![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 269.43 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là một trong những phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất tại khoa Ngoại Tổng Hợp – Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, tuy nhiên kháng sinh dự phòng chưa được áp dụng thường quy. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang 180 KẾT QUẢ SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG Lê Huy Cường, Nguyễn Thành Phúc, Sêng Sôrya, Trần Nguyễn Quang Trung TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là một trong những phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất tại khoa Ngoại Tổng Hợp – Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, tuy nhiên kháng sinh dự phòng chưa được áp dụng thường quy. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại Bệnh viên Đa khoa Trung tâm An Giang. Phương pháp: Đây là nghiên cứu tiền cứu, mô tả 41 trường hợp phẫu thuật chương trình cắt túi mật nội soi được sử dụng kháng sinh dự phòng từ 01/03/2019 đến 30/09/2019. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 5/36, tuổi trung bình 48,24 ± 14,54, thời gian mổ trung bình 44,02 ± 10,44 phút. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ: 3.24 ± 0,89 ngày, biến chứng sớm sau mổ thấp 2,4%, chi phí điều trị trung bình: 5,6 ± 0,72 triệu VNĐ. Kết luận: Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật mang lại kết quả tốt, tỷ lệ biến chứng thấp và giảm chi phí điều trị cho người bệnh. ABSTRACT Background and objectives: Laparoscopic cholecystectomy is one of the most commonly performed operation in the Surgery department of An Giang’s General Central Hospital. However, the antibiotic prophylaxis had not been routinely given. The purpose of this study was to evaluate the results of laparoscopic cholecystectomy with using antibiotic prophylaxis. Methods: This was a prospective descriptive study of 41 patients who underwent laparoscopic cholecystectomy with using antibiotic prophylaxis from march 1,2019 to september 30, 2019. Results: Sex ratio male/female was 5/36, mean age was 48,24 ± 14,54, the mean operative time was 44,02 ± 10,44 minutes. The mean hospital stay was 3.24 ± 0,89 days, the early complication rate was 2.4 %, the mean treatment cost was 5,6 ± 0,72 millions VND. Conclusion: Using antibiotic prophylaxis in laparoscopic cholecystectomy has good results, low complication rate and low treatment cost. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn vết mổ từ trước đến nay vẫn là vấn đề luôn được quan tâm của nhiều phẫu thuật viên. Nhiễm khuẩn vết mổ gây nên quá trình làm chậm lành vết thương, khi lành sẹo mổ xấu, thời gian điều trị kéo dài và gây tốn kém chi phí cho bệnh nhân. Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp hàng đầu hiện nay, ước tính hàng năm có khoảng 2% số bệnh nhân ngoại khoa bị nhiễm khuẩn vết mổ và tỷ lệ này còn cao hơn nhiều đối với nhóm bệnh nhân nằm trong nhóm nguy cơ cao [5], [9]. Một trong những can thiệp nhằm hạn chế nhiễm khuẩn vết mổ là sử dụng kháng sinh dự phòng. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật được Miles và Bruke thực hiện năm 1967 và đã chứng minh được tính ưu việt của phương pháp này so với phương pháp dùng kháng sinh điều trị ở những phẫu thuật sạch và sạch-nhiễm [1], [13]. Bệnh sỏi túi mật là bệnh lý thường gặp trong ngoại khoa và ngày càng gia tăng trong dân số. Tại khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện ĐKTT An Giang, phẫu thuật cắt túi mật nội soi là phẫu thuật phổ biến, tuy nhiên sử dụng kháng sinh dự phòng tại khoa vẫn chưa được đưa vào quy trình chung. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang với mục tiêu: “Đánh giá kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật” nhằm nhân rộng quy trình này trong thực hành lâm sàng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 181 1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện ĐKTT An Giang từ 01/03/2019 đến 30/9/2019. 2. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật theo chương trình. 3. Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân mổ cấp cứu. - Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng và được chỉ định kháng sinh trước phẫu thuật. - Bệnh nhân có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng do bệnh lý toàn thân nặng (ASA >2) như: suy giảm miễn dịch, đái tháo đường type 2, hội chứng Cushing, bệnh nhân suy kiệt (BMI < 18) hoặc béo phì (BMI ≥ 25), bệnh nhân suy thận (eGR < 60ml/phút). - Chẩn đoán sau mổ là: viêm mủ túi mật, viêm túi mật mạn, túi mật sứ… - Tiền sử dị ứng với nhóm Beta-lactam. 4. Kháng sinh trong nghiên cứu: Sử dụng kháng sinh dự phòng Cefoxitin 2g, dạng bào chế: dạng bột pha tiêm. 5. Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả. 6. Phương pháp tiến hành: Các bước cơ bản như sau: - Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật. - Tại phòng mổ, bệnh nhân được tiêm mạch chậm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang 180 KẾT QUẢ SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG Lê Huy Cường, Nguyễn Thành Phúc, Sêng Sôrya, Trần Nguyễn Quang Trung TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là một trong những phẫu thuật được thực hiện nhiều nhất tại khoa Ngoại Tổng Hợp – Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang, tuy nhiên kháng sinh dự phòng chưa được áp dụng thường quy. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại Bệnh viên Đa khoa Trung tâm An Giang. Phương pháp: Đây là nghiên cứu tiền cứu, mô tả 41 trường hợp phẫu thuật chương trình cắt túi mật nội soi được sử dụng kháng sinh dự phòng từ 01/03/2019 đến 30/09/2019. Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là 5/36, tuổi trung bình 48,24 ± 14,54, thời gian mổ trung bình 44,02 ± 10,44 phút. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ: 3.24 ± 0,89 ngày, biến chứng sớm sau mổ thấp 2,4%, chi phí điều trị trung bình: 5,6 ± 0,72 triệu VNĐ. Kết luận: Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật mang lại kết quả tốt, tỷ lệ biến chứng thấp và giảm chi phí điều trị cho người bệnh. ABSTRACT Background and objectives: Laparoscopic cholecystectomy is one of the most commonly performed operation in the Surgery department of An Giang’s General Central Hospital. However, the antibiotic prophylaxis had not been routinely given. The purpose of this study was to evaluate the results of laparoscopic cholecystectomy with using antibiotic prophylaxis. Methods: This was a prospective descriptive study of 41 patients who underwent laparoscopic cholecystectomy with using antibiotic prophylaxis from march 1,2019 to september 30, 2019. Results: Sex ratio male/female was 5/36, mean age was 48,24 ± 14,54, the mean operative time was 44,02 ± 10,44 minutes. The mean hospital stay was 3.24 ± 0,89 days, the early complication rate was 2.4 %, the mean treatment cost was 5,6 ± 0,72 millions VND. Conclusion: Using antibiotic prophylaxis in laparoscopic cholecystectomy has good results, low complication rate and low treatment cost. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn vết mổ từ trước đến nay vẫn là vấn đề luôn được quan tâm của nhiều phẫu thuật viên. Nhiễm khuẩn vết mổ gây nên quá trình làm chậm lành vết thương, khi lành sẹo mổ xấu, thời gian điều trị kéo dài và gây tốn kém chi phí cho bệnh nhân. Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những nhiễm khuẩn bệnh viện hay gặp hàng đầu hiện nay, ước tính hàng năm có khoảng 2% số bệnh nhân ngoại khoa bị nhiễm khuẩn vết mổ và tỷ lệ này còn cao hơn nhiều đối với nhóm bệnh nhân nằm trong nhóm nguy cơ cao [5], [9]. Một trong những can thiệp nhằm hạn chế nhiễm khuẩn vết mổ là sử dụng kháng sinh dự phòng. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật được Miles và Bruke thực hiện năm 1967 và đã chứng minh được tính ưu việt của phương pháp này so với phương pháp dùng kháng sinh điều trị ở những phẫu thuật sạch và sạch-nhiễm [1], [13]. Bệnh sỏi túi mật là bệnh lý thường gặp trong ngoại khoa và ngày càng gia tăng trong dân số. Tại khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện ĐKTT An Giang, phẫu thuật cắt túi mật nội soi là phẫu thuật phổ biến, tuy nhiên sử dụng kháng sinh dự phòng tại khoa vẫn chưa được đưa vào quy trình chung. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang với mục tiêu: “Đánh giá kết quả sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật nội soi cắt túi mật” nhằm nhân rộng quy trình này trong thực hành lâm sàng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 181 1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt túi mật tại khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện ĐKTT An Giang từ 01/03/2019 đến 30/9/2019. 2. Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả các bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật theo chương trình. 3. Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh nhân mổ cấp cứu. - Bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng và được chỉ định kháng sinh trước phẫu thuật. - Bệnh nhân có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng do bệnh lý toàn thân nặng (ASA >2) như: suy giảm miễn dịch, đái tháo đường type 2, hội chứng Cushing, bệnh nhân suy kiệt (BMI < 18) hoặc béo phì (BMI ≥ 25), bệnh nhân suy thận (eGR < 60ml/phút). - Chẩn đoán sau mổ là: viêm mủ túi mật, viêm túi mật mạn, túi mật sứ… - Tiền sử dị ứng với nhóm Beta-lactam. 4. Kháng sinh trong nghiên cứu: Sử dụng kháng sinh dự phòng Cefoxitin 2g, dạng bào chế: dạng bột pha tiêm. 5. Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả. 6. Phương pháp tiến hành: Các bước cơ bản như sau: - Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật. - Tại phòng mổ, bệnh nhân được tiêm mạch chậm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang Bài viết về y học Nhiễm khuẩn vết mổ Phẫu thuật nội soi cắt túi mật Kháng sinh dự phòngTài liệu liên quan:
-
Đặc điểm giải phẫu lâm sàng vạt D.I.E.P trong tạo hình vú sau cắt bỏ tuyến vú do ung thư
5 trang 225 0 0 -
Tạp chí Y dược thực hành 175: Số 20/2018
119 trang 206 0 0 -
6 trang 206 0 0
-
11 trang 205 0 0
-
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ở Trung tâm Chẩn đoán Y khoa thành phố Cần Thơ
13 trang 202 0 0 -
8 trang 200 0 0
-
Kết quả bước đầu của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện polyp đại tràng tại Việt Nam
10 trang 199 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới
14 trang 198 0 0 -
Phân tích đồng phân quang học của atenolol trong viên nén bằng phương pháp sắc ký lỏng (HPLC)
6 trang 194 0 0 -
Nghiên cứu định lượng acyclovir trong huyết tương chó bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
10 trang 187 0 0