Danh mục

Kết quả sớm điều trị u mô đệm đường tiêu hóa bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.36 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

U mô đệm đường tiêu hóa là dạng u tế bào trung mô hiếm gặp ở đường tiêu hóa. Dạ dày và ruột non là vị trí thường gặp nhất. Chẩn đoán trước và trong phẫu thuật thường khó khăn, chỉ nhờ vào nhuộm hóa mô miễn dịch (CD117) để chẩn đoán xác định sau phẫu thuật. U có tiềm năng ác tính từ thấp đến cao. Phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên sau đó kết hợp với liệu pháp nhắm trúng đích với thuốc ức chế tyrosin kinase chuyên biệt (imatinib).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả sớm điều trị u mô đệm đường tiêu hóa bằng phẫu thuật tại Bệnh viện Bình Dân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ U MÔ ĐỆM ĐƯỜNG TIÊU HÓA BẰNG PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Nguyễn Phú Hữu*, Đỗ Minh Hùng*, Hoàng Vĩnh Chúc*, Đỗ Bá Hùng* TÓM TẮT Mở đầu: U mô đệm đường tiêu hóa là dạng u tế bào trung mô hiếm gặp ở đường tiêu hóa. Dạ dày và ruột non là vị trí thường gặp nhất. Chẩn đoán trước và trong phẫu thuật thường khó khăn, chỉ nhờ vào nhuộm hóa mô miễn dịch (CD117) để chẩn đoán xác định sau phẫu thuật. U có tiềm năng ác tính từ thấp đến cao. Phẫu thuật là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên sau đó kết hợp với liệu pháp nhắm trúng đích với thuốc ức chế tyrosin kinase chuyên biệt (imatinib). Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả sớm điều trị u mô đệm đường tiêu hóa bằng phẫu thuật. Thiết kế: Báo cáo hàng loạt ca, 79 trường hợp GIST được phẫu thuật tại bệnh viện Bình Dân từ 1/2010 đến 7/2015. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: tỉ lệ nam: nữ là 0,93:1. Tuổi trung bình 55 ± 14. Phân bố vị trí bướu ở đường tiêu hóa theo thứ tự như sau: thực quản (1,3%), dạ dày (54,4%), ruột non và mạc treo ruột non (31.6%), trực trực tràng (7.6%), nơi khác trong ổ bụng (5,1%). Triệu chứng thường gặp: đau bụng (63,3%), sờ thấy bướu (26,6%), xuất huyết tiêu hóa và thiếu máu (24,1%), tắc ruột (5,1%), triệu chứng khác (18,9%), đặc biệt không có triệu chứng (15.2%). Các xét nghiệm cận lâm sàng thường gợi ý chẩn đoán chứ không đặc hiệu bao gồm siêu âm bụng, CT-Scan ổ bụng, nội soi cũng như X quang dạ dày và đại tràng. Phương pháp phẫu thuật cắt trọn bướu (88.6%), cắt bướu và cơ quan bị xâm lấn (8,9%), sinh thiết bướu (2,5%), không tai biến cũng như biến chứng nặng sau phẫu thuật. Có 3 bệnh nhân tái phát sau phẫu thuật. Kết luận: GIST thường được chẩn đoán sau phẫu thuật nhờ vào nhuộm hóa mô miễn dịch với CD117, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng thường đa dạng và gợi ý chẩn đoán. Phẫu thuật kết hợp với liệu pháp nhắm trúng đích (imatinib) là phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay. Từ khóa: GIST, đường tiêu hóa, phẫu thuật. ABSTRACT MANAGEMENT OF GASTRO-INTESTINAL STROMAL TUMOR (GIST) BY SURGERY AT BINH DAN HOSPITAL: THE EARLY RESULTS Nguyen Phu Huu, Do Minh Hung, Hoang Vinh Chuc, Do Ba Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 354 - 359 Introduction: Gastro-intestinal stromal tumor (GIST) is a rare mesenchymal tumor of the gastrointestinal tract. Stomach and small intestine are the most common sites. The preoperative and intraoperative diagnosis is usually difficult. Immunohistochemical staining with antibody CD117 is usually used to determine diagnosis postoperative. The tumors are ranked from low malignant potential to high malignant. Surgery is the first choice, can be associated with targeted therapy, a competitive inhibitor of specific tyrosine kinase (imatinib). The aim of the study: To describe the clinical and subclinical characterization, management of Gastro- *Bệnh viện Bình Dân Tác giả liên hệ:BSCK1 Nguyễn Phú Hữu ĐT: 0918650345 Email: bsphuhuu2012@gmail.com 354 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật – BV. Bình Dân năm 2016 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học intestinal stromal tumor by surgery (the early results). Materials and methods: case series report, all 79 GISTs patients were operated from January 2010 to July 2015 at Binh Dan hospital. Results: Male and female ratio was 0.93/1. The patients’ average age was 55 ± 14. The tumors were mainly located in the esophagus (1.3%), stomach (54.4%), small intestine and mesenteric small intestine (31.6%), colon and rectum (7.6%), and other positions in abdomen (5.1%). The main symptoms were abdominal pain (63.3%), palpable abdominal mass (26.6%), gastrointestinal bleeding and anemia (24.1%), obstruction (5.1%), other symptoms (18.9%) or even without any specific symptoms (15.2%). Subclinical testings often suggest the diagnosis but unspecific including: ultrasound, CT-Scan, contrasted X-Ray digestive tract and endoscopy. Operative methods are resection tumor (88.6%), resection tumor with invaded organs (8.9%) and biopsy tumor (2.5%). There was no intraoperative complication or major postoperative complication. Recurrence was noted in 3 patients. Conclusion: GIST is often determined within postoperative by immunohistochemical staining with antibody CD117. The symptoms and subclinical testings are varied and unspecific. Nowadays, surgery associating with targeted therapy (imatinib) is the main method. Key words: GIST, digestive tract, surgery. ĐẶT VẤN ĐỀ ...

Tài liệu được xem nhiều: