Danh mục

Khả năng mưa lớn khi xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ ở các tỉnh duyên hải miền Trung

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 395.28 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái quát những nhân tố chi phối mưa xoáy thuận nhiệt đới ở miền trung đặc trưng mưa ở miền Trung khi xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ, đánh giá khả năng mưa lớn ở miền Trung khi xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ là những nội dung chính trong bài viết "Khả năng mưa lớn khi xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ ở các tỉnh duyên hải miền Trung". Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khả năng mưa lớn khi xoáy thuận nhiệt đới đổ bộ ở các tỉnh duyên hải miền Trung KHẢ NĂNG MƯA LỚN KHI XOÁY THUẬN NHIỆT ĐỚI ĐỔ BỘ Ở CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TS. Nguyễn Đức Hậu, KS. Nguyễn Thanh Tùng, KS. Vũ Mạnh Cường Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương MỞ ĐẦU Mưa với cường độ lớn ở các tỉnh duyên hải miền Trung khi có bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đổ bộ vào là một nguyên nhân gây ra lũ lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất... thiên tai nặng nề, nguy hiểm tới đời sống dân sinh và kinh tế xã hội ở khu vực này. Hàng năm, miền Trung là khu vực phải chịu tác động trực tiếp của bão và ATNĐ nhiều nhất nước ta, vì vậy việc nghiên cứu qui luật và các đặc trưng về mưa lớn do bão và ATNĐ (gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới: XTNĐ) ở khu vực này mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn đối với việc phòng chống thiên tai bất thường. Đây là một vấn đề lớn và nhiều khó khăn về số liệu đo đạc khí tượng thủy văn (KTTV), bởi vậy số công trình nghiên cứu vẫn còn chưa được nhiều. Trong bài này, nhóm tác giả trình bày các kết quả bước đầu về đánh giá khả năng mưa lớn xảy ra ở duyên hải miền Trung do đơn thuần XTNĐ đổ bộ gây ra. Đây là một bước trong lộ trình nghiên cứu của nhóm tác giả về đánh giá các nguyên nhân gây thiên tai ở vùng này. Là một khu vực có địa hình chia cắt rất phức tạp, nên đặc điểm mưa XTNĐ miền Trung cũng rất phức tạp và bất thường. Vì vậy, mục tiêu của bài báo này nhằm đưa ra các kết luận về khả năng mưa khi XTNĐ đổ bộ ở khu vực này có cơ sở khoa học và tin cậy, để có thể giúp cho đề ra các giải pháp an toàn cho các công trình xây dựng, phục vụ chiến lược phòng chống thiên tai hàng năm ở đây. I. KHÁI QUÁT NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI MƯA XTNĐ Ở MIỀN TRUNG 1.1. Hoàn cảnh địa lý và địa hình Duyên hải miền Trung nước ta trải dài từ vĩ tuyến 20o40N xuống tới 10o33N, phía đông và đông nam tiếp giáp Biển Đông, phía bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía tây nam giáp miền đông Nam Bộ, phía tây có dải Trường Sơn trùng điệp hướng tây bắc-đông nam với những đỉnh cao trên 1000-1500m ngăn cách vùng này với nước Lào và Tây Nguyên. Dọc dải Trường Sơn có những nhánh núi ngang tiến ra Biển Đông chia cắt dải duyên hải miền Trung thành những tiểu vùng phức tạp có đặc điểm khí hậu khác nhau. Từ bắc xuống nam, vùng này có các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. 1.2. Điều kiện khí hậu Dưới tác động quan trọng của dãy Trường Sơn cùng với điều kiện địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu miền Trung bị phân hóa mạnh mẽ và trở thành khác thường so với các khu vực gió mùa khác. Về đại thể, ở miền Trung có hai kiểu khí hậu: - Phần phía bắc Trung Bộ (phía bắc đèo Ngang) vẫn còn mang những nét của khí hậu miền Bắc đồng thời có những nét chuyển tiếp sang kiểu khí hậu miền đông Trường Sơn, nên ở đây có đặc trưng cơ bản sau: mùa đông rất lạnh, độ ẩm rất cao; mùa hè không trùng với mùa mưa, đầu mùa hè là thời kỳ khô nóng; mùa mưa bắt đầu từ giữa mùa hè đến giữa mùa đông. - Phần phía nam đèo Ngang (trung Trung Bộ và nam Trung Bộ) đặc trưng kiểu khí hậu miền đông Trường Sơn với nét cơ bản như sau: mùa mưa bắt đầu từ giữa mùa hè đến giữa mùa đông; nửa đầu mùa hạ là đặc trưng kiểu thời tiết khô nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp; nửa cuối mùa hạ đến giữa mùa đông là thời kỳ mùa mưa, lũ, bão do các nhiễu động khí quyển. Sự phân hóa khí hậu mạnh mẽ theo không gian trên dải đất này được thể hiện rõ nhất ở chế độ mưa và nhiệt. Nhiệt độ mùa đông và lượng mưa mùa hạ thay đổi đột ngột giữa các tiểu vùng theo hướng từ bắc xuống nam, khi qua những dãy núi tiến ra biển. 1.3. Đặc điểm tần suất XTNĐ đổ bộ vào miền Trung Trong thời kỳ 1954-2008 (55 năm) có 241 cơn XTNĐ đổ bộ vào miền Trung; trung bình hàng năm có tới 4,4 cơn XTNĐ đổ bộ. Bởi vậy, đây này là vùng có XTNĐ đổ bộ vào nhiều nhất Việt Nam. Đặc trưng về khả năng XTNĐ đổ bộ trong các tháng như sau (bảng 1): - Trong các tháng I và II, không có khả năng XTNĐ đổ bộ vào miền Trung. Bắt đầu từ tháng III đã có thể có XTNĐ đổ bộ vào khu vực này, nhưng tần suất rất thấp (0,4%). Phải tới tháng V khu vực này mới thực sự bắt đầu vào mùa bão và kéo dài cho đến tháng XII. - Đáng chú ý, trong năm XTNĐ tập trung đổ bộ vào miền Trung trong hai tháng IX và tháng X, tần suất tới 55,2%, chiếm hơn một nửa số cơn cả năm. Các tháng khác, khả năng đổ bộ của XTNĐ giảm đi rõ rệt so với hai tháng trên; chẳng hạn, điển hình như mùa bão 2009. Bảng 1- Tần suất (%) XTNĐ đổ bộ vào miền Trung trong các tháng Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tần suất 0.0 0.0 0.4 0.4 1.7 5.8 5.8 13.7 29.0 26.2 13.7 3.3 Trong số 241 cơn XTNĐ đổ bộ vào Trung Bộ (thời kỳ 1954-2008), số cơn đổ bộ vào địa phận nửa phía bắc Trung Bộ (từ Thừa Thiên Huế ra Thanh ...

Tài liệu được xem nhiều: