Danh mục

kế toán doanh nghiệp 1

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 70.00 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính năm và báocáo tài chính giữa niên độ. Ngoài ra, công ty mẹ và tập đoàn là đơn vịcó trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất; Các đơn vị kế toán cấptrên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty nhà nướcthành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lậpBáo cáo tài chính tổng hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
kế toán doanh nghiệp 11.5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH1.5.1. Các hệ thống báo cáo đối với kế toán tài chính doanhnghiệp Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính năm và báocáo tài chính giữa niên độ. Ngoài ra, công ty mẹ và tập đoàn là đơn vịcó trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất; Các đơn vị kế toán cấptrên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty nhà nướcthành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lậpBáo cáo tài chính tổng hợp.Báo cáo tài chính năm: Báo cáo tài chính năm gồm các mẫu biểu sau: • Bản cân đối kế toán: Mẫu B01-DN; Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo) Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bản cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản; nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán, có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính trên ý nghĩa đó, người ta có thể nhận xét rằng: Nhìn vào bảng cân đối kế toán, có thể đánh giá doanh nghiệp giàu lên hay nghèo đi, doanh nghiệp bảo đảm hay không bảo đảm khả năng thanh toán, doanh nghiệp phát triển hay chuẩn bị phá sản. Bảng cân đối kế toán được trình bày thành 2 phần: Phần “Tài sản” và phần “nguồn vốn”  Phần tài sản: Các chỉ tiêu tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại của tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản phân chia thành các mục như sau: A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.  Phần nguồn vốn Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành các mục, như sau: A. Nợ phải trả. B. Nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi phần của bản cân đối kế toán của doanh nghiệp đều được phản ánh theo ba cột: Mã số, số đầu năm, số cuối kỳ (quý, năm)• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B02-DN; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính và các hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và các khoản khác phải nộp cũng như chi tiết các chỉ tiêu về thuến giá trị gia tăng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được trình bày gồm 3 phần chính:  Phần I- Lãi, lỗ: Phần I phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Phần này bao gồm các chỉ tiêu sau: 1. Doanh thu thuần 2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp 4. Chi phí bán hàng 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7. Thu nhập hoạt đồng tài chính 8. Chi phí hoạt động tài chính 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 10. Các khoản thu nhập bất thường 11. Chi phí bất thường 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 14. Lợi nhuận sau thuế Các chỉ tiêu thuộc phần I đều được trình bày theo cácnội dung dung như tổng số phát sinh trong kỳ;số liệu của kỳ trước (dùng cho cho mục đích so sánh) và số lũy kếtừ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo cáo.  Phần II- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác. Các khoản thuế trong phần II được chi tiết theo từng loại như thuế GTGT hàng bán nội địa; thuế GTGT hàng nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất, nhập khẩu; số thu trên vốn; thuế tài nguyên; thuế nhà; đất và các loại ...

Tài liệu được xem nhiều: