Danh mục

Kết quả khảo sát thú tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 354.06 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực địa trong các năm 2008-2010, chúng tôi đã tổng hợp phân tích và đưa ra kết quả đánh giá về khu hệ thú tại Khu BTTN Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả khảo sát thú tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, tỉnh Bắc KạnHỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4KẾT QUẢ KHẢO SÁT THÚ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KIM HỶ,TỈNH BẮC KẠNTRẦN THỊ VIỆT THANH , ĐỖ VĂN TRƯỜNGBảo tàng Thiên nhiên Việt NamHOÀNG ANH TUẤNKhu Bảo tồn thiên nhiên Kim HỷCAO QUỐC TRỊThảo cầm viên Sài GònKhu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Kim Hỷ nằm trên địa bàn 2 huyện vùng cao Na Rìvà Bạch Thông của tỉnh Bắc Kạn, diện tích 14.772 ha, vị trí địa lý: 22º11 đến 22º14 B, 106º02đến 106º06 Đ. Đa dạng sinh học và tài nguyên động vật tại khu vực này còn ít được nghiên cứu.Gần đây một số dự án về điều tra dơi, linh trưởng của một số tổ chức phi chính phủ như Tổchức Bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI), Tổ chức Con người, tài nguyên và bảo tồn (PRCF)...được thực hiện. Dựa trên các kết quả đã công bố và các kết quả nghiên cứu thực địa trong cácnăm 2008-2010, chúng tôi đã tổng hợp phân tích và đưa ra kết quả đánh giá về khu hệ thú tạiKhu BTTN Kim Hỷ, tỉnh Bắc Kạn.I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUNghiên cứu được tiến hành trong 3 năm 2008-2010 với 8 đợt khảo sát. Khảo sát theo tuyến,mối tuyến 3-5 km tùy thuộc địa hình và sinh cảnh. Thời gian khảo sát khoảng 150 ngày: 628/6/2008, 2-21/11/2008, 10-30/3/2009, 2-15/8/2009, 1-25/10/2009, 14-26/12/2009, 1/325/3/2010, 2/6-12/6/2010. Các tuyến trên thực địa được chúng tôi tiến hành theo các dạng sinhcảnh chính của Khu Bảo tồn (Bảng 1). Người khảo sát đi bộ dọc tuyến với tốc độ chậm, chú ýquan sát (bằng mắt thường và ống nhòm) để phát hiện dấu vết thú để lại trên cây hoặc trên mặtđất như mẫu lông, dấu chân, thức ăn thừa, vết cào... ghi phiếu điều tra, chụp ảnh, đánh dấu trênbản đồ, định vị bằng GPS. Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về kết quả điều tra khu hệ động vậtcủa các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Phỏng vấn lãnh đạo Khu BTTN, dân địa phương,thợ săn, các cán bộ kiểm lâm địa bàn. Phỏng vấn gồm các bước sau:(1) Thu thập thông tin từ dân địa phương, các cán bộ bảo vệ rừng, thợ săn trong khu vựcnghiên cứu khi họ đi kiểm tra rừng, đi làm rẫy, bẫy thú... những loài thú họ thường gặp (tên địaphương nếu có).(2) Sử dụng ảnh mầu để nhận dạng loài. Chúng tôi có đưa ra các câu hỏi kiểm tra độ tin cậycủa các nguồn thông tin được cung cấp.(3) Chụp ảnh những mẫu vật người dân địa phương săn bắt đang có tại nhà, chợ, nhà hàng...Định loại và tên khoa học theo các tài liệu sau: Tên Việt Nam theo Đặng Huy Huỳnh [4];Đặng Ngọc Cần và cs., [3]; Nhân diện dấu chân thú dựa vào tài liệu của Phạm Nhật và NguyễnXuân Đặng [6]; Trật tự các bậc taxon trong danh mục thú và tên khoa học theo Corbet and Hill[2]. Nhận diện trên hiện trường bằng sách có hình ảnh hoặc hình vẽ màu của Nguyễn Vũ Khôi,Julia C. Shaw [5]; Phạm Nhật và Nguyễn Xuân Đặng [6]. Phân tích mẫu thu được (lông, phân,da) bằng kỹ thuật ADN nhận dạng loài. Phân tích các mẫu thú bị săn bắt của dân. Không thumẫu sống ngoài thực địa.896HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4Bảng 1Các địa điểm khảo sát tại Khu BTTN Kim HỷTTĐịa điểmTọa độTT1.Địa điểmTọa độThôn Ân Tình(Xã Ân Tình)N 22o 13 09,1E 106o 05 19,514.Cốc Mùi(Xã Côn Minh)N 22o 09 54,4E 106o 03 08,52.Thẩm Mu(Xã Ân Tình)N 22o 11 52,2E 106o 04 11,315.Đồi Vầu(Xã Côn Minh)N 22o 09 48,9E 106o 02 30,53.Nậm Thốn(Xã Ân Tình)N 22o 11 41,5E 106o 03 44,716.Lủng Sòm(Xã Côn Minh)N 22o 10 12,4E 106o 02 27,24.Lũng Chang(Xã Ân Tình)N 22o 11 48,6E 106o 03 25,317.Hang Lủng Kẹn(Xã Kim Hỷ)N 22o 11 9,7E 106o 0246,55.Khưa Mu(Xã Ân Tình)N 22o 11 51,4E 106o 03 18,418.Hang Gấu(Xã Kim Hỷ)N 22o 11 10,9E 106o 03 17,86.Mạy Lịa(Xã Ân Tình)N 22o 12 03,4E 106o 02 58,019.Cốc Keng(Xã Côn Minh)N 22o 10 28,9E 106o 03 15,17.Mạy Hóp(Xã Ân Tình)N 22o 12 11,2E 106o 03 31,320.Thôm Bó(Xã Côn Minh)N 22o 09 2,6E 106o 02 5,28.Thẳm Liềm(Xã Ân Tình)N 22o 11 58,7E 106o 03 45,721.Cạm Quang(Xã Côn Minh)N 22o 09 42,3E 106o 01 08,59.Thẳm Nặm(Xã Ân Tình)N 22o 12 16,3E 106o 04 29,122.Lủng Cháp(Xã Cao Sơn)N 22o 10 32,6E 106o 00 24,310.Mác Cam(Xã Ân Tình)N 22o 12 37,2E 106o 03 56,323.Lủng Phi Cáy(Xã Cao Sơn)N 22o 11 39,9E 106o 00 9,211.Mạy Sao(Xã Ân Tình)N 22o 12 22,4E 106o 03 46,224.Lủng CưởmN 22o 10 28,4E 106o 01 12,912.Lủng Sấu(Xã Côn Minh)N 22o 09 48,9E 106o 02 37,225.Nương Lủng Cưởm(Xã Côn Minh)N 22o 10 27,8E 106o 01 24,213.Lủng Pảng(Xã Côn Minh)N 22o 10 00,2E 106o 02 37,226.Cốc Pái(Xã Côn Minh)N 22o 09 45,8E 106o 02 08,3II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN1. Thành phần khu hệ thú ở Khu BTTN Kim HỷTừ các kết quả khảo sát của chúng tôi và tham khảo kết quả nghiên cứu của các tác giảtrước đây, chúng tôi đã lập được d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: