Danh mục

Kết quả tinh chế, đánh giá tính an toàn và hiệu quả huyết thanh kháng nọc rắn hổ mèo (Naja siamensis) trên thực nghiệm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 442.96 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu xây dựng quy trình tinh chế huyết thanh kháng nọc (HTKN) rắn Hổ mèo (RHM) (Naja siamensis antivenom); đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc trong phòng thí nghiệm và trên thực nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả tinh chế, đánh giá tính an toàn và hiệu quả huyết thanh kháng nọc rắn hổ mèo (Naja siamensis) trên thực nghiệm TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015 KẾT QUẢ TINH CHẾ, ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ HUYẾT THANH KHÁNG NỌC RẮN HỔ MÈO (NAJA SIAMENSIS) TRÊN THỰC NGHIỆM Lê Khắc Quyến*; Trịnh Xuân Kiếm** Hoàng Anh Tuấn***; Thái Danh Tuyên**** TÓM TẮT Mục tiêu: nghiên cứu xây dựng quy trình tinh chế huyết thanh kháng nọc (HTKN) rắn Hổ mèo (RHM) (Naja siamensis antivenom); đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc trong phòng thí nghiệm và trên thực nghiệm. Phương pháp: huyết tương ngựa đã có kháng thể đặc hiệu với nọc RHM hiệu giá cao thu được sau gây miễn dịch, tinh chế thành HTKN RHM F(ab’)2 bằng phương pháp sử dụng men pepsin và tủa bằng muối ammonium sulfate theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đánh giá HTKN RHM về tính an toàn, hiệu lực theo đơn vị (LD50 và ED50), chất gây sốt trên động vật thực nghiệm và đặc tính vô khuẩn trong phòng thí nghiệm theo Tiêu chuẩn Kiểm định Quốc gia. Kết quả: thiết lập được quy trình tinh chế HTKN RHM F(ab’)2 và tinh chế thành công 157 lọ HTKN RHM dưới dạng dung dịch và đông khô. Thử nghiệm đánh giá trong phòng thí nghiệm (in vitro) và trên động vật thực nghiệm (in vivo) cho thấy HTKN RHM có tính an toàn cao, hiệu lực mạnh, vô khuẩn và không có chất gây sốt. Kết luận: HTKN RHM được tinh chế thành công và đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc gia. Thành công của nghiên cứu mở ra một hướng điều trị đặc hiệu cho BN bị nhiễm độc nọc RHM trong tương lai. * Từ khoá: Rắn Hổ mèo; Huyết thanh kháng nọc; An toàn; Hiệu lực. Result of Purification, Assessment of Safety and Effective Tests of Naja Siamensis Antivenom In Vitro and In Vivo Summary Objectives: The study established the purification of F(ab’)2 Naja siamensis (NS) antivenom and gave an assessment of safety and potency tests of this antivenom in vitro and in vivo. Methods: Horse hyper-immune plasma against NS venom was collected after immunization, purified into NS antivenom F(ab’)2 by using pepsin digestion and ammonium sulfate precipitation based on World Health Organization (WHO) guidelines. An assessment of NS antivenom for safety, potency based on units of median lethal dose (LD50) and median effective dose (ED50), pyrogens tests in vivo and sterility test in vitro under quality control of the National Standard. Results: * Bệnh viện FV ** Viện Nghiên cứu Công nghệ Phát triển Nông thôn *** Học viện Quân y **** Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Lê Khắc Quyến (lekhacquyen@yahoo.com) Ngày nhận bài: 20/05/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/09/2015 Ngày bài báo được đăng: 30/11/2015 45 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015 Established a protocol for purification of F(ab’)2 Naja siamensis antivenom and made successfully 157 liquid and lyophilized vials of NS antivenom. An assessment of this antivenom in vitro and in vivo showed high safety, strong efficacy, sterility and no pyrogens. Conclusion: Naja siamensis antivenom was made successfully and met National standard. The success of this study open the trend of antidote treatment for NS envenomed patients in future. * Key words: Naja siamensis; Antivenom; Safety; Efficacy. ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2009, WHO xếp rắn độc cắn vào bệnh lý nhiệt đới bị lãng quên và tái khẳng định HTKN rắn độc là biện pháp điều trị đặc hiệu duy nhất cho nhiễm độc nọc rắn [9,10]. Việc không có sẵn các HTKN đặc hiệu để điều trị nhiễm độc do các loài rắn ở các khu vực trên thế giới trở thành một vấn đề y tế cấp thiết mức độ toàn cầu [10]. Từ năm 1894, lần đầu tiên trên thế giới Calmette đã nghiên cứu sản xuất thành công HTKN rắn Hổ tại Viện Pasteur Sài Gòn [4]. Từ đây, điều trị rắn độc cắn đã bước sang trang mới bằng thuốc đặc trị HTKN [8]. Ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu do Trịnh Kim Ảnh, Trịnh Xuân Kiếm và CS đã thành công trong việc nghiên cứu sản xuất HTKN rắn Hổ đất từ năm 1990 tại Bệnh viện Chợ Rẫy [3]. Tiếp theo, HTKN rắn Choàm quạp, Hổ chúa, rắn Lục và rắn Cạp nia lần lượt được sản xuất, giúp giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân (BN) bị rắn độc cắn vào điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 20% xuống còn 2,7% [7]. Tuy nhiên, nhiễm nọc độc do RHM (Naja siamensis) cắn chiếm tỷ lệ 10% vẫn là một khó khăn rất lớn cho bác sỹ lâm sàng trong điều trị, vì thiếu HTKN đặc hiệu. Vì vậy, sản xuất HTKN RHM là một nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn lâm sàng hiện nay. Mục tiêu của nghiên cứu: Xây dựng quy trình sản xuất HTKN RHM tại Việt Nam, đánh giá về tính an toàn 46 và hiệu lực trung hòa nọc độc in vitro và in vivo trên động vật thực nghiệm theo tiêu chuẩn Quốc gia cũng như hướng dẫn của WHO, góp phần giải quyết vấn đề thiếu HTKN RHM trong điều trị BN bị loài rắn độc này cắn ở nước ta hiện nay. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. - Huyết tương ngựa đã có kháng thể đặc hiệu đơn giá kháng nọc RHM hiệu giá cao được tạo ra trong nghiên cứu trước của chúng tôi [2]. Thu nhận huyết tương trong điều vô khuẩn, chống đông bằng heparin, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: