Danh mục

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _4

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 132.53 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CHƯƠNG III XÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH, “QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG”III. MỞ MANG MÀNG LƯỚI GIAO THÔNGCho đến nay, chúng ta không có tài liệu để khôi phục lại hệ thống giao thông thời Lý - Trần, có chăng chỉ hình dung được những nét lớn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _4 Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG IIIXÂY DỰNG KINH TẾ LÀM CHO DÂN GIÀUNƯỚC MẠNH, “QUỐC PHÚ BINH CƯỜNG” III. MỞ MANG MÀNG LƯỚI GIAO THÔNGCho đến nay, chúng ta không có tài liệu để khôi phục lại hệ thốnggiao thông thời Lý - Trần, có chăng chỉ hình dung được những nét lớn.Ví dụ hệ thống đường nối liền với Trung Hoa, rõ hơn là các con đườngtừ Trung Hoa đến Thăng Long, chỉ có thể căn cứ vào các cuộc hànhquân xâm lược của giặc Tống, giặc Nguyên - Mông để xem xét. Đó làcon đường bộ ven biển Quảng Ninh qua Uông Bí, Đông Triều, Phả Lạiđến Thuận Thành (Hà Bắc) vào Thăng Long, song song với đườngthủy ven biển vào cửa sông Bạch Đằng hoặc cửa sông Thái Bình. Conđường này đã xuất hiện từ các thế kỷ trước sau công nguyên, quengọi là “đường xâm lược”. Ngoài ra còn có các con đường từ Quảng Tâyvào ở phía Cao Bằng, Lạng Sơn và từ Vân Nam đến dọc theo phía tảngạn sông Hồng. Nối liền với Chiêm Thành ở phía nam, chủ yếu còn làđường biển, đường bộ chưa hoàn chỉnh, còn chắp nối nhiều đoạn vớiđường sông.Trong khi đó giao thông nội địa, ngoài đường sông khá thuận lợi,thông dụng, còn có. một hệ thống đường bộ ven theo các dòng sôngthuộc phạm vi từng vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam.Nối liền châu thổ sông Hồng với Hoan Ái (Thanh - Nghệ - Tĩnh) có thểđoán đó là con đường thiên lý (còn gọi là đường thượng đạo) còn kháthông dụng vào thời Lê sơ. Đường này từ Thăng Long qua Chương Mỹ(Hà Đông cũ) vào Nho Quan - Rịa đi Cẩm Thủy, Thạch Thành hoặc từRịa đi Tam Điệp vào làng Ràng (Đông Sơn), Duy Tinh (Hậu Lộc) thủphủ của Thanh Hóa thời Lý - Trần.Từ Thanh Hóa đi về phía nam có nhiều sông ngòi ngăn cách, vì vậy,ngay từ thế kỷ X, Lê Hoàn đã tiến hành đào sông từ Đông Cổ (YênĐịnh cũ, nay thuộc Thiệu Yên) đến Bà Hòa (Tĩnh Gia) vì “đường núihiểm trở khó đi, người ngựa mỏi mệt, đường biển thì sóng to khó đilại”1. Năm 992, Lê Hoàn lại cho mở đường bộ từ của biển Nam Giới(cửa Sót) Hà Tĩnh đến châu Địa Lý (Quảng Bình).Trên đây là những trục đường chính nối liền các khu vực rộng lớn củacả nước. Ngoài ra, hẳn còn có những con đường liên châu - lộ - phủ -huyện và đường liên hương - giáp, nối liền các đơn vị hành chính thờinày.Hoàn toàn có cơ sở để nghĩ rằng thời Lý - Trần, trong giao thông nộiđịa, đường thủy vẫn giữ một vị trí khá quan trọng. Với tập quán quensông nước và kỹ thuật, nguyên vật liệu đóng thuyền bè phong phú, cưdân thời Lý - Trần thừa kinh nghiệm lợi dụng hệ thống sông ngòi dàyđặc để thông thương thời bình cũng như tổ chức chống giặc trong thờichiến. Đường bộ đã có từ trước, còn đang trong quá trình hoàn thiện.Nhà nước thời này hẳn đã có ý thức đặc biệt quan tâm mở mangmàng lưới giao thông thủy bộ phục vụ dân sinh và quốc phòng.Sử chép, vào năm 1042, Lý Thánh Tông đã “xuống chiếu cho Khu mậtviện là Nguyễn Châu hạ lệnh cho những người trốn tránh ở các lộ đềuphải nhận lấy các cầu đường ở địa phương, đắp thành ụ mốc, trêncắm biển gỗ để tiện chỉ hướng đi về các nơi”2. Cũng vào năm này Việtsử lược còn chép: “xuống chiếu cho các lộ, mỗi lộ đều đặt trạm gác đểtiện coi xét bốn phương”3. Việc làm này của ông vua thứ hai thời Lýbiểu thị ý thức kết hợp giữa dân sinh và an ninh quốc phòng trong chủtrương hoàn thiện giao thông đường bộ. Cũng còn có ông vua đã “đituần các hải đảo, quan sát hình thế núi sông, xem xét dân tình vàđường đi xa gần”. Đó là việc làm của Lý Anh Tông vào năm 11714.Một năm sau, Lý Anh Tông lại đi tuần hải đảo và địa giới nam, bắc,cho vẽ bản đồ và ghi chép phương vật.Sử sách còn mách bảo từ thời Lý, trên các tuyến đường bộ đã có đìnhtrạm để cho người đi đường nghỉ chân. Sang thời Trần, ở các đìnhtrạm này đều có đắp tượng Phật để thờ. Sử chép, vào năm 1231“Thượng hoàng (Trần Thừa) xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ cóđình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ. Trước đây (chỉ thời Lý),tục nước ta vì nóng bức, nên làm nhiều đình cho người đi đường nghỉchân, thường quét vôi trắng, gọi là đình trạm. Thượng hoàng khi cònhàn vi từng nghỉ ở đó”5, năm 1248, thời Trần, cùng với việc đào sông,đục núi về trấn yểm “vượng khí” ở Thanh Hóa, nhà nước “còn lấp cáckhe kênh, mở đường ngang dọc thì nhiều không kể xiết”(2).Cho đến cuối thời Trần, vào năm 1375, Trần Duệ Tông còn “sai ĐàoLực Đinh và Hà Tư Công đốc suất người Thanh Hóa, Nghệ An, TânBình đắp sửa đường sá từ Cửu Chân (Thanh Hóa) đến Hà Hoa (namHà Tĩnh, giáp Hoành Sơn) ba tháng thì xong”(3). Việc dựng đình trạmven đường còn được sử chép thêm vào năm 1399 “dọc rừng rậm vàđồng hoang dựng các quán xá, từ cầu Đại Tân (?) đến bến Đàm Xá(?) để tiện cho quân dân qua lại nghỉ ngơi”(4).Nếu như về đường bộ sử chép ít, thì về việc sửa sang đường thủy tathấy được chép nhiều hơn. Ngoài việc đào sông, đắp đê phòng chốnglũ lụt, sử chép nhiều lần sửa sang mở mang giao thông đường thủynhư các năm:Thời Lý:Năm 1051 đào kênh Lẫm (Yên Mô-Ninh Bình, đường thủy vào ThanhHóa)Năm 1081 đào ngòi Lãnh Kinh (Thị Cầu - Hà Bắc)Năm 1192 khơi sông Tô Lịch (giao thông đường thủy ở Thăng Long).Thời Trần:Năm 1231 đào vét kênh Trầm, kênh Hào (Tĩnh Gia Thanh Hóa, đườngthủy nối với sông Hoàng Mai)Năm 1256 đào vét sông Tô LịchNăm 1374 Quân dân Thanh Hóa Nghệ An đào kênh đến cửa biển HàHoa (Kỳ Anh - Hà Tĩnh).Năm 1382 Quân dân Nghệ An, Diễn Châu đào kênh Hải Tây.Năm 1390 Khơi sông Thiên Đức (sông Đống)Nam 1399 bắt người tội đày phải làm lính khơi mương, khơi các kênhVi, kênh Trầm, kênh Hào đến Hà Hoa6.Căn cứ vào những ghi chép vắn tắt của sử biên niên ta biết được nhànước thời này đặc biệt quan tâm đến giao thông đường thủy ở bốnkhu vực quan trọng: tuyến vào Thăng Long (sông Tô Lịch, sông ThiênĐức); tuyến vùng Phả Lại, Hà Bắc (sông Lãnh Kinh, sông Thiên Đức);tuyến đường thủy vào Thanh Hóa (Lẫm Cảng) và tuyến đường từThanh Hóa vào Hoành Sơn (kênh Vi, kênh Trầm, kênh Hào, kênh HảiTây).Như đã trình bày, giao thông đường bộ trong nội địa từ vùng châu thổsông Hồng vào đến Hoành Sơn ...

Tài liệu được xem nhiều: