Danh mục

Kết hợp hs-CRP với thang điểm GRACE trong tiên đoán tử vong nội viện bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 289.58 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết xác định tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với điểm nguy cơ GRACE và lợi ích của việc kết hợp hai số đo này trong dự báo tử vong trong bệnh viện của bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết hợp hs-CRP với thang điểm GRACE trong tiên đoán tử vong nội viện bệnh nhân hội chứng mạch vành cấpNghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 KẾT HỢP hs-CRP VỚI THANG ĐIỂM GRACE TRONG TIÊN ĐOÁN TỬ VONG NỘI VIỆN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP Danh Phước Quý *, Phạm Hòa Bình **, Hồ Huỳnh Quang Trí ***TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với điểm nguy cơ GRACEvà lợi ích của việc kết hợp hai số đo này trong dự báo tử vong trong bệnh viện của bệnh nhân hội chứng mạchvành cấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu loạt ca mô tả dọc trên những bệnh nhân được chẩn đoán hộichứng mạch vành cấp trong 24 giờ đầu nhập bệnh viện đa khoa Kiên Giang từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015.Nồng độ hs-CRP được định lượng trong mẫu máu lấy lúc nhập viện. Tất cả bệnh nhân được tính điểm GRACE.Tính diện tích dưới đường cong ROC cùng với độ nhạy và độ đặc hiệu của hs-CRP trong dự báo tử vong trongbệnh viện. Tính hệ số tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với điểm GRACE. So sánh tử vong củabệnh nhân có nồng độ hs-CRP huyết tương trên ngưỡng và dưới ngưỡng ở nhóm nguy cơ cao theo GRACE. Kết quả: Có 153 bệnh nhân được tuyển vào nghiên cứu (8% đau thắt ngực không ổn định, 21% NMCT cấpkhông ST chênh lên và 71% NMCT cấp ST chênh lên). Bệnh nhân có tuổi trung bình 67,8, nam giới chiếm54,1%. Có 15 ca tử vong (tỉ lệ 9,8%). Nồng độ hs-CRP huyết tương của 15 ca này cao hơn có ý nghĩa so với cácca sống sót. Diện tích dưới đường cong ROC là 0,868 (0,790-0,960). Nồng độ hs-CRP huyết tương ≥ 11,5 mg/lcó độ nhạy 93% và độ đặc hiệu 62% trong dự báo tử vong trong bệnh viện. Hệ số tương quan r giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với điểm GRACE là 0,46 (p < 0,001). Ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao theo thang điểmGRACE, tử vong của phân nhóm có nồng độ hs-CRP huyết tương ≥ 11,5 mg/l là 27,4% và của phân nhóm cónồng độ hs-CRP huyết tương < 11,5 mg/l là 2,9% (OR 12,9; p < 0,0001). Kết luận: Ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp, đo nồng độ hs-CRP huyết tương lúc nhập viện góp phầnquan trọng vào việc dự báo tử vong trong bệnh viện, đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ cao theo thang điểmGRACE. Từ khóa: Hội chứng mạch vành cấp, nồng độ hs-CRP huyết tương, điểm nguy cơ GRACE.ABSTRACT THE COMBINATION OF HS-CRP MEASUREMENT WITH GRACE SCORE FOR RISK STRATIFICATION OF PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROMES. Danh Phuoc Quy, Pham Hoa Binh, Ho Huynh Quang Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 128 - 132 Aim of the study: To determine the correlation between plasma hs-CRP concentration with GRACE riskscore and the benefit of combining these two values in predicting in-hospital mortality of patients with acutecoronary syndromes. Patients and methods: We performed an observational case-series in patients admitted to the Kien Giang * Khoa Nội tim mạch, BV đa khoa Kiên Giang. ** BM Lão Khoa, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. HCM. *** Viện tim TP. HCM. Tác giả liên lạc: ThS. Danh Phước Quý ĐT: 0919020940 Email: danhquyntm@gmail.com128 Chuyên Đề Nội Khoa IY Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y họcgeneral hospital with a diagnosis of acute coronary syndrome from October 2014 to April 2015. Plasma hs-CRPconcentration was measured in a blood sample collected on admission. All patients were evaluated with theGRACE risk score. Area under the ROC curve, sensitivity and specificity of plasma hs-CRP concentration inpredicting mortality were defined. The coefficient of correlation between plasma hs-CRP concentration and theGRACE score was calculated. In high-risk patients (GRACE score > 140), mortality of the two subgroups withplasma hs-CRP concentration above and below the threshold was compared. Results: 153 patients were included (8% had unstable angina, 21% had NSTEMI and 71% had STEMI).Patients’ mean age was 67.8, and 54.1% were men. 15 patients died (mortality 9.8%). Plasma hs-CRPconcentration of these 15 patients was significantly higher compared to patients who survived. Area under theROC curve was 0.868 (0.790-0.960). Plasma hs-CRP concentration ≥ 11.5 mg/l had a sensitivity of 93% and aspecificity of 62% in predicting mortality. The coefficient of correlation r was 0.46 (p < 0.001). In high-riskpatients, in-hospital mortality of the subgroups with plasma hs-CRP concentration ≥ 11.5 mg/l and < 11.5 mg/lwas 27.4% and 2,9% (OR 12.9; p < 0.0001). Conclusions: In patients with acute coronary syndromes, the measurement of plasma hs-CRP concentrationon admiss ...

Tài liệu được xem nhiều: