Danh mục

Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận niệu quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 325.40 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi (PTNS) tạo hình khúc nối bể thận - niệu quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Bài viết nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu số liệu trên 20 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán hẹp khúc nối bể thận - niệu quản và điều trị bằng PTNS từ tháng 1 - 2014 đến 1 - 2017 tại Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi tạo hình khúc nối bể thận niệu quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠO HÌNH KHÚC NỐI BỂ THẬN - NIỆU QUẢN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA Trương Thanh Tùng*; Trần Văn Hinh** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi (PTNS) tạo hình khúc nối bể thận niệu quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu số liệu trên 20 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán hẹp khúc nối bể thận - niệu quản và điều trị bằng PTNS từ tháng 1 - 2014 đến 1 - 2017 tại Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Kết quả: tuổi BN trung bình 32,6 ± 6,1. Tỷ lệ nam/nữ = 1,5. 60% thận ứ niệu giãn độ 2. Sử dụng 3 trocar 90%. Thời gian mổ trung bình 125,85 ± 32,38 phút. Lượng máu mất trung bình 15,54 ± 4,62 ml. Thời gian rút sonde dẫn lưu 5 ngày. Kết quả tốt 90%, chuyển mổ mở 5%. Kết luận: PTNS tạo hình khúc nối bể thận - niệu quản theo kiểu cắt rời (Anderson-Hynes) có tỷ lệ thành công cao (95%), ít tai biến, biến chứng và có thể thực hiện tại bệnh viện tuyến tỉnh. * Từ khóa: Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản; Phẫu thuật nội soi; Kết quả bước đầu. Initial Results of Laparoscopic Pyeloplasty in Thanhhoa General Hospital Summary Objectives: To evaluate the initial results of laparoscopic pyeloplasty at Thanhhoa General Hospital. Subjects and methods: A cross-sectional, retrospective and prospective data analysis study was conducted on 20 patients with ureteropelvic junction obstruction who were treated with laparoscopic pyeloplasty from January, 2014 to January, 2017 at Department of Urology, Thanhhoa General Hospital. Results: The mean age of patients was 32.6 ± 6.1 years. The ratio of male/female patients was 1.5 times. The degree of renal dilation at grade 2 was 60%. Using 3 trocars was 90%. Average operation time was 125.85 ± 32.38 minutes. Average blood loss was 15.54 ± 4.62 mL. Catheterization time was 5 days. Good results 90%. Open surgery 5%. Conclusion: Laparoscopic pyeloplasty by Anderson-Hynes technic has a high successful rate (95%), less accidents and complications, can be performed at provincial hospitals. * Key words: Kidney-ureteral spasm; Endoscopic surgery; Initial results. * Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa ** Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Trương Thanh Tùng (tungtnqy@gmail.com) Ngày nhận bài: 02/03/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 08/05/2017 Ngày bài báo được đăng: 12/05/2017 167 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 5-2017 ĐẶT VẤN ĐỀ Hẹp khúc nối bể thận - niệu quản là một trong những bệnh lý thường gặp trong tiết niệu. Khúc nối hẹp làm lưu thông của nước tiểu từ bể thận xuống niệu quản bị tắc nghẽn, gây ứ nước ở thận. Đa số trường hợp bệnh có nguồn gốc bẩm sinh và thường được phát hiện sớm do sử dụng rộng rãi siêu âm trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ được phát hiện qua nội soi niệu quản ngược dòng, nội soi thận qua da và PTNS bụng. Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài gần đây cho thấy PTNS bụng tạo hình khúc nối có kết quả tương đương với phẫu thuật mở và được coi là phẫu thuật chuẩn trong điều trị bệnh lý hẹp khúc nối bể thận - niệu quản. Với các kỹ thuật tạo hình khúc nối sử dụng trong PTNS, cắt rời kiểu Anderson-Hynes là kỹ thuật được đa số phẫu thuật viên thực hiện và cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ thành công 84 - 98% [2, 7, 10]. Ở nước ta hiện nay, nhờ sự phổ biến rộng rãi của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X quang, cùng với ý thức chăm sóc sức khỏe ngày càng cao, tỷ lệ BN hẹp khúc nối bể thận - niệu quản được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng. PTNS tạo hình khúc nối bể thận - niệu quản đã tiến hành tại các trung tâm lớn như Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện TW Huế… từ những năm 2002 - 2003. Đến nay, phẫu thuật này đã thực hiện thêm ở một số bệnh viện tuyến tỉnh. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã 168 ứng dụng PTNS tạo hình khúc nối bể thận - niệu quản từ đầu năm 2014, qua những trường hợp thực hiện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm: Đánh giá kết quả bước đầu PTNS tạo hình khúc nối bể thận - niệu quản tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu. BN được chẩn đoán hẹp khúc nối bể thận - niệu quản và điều trị bằng PTNS từ tháng 1 - 2014 đến 1 - 2017 tại Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa với các tiêu chuẩn: - Lâm sàng: đau thắt lưng với chạm thận (+) hoặc (-). - Cận lâm sàng: hình ảnh hẹp khúc nối bể thận - niệu quản (siêu âm, UIV hoặc CT-scan). * Tiêu chuẩn loại trừ: BN đã phẫu thuật tạo hình trước đó, BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu số liệu. Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án chung. Các ca bệnh do một kíp phẫu thuật viên thực hiện trên dàn máy nội soi HD (Hãng Karl Storz). 3. Quy trình phẫu thuật. Vô cảm: mê nội khí quản. T ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: