Danh mục

Kết quả triển khai dự án: Xây dựng mô hình hầm ủ cải tiến sử dụng biogas chạy máy phát điện cho trang trại chăn nuôi gia súc tại huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 356.56 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết kết quả triển khai dự án "Xây dựng mô hình hầm ủ cải tiến sử dụng biogas chạy máy phát điện cho trang trại chăn nuôi gia súc tại huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng" trình bày về mô hình hầm ủ cải tiến sử dụng biogas chạy máy phát điện cho trang trại chăn nuôi gia súc tại Sóc Trăng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kết quả triển khai dự án: Xây dựng mô hình hầm ủ cải tiến sử dụng biogas chạy máy phát điện cho trang trại chăn nuôi gia súc tại huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng KẾT QUẢ TRIỂN KHAI DỰ ÁN “XÂY DỰNG MÔ HÌNH HẦM Ủ CẢI TIẾN SỬ DỤNG BIOGAS CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN CHO TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG” Dương Hoàng Vân Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Sóc Trăng Mô hình hầm ủ biogas của dự án Hàng năm Sóc Trăng có tổng đàn heo khoảng 260.000 với trên 121 trang trại chăn nuôi, trong đó loại hình chăn nuôi heo thịt gia công cho Công ty TNHH CP với quy mô trung bình từ 1.000 - 5.000 heo có trên 15 trang trại, các trang trại còn lại với quy mô từ vài trăm con heo tập trung rải rác ở các huyện, số còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô nông hộ và số lượng đàn heo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sắp tới, vì theo định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh theo Quyết định số 814/QĐHC–CTUBND, ngày 30/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Quyết định này đề cập đến việc xây dựng phát triển các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, bảo đảm an toàn sinh học, và chuyển dịch phương thức chăn nuôi nhỏ lẽ, phân tán sang tập trung, công nghiệp, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 24 - 25% vào năm 2015 và 34 - 36 % vào năm 2020. Cùng với phát triển của đàn heo sẽ phát sinh các vấn đề môi trường, Hầu hết các trang trại chưa đầu tư công trình xử lý môi trường, toàn bộ lượng phân và nước thải phát sinh hàng ngày được thải trực tiếp vào các ao lưu chứa trong khuôn viên trang trại, sau đó lan truyền ra bên ngoài làm ô nhiễm các kênh, rạch và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe dân cư. Theo tài liệu Nguyễn Quang Khải, nghề sản xuất khí sinh học, 2009, bình quân tải lượng chất thải hàng ngày tính trên đầu heo trung bình khoảng 2,5 kg, với tổng số đàn heo của tỉnh khoảng 260.000 con thì môi trường phải tiếp nhận lượng chất thải phát sinh hàng ngày khoảng 650 tấn, nếu có giải pháp thu gom và khai thác hợp lý thì đây sẽ là nguồn năng lượng khí sinh học, 1 năng lượng thay thế đáng kể phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân trong tỉnh. Xuất phát từ thực tế trên, trong năm 2010 Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đã đề xuất thực hiện dự án: ”Xây dựng mô hình hầm ủ cải tiến sử dụng biogas chạy máy phát điện cho trang trại chăn nuôi gia súc tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng” và đã được UBND tỉnh Sóc Trăng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng chấp thuận triển khai thực hiện dự án. Thời gian thực hiện dự án 20 tháng (từ tháng 01/2011 đến tháng 08/2012) với tổng kinh phí thực hiện 585.348.754 đồng, trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học và Công nghệ tỉnh hỗ trợ 408.348.754 đồng, kinh phí đối ứng 177.000.000 đồng. Qua thời gian triển khai dựa án đã đạt kết quả theo mục tiêu và nội dung dự án đặt ra và được Hội đồng đánh giá nghiệm thu của Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá đạt yêu cầu (xếp loại B). Dự án đã xây dựng 01 mô hình hầm ủ biogas cải tiến, sử dụng công nghệ phủ bạt HDPE để xử lý chất thải của 2.200 heo thịt tại trang trại chăn nuôi của Công ty TNHH Dư Hoài, ấp Cống Đôi, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng với thể tích hầm ủ biogas 2.200 m3, mô hình đã đi vào vận hành từ tháng 08 năm 2011 đến nay, sử dụng 01 máy phát điện có công suất 100 KVA dùng khí biogas để phát điện phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện năng của trang trại, thay thế khoảng 67% chi phí điện năng từ điện lưới quốc gia. Hệ thống máy phát điện của dự án Đối với nước thải sau hầm ủ biogas của dự án, nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sau hầm ủ biogas còn rất cao không thể tải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận, các giá trị đo đạt điều vượt giới hạn giá trị B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp gấp nhiều lần BOD5: 1.500 mg/l vượt giới hạn cho phép 30 lần; COD: 2.550mg/lít vượt giới hạn cho phép 17 lần; SS: 1.085 mg/lít vượt giới hạn khoảng 11 lần; N tổng: 333 mg/lít vượt giới hạn khoảng 8,4 lần; Phốtpho tổng: 111 mg/lít vượt giới hạn 18,5 lần; Tổng số Coliform (MPN/100ml): 9,3 x 106 vượt giới hạn khoảng 18,7 lần. Để xử lý nước thải sau hầm ủ biogas, trong dự án sử dụng 04 ao sinh học, các ao được thiết kế liên thông nhau theo trình tự từ ao thứ nhất đến 2 ao thứ tư. Các ao có chức năng xử lý các thành phần hữu cơ, chất rắn lơ lửng và các chất ô nhiễm có trong nước thải nhờ bổ sung 1.000 lít chế phẩm vi sinh vật E.M và trồng các loại thực vật thủy sinh. Tổng thể tích các ao khoảng 10.800 m3. Kết quả phân tích chất lượng nước thải khi qua các công đoạn xử lý, tại điểm cuối của ao thứ tư – điểm nước thải trước khi ra nguồn tiếp nhận đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40: 2011/BTNMT (giá trị B) đối với các chỉ tiêu COD, BOD5, SS, N tổng, P tổng và vi sinh. Hiệu quả kinh tế của dự án Trước khi tham gia thực hiện dự án nhu cầu điện năng cho trang trại trung bình khoảng 15.000 kW/tháng, Doanh nghiệp phải chi trả từ điện lưới quốc gia 22.500.000 đồng. Khi tham gia dự án, với thời gian vận hành máy phát điện là 14/24 giờ, sử dụng khoảng 50% lượng khí biogas, trang trại chỉ sử dụng từ lưới điện quốc gia khoảng 5.000 kW/tháng, giảm 10.000 kW/tháng. Chi phí tiền điện hàng tháng Doanh nghiệp tiết kiệm được từ sử dụng biogas để chạy máy phát điện khoảng 15.000.000 đồng. Sau khi trừ chi phí vận hành hệ thống biogas, hàng tháng Doanh nghiệp tiết kiệm từ chi phí điện khoảng 11.100.000 đồng, thời gian hoàn vốn của dự án khoảng 4 năm. ...

Tài liệu được xem nhiều: