Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _18
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _18 Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG VI.CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰMNGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊNTHÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. Do có phương pháp đúng về tuyển chọn và đào luyện tướng sĩ,cho nên trong giới quý tộc Trần đã xuất hiện nhiều tướng lĩnh lỗi lạc,mà đại diện tiêu biểu là Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, TrầnKhánh Dư, Trần Nhật Duật... Phạm Ngũ Lão vốn là một người bìnhdân trưởng thành trong chiến đấu và được Trần Quốc Tuấn tin yêu,tuyển lựa và bồi dưỡng đã trở thành một tướng giỏi ông chỉ huy mộtđạo quân “phụ tử”, đi đến đâu là giặc ở đấy không địch nổi. Các sửthần triều Lê đã không ngớt lời ca ngợi các tướng lĩnh nhà Trần: “giaocầm quân thì cùng nhau sống chết”, “dụng binh tinh diệu, chiến tấtphải thắng, đánh tất phải được” và “khi đối địch với giặc thì tự mìnhxông pha lên phía trước quân sĩ, giặc trông thấy phải tránh lui, khôngkẻ nào địch nổi”1.Vua Lý Nhân Tông và Lý Anh Tông căn dặn: hãy thường xuyên chămlo quân bị, sửa sang giáo mác rèn tập võ nghệ. Trong lời hịch, TrầnQuốc Tuấn nhắc nhở các tướng: “luyện rèn quân sĩ, tập dượt cungtên, khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là HậuNghệ”2. Thời Lý rất chú trọng huấn luyện binh .sĩ, điều này thể hiệnqua lời chiếu của vua Tống gửi Quách Quỳ trước khi sang đánh ĐạiViệt (1076): “hiện ở Giao Chỉ, Lý Thường Kiệt ngày ngày sai tụ tậpbinh lính, nhóm họp voi ngựa, tập dượt phép chạy và phép xungphong”3. Trong đội quân của Hoàng tử Hoàng Chân chi huy tham giatrận Như Nguyệt có 500 quân đặc biệt, cấm mọi thị dục; dạy cho trậnpháp, người nào cũng có một cái kim bài để làm hiệu riêng. Đội quânấy rất giỏi, hiệu lệnh rất nghiêm. Trong những giai đoạn chuẩn bị chokháng chiến chống xâm lược Nguyên – Mông, không khí học tập binhpháp và luyện tập võ thuật sôi nổi. Các vua Trần, các quý tộc tôngthất và nhất là đội ngũ tướng lĩnh trong triều đình ngày đêm học phéphành trận và phá trận, tập cưỡi ngựa và sử dụng cung, kiếm. Nhànước khuyến khích mở lò luyện võ và cho phép các vương hầu, tôngthất đôn đốc luyện tập quân nơi mình trấn trị. Quân lính cũng đượcrèn luyện kỹ thuật cưỡi ngựa, bắn cung nỏ, múa kiếm, sử dụng lao,giáo và học cách đánh trận.Hình thức tập trận lớn, thao diễn quân đội được coi trọng và thườngdo nhà vua hoặc Quốc công tiết chế đích thân chỉ huy. Trước khi bướcvào kháng chiến, Trần Quốc Tuấn được lệnh điều thủy, bộ và quân độicác vương hầu đến Đông Bộ Đầu tổ chức các cuộc tổng duyệt binh,sau đó chia quân đi đóng giữ ở những nơi xung yếu ở phía bắc vàđông bắc Tổ Quốc. Các thân vương được lệnh thống suất quân đội địaphương nơi mình trấn trị, đôn đốc binh sĩ ngày đêm trau dồi kỹ thuậtchiến đấu. Năm 1262, vua Trần Nhân Tông hạ lệnh cho các đạo quânsắm sửa binh khí, đóng thêm thuyền chiến và tổ chức tập trận ở bảiphù sa sông Bạch Hạc (Vĩnh Phú). Sau hội nghị “bàn kế đánh phòng”ở Bình Than, các cuộc duyệt binh và diễn tập đã được tổ chức ở ThăngLong và ở những địa bàn chiến lược. Năm 1283, vua Trần Nhân Tôngđích thân chỉ huy các vương hầu, tướng lĩnh thao diễn chiến trận.Ngay từ khi cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai vừathắng lợi, năm 1286, vua Trần Nhân Tông đã hạ lệnh cho Trần QuốcTuấn cùng các vương hầu, tông thất và các võ quan “kiểm duyệt quânđội, làm đồ binh khí, đóng thêm chiến thuyền, rồi mở cuộc tập trận”4.Một năm sau, trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh mới, triều đìnhnhà Trần đã triệu tập các tướng quân, tổ chức diễn tập và triển khailực lượng phòng vệ, chuẩn bị sẵn sàng đánh tan quân cướp nước.Những sự kiện trên đây chứng tỏ rằng, các vua Trần cũng như cáctướng chỉ huy cao cấp trong quân đội không chỉ lo luyện rèn quân sĩvề võ nghệ cho từng người, mà còn thường xuyên tổ chức tập trậnlớn, luyện cho các tướng sĩ và quân lính quen với chiến trận và địahình, biết hiệp đồng chiến đấu giữa các đơn vị, các loại quân; đồngthời cũng để nâng cao sĩ khí quân đội trước khi bước vào cuộc sốngmái với quân giặc. Chính nhờ thế mà chất lượng quân đội ngày mộtnâng cao và cũng nhờ những biện pháp trên mà sự đối phó với giặccũng chủ động hơn, như trước cuộc kháng chiến lần thứ ba, TrầnQuốc Tuấn đã trả lời vua Trần Nhân Tông rằng: “Năm nay đánh giặcnhàn”.Tổ tiên ta thời Lý - Trần đặc biệt coi trọng giáo dục tướng sĩ và binhlính lòng yêu nước, thương dân, tinh thần đoàn kết chiến đấu, lòng tựhào dân tộc và lòng căng thù giặc. Trần Quốc Tuấn căn dặn: “phảixây quân đội như cha con một nhà thì mới dùng được”. Vua TrầnNhân Tông những khi ngự chơi ngoài hành cung gặp các gia đồng củacác vương hầu, thường gọi họ lại thăm hỏi và răn dạy vệ sĩ của mìnhkhông được thét đuổi họ; bởi theo nhà vua, ngày thường họ là nhữngngười phục dịch bình thường, nhưng khi có chiến tranh họ là nhữngngười lính dũng cảm nhất. Các vua Lý - Trần thường tổ chức khaothưởng quân đội, nhất là sau các đợt hành quân hoặc vào những kỳlễ, Tết. Lý Thường Kiệt có bài thơ Nam quốc sơn hà, Trần Quốc Tuấncó Hịch tướng sĩ, các vua thường ra các chiếu, dụ gửi tướng hiệu vàquân sĩ. Tất cả nhằm mục đích động viên, khích lệ lòng yêu nước,niềm tự hào về truyền thống và chí căm thù; quyết tâm đánh giặc giữnước. Vì thế, quân nhà Lý tập kích vào Ung Khâm Liêm “như vào chỗkhông người, đánh tan giặc như mặt trời đốt giá”5; nhà Trần có đạoquân “Sát Thát”, quyết sống mái với giặc Nguyên với tinh thần “phácường tặc báo hoàng ân”, “thề với thần dân dốc lòng báo đền ơnnước”. Các tướng lĩnh thì đồng tâm hiệp lực, vì nước vì vua mà từ bỏmọi hiềm khích; khi lâm trận thì dũng cảm mưu trí, tự mình xông lênphía trước khiến quân thù phải khiếp phục như Lê Phụ Trần, TrầnNhật Duật, Trần Quốc Toản.... Đó là kết quả của xây dựng, rèn luyệntố chất tinh thần và khả năng chiến đấu của quân đội.Trong lịch sử dân tộc, có những thời kỳ có quân đội đông, vũ khí tốt,thành hào kiên cố, vậy mà nhanh chóng tan rã trước cuộc tiến côngxâm lược của quân t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo án lịch sử bài giảng lịch sử lịch sử THPT lịch sử Việt Nam tài liệu lịch sửTài liệu cùng danh mục:
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
8 trang 397 0 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 10
76 trang 362 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDKT-PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Hoàng Văn Thụ
5 trang 338 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội
11 trang 331 0 0 -
Đề cương giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bắc Thăng Long
9 trang 287 0 0 -
176 trang 273 3 0
-
Nội dung ôn tập học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh
12 trang 266 0 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 10
96 trang 252 0 0 -
CÁC QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO
5 trang 231 6 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 trang 225 0 0
Tài liệu mới:
-
121 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Chất hài trong kiến trúc của Renzo Piano
124 trang 0 0 0 -
157 trang 0 0 0
-
179 trang 0 0 0
-
9 trang 0 0 0
-
7 trang 0 0 0
-
85 trang 0 0 0
-
97 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý sử dụng vốn ODA của chính quyền tỉnh Lào Cai
108 trang 0 0 0 -
132 trang 0 0 0