD chẳng hạn? Hay chỉ là VND? Liệu có phải ám chỉ tiền? Hay thành công? Biết đâu đây là chuyện thời gian, đo đếm, tấn tới, quá trình diễn biến… tóm lại: con số gợi ra những liên tưởng và ý niệm cực kỳ khác biệt và phong phú. Sự thật rốt cuộc thì ra rất đơn giản: triển lãm chung này trưng bày tác phẩm của 8 nghệ sĩ. Nhưng tên triển lãm không là 8 nghệ sĩ – mà cho chúng ta thấy dãy số 1-8, và qua đó nó thể hiện rõ rệt một nhóm bao gồm các cá thể khác biệt nhau và vẫn nằm trong một mối quan hệ với nhau. Từ trái qua phải: Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thái Tuấn, Lê Huy Hoàng, Nguyễn Quang Huy, Phạm Ngọc Dương, Trương Tân và Lý Trần Quỳnh Giang. Nhưng ai trong số đó là người đầu tiên? Nếu tôi xếp theo năm sinh thì người đầu tiên là Trương Tân (sinh năm 1963) còn Lý Trần Quỳnh Giang (sinh năm 1978) là người cuối cùng, nghĩa là số 8 trong trường này. Song nếu tôi ưa gọi nghệ sĩ trẻ nhất trước tiên thì Lý Trần Quỳnh Giang là người đầu tiên. Hoặc xếp đối chiếu đàn bà đàn ông thì Trương Tân là một trong 7 người kia, còn Giang lại là số 1. Vậy thì tùy vào cách quy chiếu, tiêu chí, phân bạch và loại trừ mà sẽ có cực nhiều tổ hợp sắp xếp và đủ kiểu thứ tự. Sẽ đẻ ra một trò chơi đầy ngẫu nhiên. Nhưng, liệu trò này có ngẫu nhiên thật không? Ai chịu làm số 0 bây giờ? Bất kể bằng cách nào, bao giờ và tại sao: Ai cũng thích là số 1 cả. Trong cuộc đời. Trong tình yêu. Trong nghệ thuật. Trong thước đo giá trị và đánh giá của công luận. Tuy vậy có một niềm an ủi: một nơi nào đó, một lúc nào đó và bằng cách nào đó, ai cũng có lúc được là số 1. Và số 1 được hiểu là khởi đầu của mọi tồn tại và tổng số của mọi khả thể. 8 nghệ sĩ trong triển lãm này sử dụng những khả thể nào? Trước tiên tôi nói đến những yếu tố có thể nhìn thấy và đo đếm được hiện hữu trong triển lãm: đó là toan và màu, và gỗ. Quy tụ trong các khung, tấm toan căng và từng mi-li-gam màu đủ loại. Kể cả đường kính sợi lông và bề rộng của nét cọ. Tiếp theo đó là bình diện lý thú của sự kể-lể. Là cái mà mỗi nghệ sĩ định kiến tạo, thể hiện và kể-lể bằng cách pha trộn các mi-li-gam màu và xăng-ti-mét. Nói cho đúng thì trong chữ “kể-lể“ đã có hàm nghĩa “liệt kê“ và cho ta thấy rằng mỗi bức tranh và câu chuyện trong tranh là một loạt sự kiện khác nhau – bất kể ta có biết nghệ sĩ sắp xếp theo tuần tự thời gian nào không. Và cả tiểu sử lẫn cuộc đời của nghệ sĩ cũng là một sự tiếp nối: sau số 1 là số 2, và số 3 sẽ không là số 3 nếu thiếu số 1 và số 2… số 7 cần có số 6 thì mới được gọi là số 7 – vân vân và vân vân. Nhưng không chỉ có thế: mỗi bức tranh đơn lẻ và câu chuyện trong đó có một người thưởng lãm, mà mỗi người thưởng lãm đó lại có một câu chuyện khác. Câu chuyện 1 và câu chuyện 2 – hoặc tranh 1 và tranh 2 – biến thành câu chuyện mới: câu chuyện 3. Hoặc theo lời Marcel Duchamp: Chính người thưởng lãm mới hoàn tất tác phẩm nghệ thuật. Ngày càng phức hợp hơn và khiến ta ngơ ngác bối rối. Nhưng đâu phải vậy. Nó chỉ cho thấy rằng tất cả và mỗi thứ đều nằm trong một tuần tự và mối quan hệ với một thứ nào đó, và đóng góp của người thưởng lãm vào tác phẩm nghệ thuật không chỉ rất cơ bản, mà còn là một cấu thành lớn của tác phẩm đó. “Cậu bé lai Tây” (2011) Nguyễn Minh Thành. Lụa, 250 x 105cm. Lấy ví dụ, khi chiêm ngưỡng tác phẩm Cậu bé lai tây của Nguyễn Minh Thành, thoạt tiên tôi thấy tràn ngập cảm giác sến và khao khát. Không cần ai chỉ bảo, lý trí của tôi lật tẩy bản chất dối trá phi thực của thiên đường tươi đẹp, dáng vẻ lý tưởng của con người và hình ảnh lý tưởng của phong cảnh. Không nhất thiết là ai cũng nghĩ vậy, nhưng trong mắt tôi đó là phong cảnh sến được lý tưởng hóa trên tấm bưu thiếp, nó gây hấn bởi tính phi thực. Nhưng, người nghệ sĩ định thách thức tôi làm gì qua bức tranh đó? Ở đây có sự biến chuyển mang tính chu kỳ nào? Nghệ sĩ định nói gì với tôi? Nhận thức của tôi trên con đường từ 1 đến 2 – từ Ngắm Nhìn đến Tư Duy – là gì? Giả sử tôi gán cho bức tranh của Nguyễn Minh Thành một con số có tính biểu tượng, đó sẽ là số 8. Số 8 là con số của thiên đường tái hiện theo nghĩa tâm linh. Số của hạnh phúc. Liệu đó có phải ý mà Nguyễn Minh Thành định nói với tôi? Liệu anh có định nhắc đến 7 bậc nghệ thuật mà cá nhân anh từng trải qua: quá trình đào tạo nghệ thuật? Quan điểm về nghệ thuật của anh đã biến đổi. Những thử nghiệm sắp đặt đầu tiên và các Ready Mades. Sự mở rộng của ý nghĩ và tưởng tượng. Thế giới của vinh hiển tác động và biến đổi ra sao. Sự chuyển giao sang bối cảnh xã hội và chính trị, và: sự ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
hành động nghệ thuật trường phái nghệ thuật xu hướng mỹ thuật nghệ sĩ nổi tưởng triển lãm nghệ thuật mỹ thuật hiện đại trào lưu nghệ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 340 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 143 0 0 -
7 trang 83 0 0
-
10 trang 53 0 0
-
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 51 1 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 42 0 0 -
20 trang 40 0 0
-
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 39 0 0 -
4 trang 38 0 0
-
7 trang 35 0 0
-
Đẹp ngỡ ngàng vườn tượng Phật trên đất nước Lào
8 trang 34 0 0 -
12 trang 34 0 0
-
5 trang 33 0 0
-
Chuyện Về Bảo Tượng A Di Đà Chùa Phật Tích
10 trang 32 0 0 -
Thuật Điêu Khắc Tượng Phật Nhật Bản
4 trang 32 0 0 -
Các bức điêu khắc độc đáo bằng diêm
8 trang 32 0 0 -
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 trang 32 0 0 -
7 trang 32 0 0
-
CỐ HOẠ SĨ NGUYỄN THUỶ TUÂN - CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT
5 trang 31 1 0 -
INSTALLATION ĐẾM CỪU TẠI NGÃ TƯ TIME SQUARE
3 trang 31 0 0