Kết quả can thiệp hoạt động trị liệu ở người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2019
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 257.56 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày đánh giá kết quả phục hồi chức năng bằng phương pháp vận động trị liệu; kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu trước và sau can thiệp; Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả vận động trị liệu; kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả can thiệp hoạt động trị liệu ở người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2019 69 KẾT QUẢ CAN THIỆP HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU Ở NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2019 Nguyễn Duy Tân, Đỗ Đức Trí, Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Ngọc Hà TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đột quỵ não đang có chiều hướng gia tăng và gây tử vong cao trong những năm gần đây và để lại hậu quả nghiêm trọng với nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Phục hồi khả năng vận động và sinh hoạt sau tổn thương não là một trong những mục tiêu quan trọng để giúp người bệnh hòa nhập với cộng đồng. Nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: 1) Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bằng phương pháp vận động trị liệu; kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu trước và sau can thiệp; 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả vận động trị liệu; kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não. Phương pháp: Nghiên cứu theo mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp trên 50 bệnh nhân đột quỵ não nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/8/2019. Kết quả: Sự khác biệt khi kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu so với chỉ đơn thuần bằng phương pháp vận động trị liệu trước và sau khi can thiệp có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Nhóm tuổi từ 40 - 60, loại tổn thương xuất huyết não có liên quan đến kết quả vận động trị liệu và hoạt động trị liệu. Kết luận: Triển khai rộng rãi chương trình phục hồi chức năng kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu dựa vào cộng đồng cho người bệnh liệt nửa người sau đột quỵ não là cần thiết. Abstract Background: Stroke is a tendency to increase and causes high mortality in recent years, and serious consequences. The study aimed to: 1) Evaluation of the activities of daily living before and after interventions; 2) identify factors related to the outcomes of the activities of daily living in patients with cerebral vascular accident. Method: A cross-sectional combined intervention study on 50 stroke patients in An Giang Hospital from 01/01/2019 to 31/8/2019. Result: The difference depends entirely level of the activities of daily living before and after the intervention has statistically significant (p = 0,001). Patient under 60 years old, retirement, type of cerebral hemorrhage damage is related to outcomes of the activities of daily living. Conclusion: Widely deployed the activities of daily living program based in the community for patients with hemiplegia after stroke is needed. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là một trong 5 bệnh hàng đầu gây tử vong trên thế giới, với gần 800.000 trường hợp đột quỵ và 130.000 người tử vong mỗi năm. Trong những năm gần đây, đột quỵ não đang có chiều hướng gia tăng cướp đi nhiều sinh mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt hại to lớn cho gia đình và xã hội. Với sự tiến bộ của y học, tỷ lệ sống của người bệnh đột quỵ ngày càng cao nhưng tỷ lệ bệnh nhân bị tàn tật do tổn thương não lại có xu hướng tăng mạnh, chiếm 90% với nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người, rối loạn nuốt, thất ngôn, co cứng tay chân, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, loét do tỳ đè. Phục hồi khả năng vận động sau tổn thương não là một trong những mục tiêu quan trọng để giúp người bệnh hòa nhập với cuộc sống thường ngày trong cộng đồng. Tại Việt nam, phục hồi chức năng cho người bệnh liệt ½ người đã được thực hiện gần 40 năm với phương pháp chủ yếu là vận động trị liệu. Tuy nhiên, làm thế nào để người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân, tự nấu ăn, học tập, làm việc với tình trạng khuyết tật của mình lại là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động trị liệu. 70 Bên cạnh vận động trị liệu là ứng dụng khoa học thể chất, sử dụng vận động tác động vào cấu trúc thể chất, vào nhu cầu người bệnh nhằm tăng khả năng về thể chất; thì hoạt động trị liệu là ứng dụng khoa học nhằm tạo sự tương tác của người bệnh với môi trường xung quanh, làm tròn vai trò trong cuộc sống ở nhà, ở cơ quan mang lại hoạt động thể chất có ý nghĩa hơn. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 2. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu theo mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp trên 50 bệnh nhân đột quỵ não nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/8/2019. Tiến hành khảo sát người bệnh có nhu cầu vận động trị liệu và hoạt động trị liệu để đưa vào mẫu nghiên cứu. Nhóm 1 chỉ thực hiện vận động trị liệu; Nhóm 2 kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu; Cả 2 nhóm được đánh giá can thiệp sau 4 tháng. Xử lý và phân tích số liệu bằng mềm SPSS 22.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Trong nhóm chỉ vận độn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả can thiệp hoạt động trị liệu ở người bệnh đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang năm 2019 69 KẾT QUẢ CAN THIỆP HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU Ở NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG NĂM 2019 Nguyễn Duy Tân, Đỗ Đức Trí, Nguyễn Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Ngọc Hà TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đột quỵ não đang có chiều hướng gia tăng và gây tử vong cao trong những năm gần đây và để lại hậu quả nghiêm trọng với nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Phục hồi khả năng vận động và sinh hoạt sau tổn thương não là một trong những mục tiêu quan trọng để giúp người bệnh hòa nhập với cộng đồng. Nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: 1) Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bằng phương pháp vận động trị liệu; kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu trước và sau can thiệp; 2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả vận động trị liệu; kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu trên bệnh nhân tai biến mạch máu não. Phương pháp: Nghiên cứu theo mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp trên 50 bệnh nhân đột quỵ não nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/8/2019. Kết quả: Sự khác biệt khi kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu so với chỉ đơn thuần bằng phương pháp vận động trị liệu trước và sau khi can thiệp có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Nhóm tuổi từ 40 - 60, loại tổn thương xuất huyết não có liên quan đến kết quả vận động trị liệu và hoạt động trị liệu. Kết luận: Triển khai rộng rãi chương trình phục hồi chức năng kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu dựa vào cộng đồng cho người bệnh liệt nửa người sau đột quỵ não là cần thiết. Abstract Background: Stroke is a tendency to increase and causes high mortality in recent years, and serious consequences. The study aimed to: 1) Evaluation of the activities of daily living before and after interventions; 2) identify factors related to the outcomes of the activities of daily living in patients with cerebral vascular accident. Method: A cross-sectional combined intervention study on 50 stroke patients in An Giang Hospital from 01/01/2019 to 31/8/2019. Result: The difference depends entirely level of the activities of daily living before and after the intervention has statistically significant (p = 0,001). Patient under 60 years old, retirement, type of cerebral hemorrhage damage is related to outcomes of the activities of daily living. Conclusion: Widely deployed the activities of daily living program based in the community for patients with hemiplegia after stroke is needed. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là một trong 5 bệnh hàng đầu gây tử vong trên thế giới, với gần 800.000 trường hợp đột quỵ và 130.000 người tử vong mỗi năm. Trong những năm gần đây, đột quỵ não đang có chiều hướng gia tăng cướp đi nhiều sinh mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt hại to lớn cho gia đình và xã hội. Với sự tiến bộ của y học, tỷ lệ sống của người bệnh đột quỵ ngày càng cao nhưng tỷ lệ bệnh nhân bị tàn tật do tổn thương não lại có xu hướng tăng mạnh, chiếm 90% với nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người, rối loạn nuốt, thất ngôn, co cứng tay chân, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, loét do tỳ đè. Phục hồi khả năng vận động sau tổn thương não là một trong những mục tiêu quan trọng để giúp người bệnh hòa nhập với cuộc sống thường ngày trong cộng đồng. Tại Việt nam, phục hồi chức năng cho người bệnh liệt ½ người đã được thực hiện gần 40 năm với phương pháp chủ yếu là vận động trị liệu. Tuy nhiên, làm thế nào để người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân, tự nấu ăn, học tập, làm việc với tình trạng khuyết tật của mình lại là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động trị liệu. 70 Bên cạnh vận động trị liệu là ứng dụng khoa học thể chất, sử dụng vận động tác động vào cấu trúc thể chất, vào nhu cầu người bệnh nhằm tăng khả năng về thể chất; thì hoạt động trị liệu là ứng dụng khoa học nhằm tạo sự tương tác của người bệnh với môi trường xung quanh, làm tròn vai trò trong cuộc sống ở nhà, ở cơ quan mang lại hoạt động thể chất có ý nghĩa hơn. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 2. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu theo mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp trên 50 bệnh nhân đột quỵ não nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/8/2019. Tiến hành khảo sát người bệnh có nhu cầu vận động trị liệu và hoạt động trị liệu để đưa vào mẫu nghiên cứu. Nhóm 1 chỉ thực hiện vận động trị liệu; Nhóm 2 kết hợp vận động trị liệu và hoạt động trị liệu; Cả 2 nhóm được đánh giá can thiệp sau 4 tháng. Xử lý và phân tích số liệu bằng mềm SPSS 22.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Trong nhóm chỉ vận độn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang Bài viết về y học Đột quỵ não Phương pháp vận động trị liệu Tai biến mạch máu nãoTài liệu liên quan:
-
Đặc điểm giải phẫu lâm sàng vạt D.I.E.P trong tạo hình vú sau cắt bỏ tuyến vú do ung thư
5 trang 225 0 0 -
Tạp chí Y dược thực hành 175: Số 20/2018
119 trang 206 0 0 -
6 trang 206 0 0
-
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ở Trung tâm Chẩn đoán Y khoa thành phố Cần Thơ
13 trang 202 0 0 -
8 trang 199 0 0
-
Kết quả bước đầu của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện polyp đại tràng tại Việt Nam
10 trang 199 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
14 trang 198 0 0 -
Phân tích đồng phân quang học của atenolol trong viên nén bằng phương pháp sắc ký lỏng (HPLC)
6 trang 194 0 0 -
57 trang 190 0 0
-
Nghiên cứu định lượng acyclovir trong huyết tương chó bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
10 trang 187 0 0