Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trường của cây Nhội (Bischofia javanica) ở giai đoạn vườn ươm
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 331.86 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trường của cây Nhội (Bischofia javanica) ở giai đoạn vườn ươm trình bày: Kết quả nghiên cứu bước đầu về tạo cây con cây Nhội bằng hạt trong vườn ươm cho thấy hạt cây Nhội sau khi thu hái được xử lý bằng nước ấm,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trường của cây Nhội (Bischofia javanica) ở giai đoạn vườn ươm Công nghệ sinh học & Giống cây trồng KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY NHỘI (Bischofia javanica) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM Nguyễn Thị Yến Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Nhội (Bischofia javanica) là cây thân gỗ đã được trồng trên nhiều tuyến phố và công viên ở nhiều tỉnh thành trong nước ta, nhưng cho đến nay hầu như chưa có nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống hữu tính và sinh trưởng của cây con của loài cây này trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu bước đầu về tạo cây con cây Nhội bằng hạt trong vườn ươm cho thấy hạt cây Nhội sau khi thu hái được xử lý bằng nước ấm 400C - 600C, dung dịch GA3 200 ppm, hoặc đem gieo ngay trong cát ẩm cho tỷ lệ nảy mầm cao từ 82% - 89%. Trong đó, hạt được xử lý bằng dung dịch GA3 200 ppm cho tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm và chỉ số nảy mầm cao nhất tương ứng là 89%, 56% và 4984. Thành phần ruột bầu gồm 88% đất vườn ươm + 10% phân chuồng hoai + 2% supe lân cho phẩm chất và sinh trưởng của cây con tốt nhất với chiều cao trung bình 41,6 cm; đường kính gốc trung bình 6,1 mm, tỷ lệ sống 98%, tỷ lệ cây tốt chiếm 92%. Nhội là loài cây ưa sáng, tuy nhiên ở giai đoạn nhỏ hơi chịu bóng, cây con giai đoạn 4 tháng tuổi tốt nhất được che sáng 25%. Từ khóa: Cây Nhội, che sáng, hỗn hợp ruột bầu, sinh trưởng, tỷ lệ nảy mầm. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Nhội (Bischofia javanica Blume), thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là cây gỗ trung bình, thân thẳng, cao 10 - 20 m, đường kính có thể đạt tới 90 m, tán rộng 8 - 10 m, giai đoạn cây nhỏ hơi chịu bóng, thường xanh (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000). Cây Nhội phân bố rộng rãi ở các nước vùng Đông Nam Á và các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, Nhội phân bố rải rác khắp các vùng núi, trung du và đồng bằng. Trong tự nhiên, Nhội thường mọc hoang ở rừng thưa, ẩm, ven suối có nhiều ánh sáng. Do Nhội là loài cây sinh trưởng nhanh, cho bóng mát tốt, hình dáng và màu sắc tán lá đẹp, sau cắt tỉa khả năng ra chồi nhanh, ít sâu bệnh, khả năng thích ứng rộng, hệ rễ ăn sâu, sống lâu năm nên rất thích hợp trồng trong đô thị, đặc biệt là trồng trên các tuyến đường phố. Điển hình ở Hà Nội, cây Nhội đã được người Pháp chọn đưa vào trồng từ nhiều năm trước đây, đến nay một số cây trên tuyến phố Lý Thái Tổ, Hàng Cót đã đạt đường kính 100 - 110 cm và vẫn đang sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh những giá trị về mặt cảnh quan, trong Đông y cho rằng cây Nhội có vị cay chát, tính mát, tác dụng hành khí, hoạt huyết, giải độc. Lá non của cây Nhội có thể ăn được. Ở Trung quốc, vỏ thân và rễ cây Nhội được sử dụng làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương khớp (Đỗ Tất Lợi, 1999). Tại Ấn Độ đã dùng nước ép của lá Nhội làm thuốc trị loét (Nguyễn Thái An, 2009). Hiện nay, trong danh mục cây đô thị khuyến khích trồng trên đường phố và công viên của nhiều tỉnh thành trong cả nước đã công bố đều có cây Nhội, tuy nhiên số lượng cây đưa vào trồng vẫn còn hạn chế do khó khăn về nguồn giống, cây được đưa vào trồng vẫn đa số có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, chất lượng cây không đồng đều. Chưa có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc loài cây này. Chính vì thế, để góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho phát triển cây Nhội trong đô thị, thì việc nghiên cứu khả năng nhân giống TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 57 Công nghệ sinh học & Giống cây trồng hữu tính và sinh trưởng của cây Nhội ở giai đoạn vườn ươm là rất cần thiết. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Vật liệu nghiên cứu: Quả của cây Nhội được thu hái trên cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, tại Khu đô thị EcoPark. Sau đó được làm sạch thịt quả, phơi khô trong nắng nhẹ và loại bỏ tạp vật. - Địa điểm nghiên cứu: Vườn ươm Trường Đại học Lâm nghiệp (Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội). 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp xác định độ thuần của hạt: Độ thuần hạt: Độ thuần của hạt là tỷ lệ phần trăm giữa trọng lượng hạt thuần khiết so với trọng lượng mẫu kiểm nghiệm. Độ thuần của hạt được xác định trên 03 mẫu kiểm nghiệm, các bước tiến hành như sau: Cân trọng lượng của 03 mẫu kiểm nghiệm chính xác tới 10-3 gram; Phân chia mẫu kiểm nghiệm thành các phần: Hạt tốt (hạt chắc, không bị tổn thương); hạt bỏ đi (hạt vỡ nát, hạt bị sâu bệnh, hạt quá nhỏ, hạt lép) và tạp vật (sỏi, cát, mảnh vụn, hạt cây khác…) Xác định độ thuần của lô hạt theo công thức: Độ thuần (%) = (Trọng lượng hạt thuần khiết (g)/Trọng lượng mẫu kiểm nghiệp) x 100 Bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của biện pháp xử lý đến khả năng nảy mầm của hạt: Hạt trước khi đem thí nghiệm được khử trùng bề mặt bằng cách ngâm trong dung dịch thuốc tím KMnO4 0,05% trong 15 phút. Thí nghiệm được tiến hành theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 5 công thức (CT) khác nhau, mỗi công thức lặp lại 3 lần, số lượng hạt trong mỗi công thức 100 hạt. CT1: Ngâm hạt trong nước có nhiệt độ tự nhiên tại thời điểm nghiên cứu trong thời gian 8 58 giờ, sau đó gieo hạt trong cát ẩm; CT2: Ngâm hạt trong nước 400C trong thời gian 8 giờ (để nguội dần), sau đó gieo hạt trong cát ẩm; CT3: Ngâm hạt trong nước 600C trong thời gian 8 giờ (để nguội dần), sau đó gieo hạt trong cát ẩm; CT4: Gieo hạt luôn trong cát ẩm; CT5: Ngâm hạt trong dung dịch GA3 200 ppm, trong thời gian 8 giờ, sau đó gieo hạt trong cát ẩm. Xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt theo công thức: Tỷ lệ nảy mầm (%) = (Số hạt nảy mầm/Tổng số hạt kiểm nghiệm) x 100 Xác định thế nảy mầm của hạt được tính theo công thức: Thế nảy mầm(%) = ((Số hạt nảy mầm trong 1/3 giai đoạn đầu của thời kỳ nảy mầm)/(Tổng số hạt kiểm nghiệm)) x 100 Xác định chỉ số nảy mầm theo công thức: Chỉ số nảy mầm: GI = ∑Ti ni/N, trong công thức này GI là chỉ số nảy mầm, Ti là tổng số ngày sau khi gieo hạt, ni là số hạt nảy mầm ngày thứ i, N là tổng số hạt gieo. Bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng của cây con: Hỗn hợp ruột bầu để nuôi tạo cây con theo thể t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trường của cây Nhội (Bischofia javanica) ở giai đoạn vườn ươm Công nghệ sinh học & Giống cây trồng KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY NHỘI (Bischofia javanica) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM Nguyễn Thị Yến Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Nhội (Bischofia javanica) là cây thân gỗ đã được trồng trên nhiều tuyến phố và công viên ở nhiều tỉnh thành trong nước ta, nhưng cho đến nay hầu như chưa có nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống hữu tính và sinh trưởng của cây con của loài cây này trong giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu bước đầu về tạo cây con cây Nhội bằng hạt trong vườn ươm cho thấy hạt cây Nhội sau khi thu hái được xử lý bằng nước ấm 400C - 600C, dung dịch GA3 200 ppm, hoặc đem gieo ngay trong cát ẩm cho tỷ lệ nảy mầm cao từ 82% - 89%. Trong đó, hạt được xử lý bằng dung dịch GA3 200 ppm cho tỷ lệ nảy mầm, thế nảy mầm và chỉ số nảy mầm cao nhất tương ứng là 89%, 56% và 4984. Thành phần ruột bầu gồm 88% đất vườn ươm + 10% phân chuồng hoai + 2% supe lân cho phẩm chất và sinh trưởng của cây con tốt nhất với chiều cao trung bình 41,6 cm; đường kính gốc trung bình 6,1 mm, tỷ lệ sống 98%, tỷ lệ cây tốt chiếm 92%. Nhội là loài cây ưa sáng, tuy nhiên ở giai đoạn nhỏ hơi chịu bóng, cây con giai đoạn 4 tháng tuổi tốt nhất được che sáng 25%. Từ khóa: Cây Nhội, che sáng, hỗn hợp ruột bầu, sinh trưởng, tỷ lệ nảy mầm. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Nhội (Bischofia javanica Blume), thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) là cây gỗ trung bình, thân thẳng, cao 10 - 20 m, đường kính có thể đạt tới 90 m, tán rộng 8 - 10 m, giai đoạn cây nhỏ hơi chịu bóng, thường xanh (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000). Cây Nhội phân bố rộng rãi ở các nước vùng Đông Nam Á và các tỉnh phía Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, Nhội phân bố rải rác khắp các vùng núi, trung du và đồng bằng. Trong tự nhiên, Nhội thường mọc hoang ở rừng thưa, ẩm, ven suối có nhiều ánh sáng. Do Nhội là loài cây sinh trưởng nhanh, cho bóng mát tốt, hình dáng và màu sắc tán lá đẹp, sau cắt tỉa khả năng ra chồi nhanh, ít sâu bệnh, khả năng thích ứng rộng, hệ rễ ăn sâu, sống lâu năm nên rất thích hợp trồng trong đô thị, đặc biệt là trồng trên các tuyến đường phố. Điển hình ở Hà Nội, cây Nhội đã được người Pháp chọn đưa vào trồng từ nhiều năm trước đây, đến nay một số cây trên tuyến phố Lý Thái Tổ, Hàng Cót đã đạt đường kính 100 - 110 cm và vẫn đang sinh trưởng phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh những giá trị về mặt cảnh quan, trong Đông y cho rằng cây Nhội có vị cay chát, tính mát, tác dụng hành khí, hoạt huyết, giải độc. Lá non của cây Nhội có thể ăn được. Ở Trung quốc, vỏ thân và rễ cây Nhội được sử dụng làm thuốc trị phong thấp, đau nhức xương khớp (Đỗ Tất Lợi, 1999). Tại Ấn Độ đã dùng nước ép của lá Nhội làm thuốc trị loét (Nguyễn Thái An, 2009). Hiện nay, trong danh mục cây đô thị khuyến khích trồng trên đường phố và công viên của nhiều tỉnh thành trong cả nước đã công bố đều có cây Nhội, tuy nhiên số lượng cây đưa vào trồng vẫn còn hạn chế do khó khăn về nguồn giống, cây được đưa vào trồng vẫn đa số có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, chất lượng cây không đồng đều. Chưa có công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc loài cây này. Chính vì thế, để góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho phát triển cây Nhội trong đô thị, thì việc nghiên cứu khả năng nhân giống TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP THÁNG 10/2017 57 Công nghệ sinh học & Giống cây trồng hữu tính và sinh trưởng của cây Nhội ở giai đoạn vườn ươm là rất cần thiết. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Vật liệu nghiên cứu: Quả của cây Nhội được thu hái trên cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, tại Khu đô thị EcoPark. Sau đó được làm sạch thịt quả, phơi khô trong nắng nhẹ và loại bỏ tạp vật. - Địa điểm nghiên cứu: Vườn ươm Trường Đại học Lâm nghiệp (Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội). 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp xác định độ thuần của hạt: Độ thuần hạt: Độ thuần của hạt là tỷ lệ phần trăm giữa trọng lượng hạt thuần khiết so với trọng lượng mẫu kiểm nghiệm. Độ thuần của hạt được xác định trên 03 mẫu kiểm nghiệm, các bước tiến hành như sau: Cân trọng lượng của 03 mẫu kiểm nghiệm chính xác tới 10-3 gram; Phân chia mẫu kiểm nghiệm thành các phần: Hạt tốt (hạt chắc, không bị tổn thương); hạt bỏ đi (hạt vỡ nát, hạt bị sâu bệnh, hạt quá nhỏ, hạt lép) và tạp vật (sỏi, cát, mảnh vụn, hạt cây khác…) Xác định độ thuần của lô hạt theo công thức: Độ thuần (%) = (Trọng lượng hạt thuần khiết (g)/Trọng lượng mẫu kiểm nghiệp) x 100 Bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của biện pháp xử lý đến khả năng nảy mầm của hạt: Hạt trước khi đem thí nghiệm được khử trùng bề mặt bằng cách ngâm trong dung dịch thuốc tím KMnO4 0,05% trong 15 phút. Thí nghiệm được tiến hành theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, với 5 công thức (CT) khác nhau, mỗi công thức lặp lại 3 lần, số lượng hạt trong mỗi công thức 100 hạt. CT1: Ngâm hạt trong nước có nhiệt độ tự nhiên tại thời điểm nghiên cứu trong thời gian 8 58 giờ, sau đó gieo hạt trong cát ẩm; CT2: Ngâm hạt trong nước 400C trong thời gian 8 giờ (để nguội dần), sau đó gieo hạt trong cát ẩm; CT3: Ngâm hạt trong nước 600C trong thời gian 8 giờ (để nguội dần), sau đó gieo hạt trong cát ẩm; CT4: Gieo hạt luôn trong cát ẩm; CT5: Ngâm hạt trong dung dịch GA3 200 ppm, trong thời gian 8 giờ, sau đó gieo hạt trong cát ẩm. Xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt theo công thức: Tỷ lệ nảy mầm (%) = (Số hạt nảy mầm/Tổng số hạt kiểm nghiệm) x 100 Xác định thế nảy mầm của hạt được tính theo công thức: Thế nảy mầm(%) = ((Số hạt nảy mầm trong 1/3 giai đoạn đầu của thời kỳ nảy mầm)/(Tổng số hạt kiểm nghiệm)) x 100 Xác định chỉ số nảy mầm theo công thức: Chỉ số nảy mầm: GI = ∑Ti ni/N, trong công thức này GI là chỉ số nảy mầm, Ti là tổng số ngày sau khi gieo hạt, ni là số hạt nảy mầm ngày thứ i, N là tổng số hạt gieo. Bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sinh trưởng của cây con: Hỗn hợp ruột bầu để nuôi tạo cây con theo thể t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khả năng nhân giống Khả năng nhân giống Nhân giống và sinh trưởng Sinh trưởng của cây Nhội Giai đoạn vườn ươmTài liệu liên quan:
-
10 trang 31 0 0
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của đất và phân bón đến chất lượng cây sưa trong giai đoạn vườn ươm
8 trang 13 0 0 -
0 trang 12 0 0
-
27 trang 12 0 0
-
Một số kết quả nghiên cứu về khả năng nhân giống hữu tính cây Nưa (Amorphophallus sp.)
6 trang 11 0 0 -
10 trang 11 0 0
-
10 trang 11 0 0
-
9 trang 10 0 0
-
Nghiên cứu khả năng nhân chồi của cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare) ở vườn ươm
5 trang 9 0 0 -
Nghiên cứu khả năng nhân giống khoai mỡ bằng phương pháp cắt lát củ giống tại Thừa Thiên Huế
10 trang 9 0 0