Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của một số dân tộc thiểu số ở Miền núi Đông Bắc
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 253.88 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nêu lên khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của dân tộc thiểu số ở miền núi Đông Bắc qua nghiên cứu điểm các dân tộc Tày, Dao, H’Mông ở Lạng Sơn và Hà Giang. Kết quả cho thấy, hoạt động thích ứng của dân tộc thiểu số vùng núi Đông Bắc thể hiện qua: các biện pháp kỹ thuật canh tác như ruộng bậc thang, canh tác nương rẫy; qua sử dụng các giống cây trồng vật nuôi bản địa; qua kinh nghiệm trồng xen canh gối vụ; đặc biệt là những kiến thức về thời vụ gieo trồng và dự báo thời tiết, khí hậu bất lợi, đã giúp cho các cộng đồng dân tộc thiểu số giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của một số dân tộc thiểu số ở Miền núi Đông Bắc KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC Nguyễn Song Tùng và Nguyễn Thị Huyền Thu Viện Địa lý Nhân văn Tóm tắt Bài viết nêu lên khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của dân tộc thiểu số ở miền núi Đông Bắc qua nghiên cứu điểm các dân tộc Tày, Dao, H’Mông ở Lạng Sơn và Hà Giang. Kết quả cho thấy, hoạt động thích ứng của dân tộc thiểu số vùng núi Đông Bắc thể hiện qua: các biện pháp kỹ thuật canh tác như ruộng bậc thang, canh tác nương rẫy; qua sử dụng các giống cây trồng vật nuôi bản địa; qua kinh nghiệm trồng xen canh gối vụ; đặc biệt là những kiến thức về thời vụ gieo trồng và dự báo thời tiết, khí hậu bất lợi, đã giúp cho các cộng đồng dân tộc thiểu số giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. MỞ ĐẦU Vùng Đông Bắc bao gồm 11 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái và Quảng Ninh, với diện tích 63.954,3 km2 (chiếm khoảng 19,3% diện tích cả nước), số dân là hơn 8 triệu người, chiếm 67,96% dân số các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và 8,7% dân số cả nước. Đông Bắc là vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có diện tích rừng lớn với 3.686,4 nghìn ha, chiếm 26,7% tổng diện tích rừng của cả nước (tính toán từ Tổng cục Thống kê, 2015). Tài nguyên khoáng sản ở Đông Bắc khá phong phú, gồm có than đá, than bùn, kim loại đen, kim loại màu, apatit, bôxit, đá vôi, nước khoáng... Về tài nguyên nước, Đông Bắc là vùng thượng nguồn của nhiều sông, suối lớn, có lưu vực rộng, lưu lượng nước tới hàng chục tỷ mét khối và nhiều hồ, đập có trữ lượng nước lớn (Thác Bà, Ba Bể, Núi Cốc...). Đây là tài nguyên quý giá đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng, là một trong những yếu tố môi trường quan trọng của vùng Đông Bắc. Tiềm năng thủy điện ở đây chiếm tới 56% trữ lượng thủy điện của cả nước. 123 Vùng Đông Bắc có cơ cấu dân tộc đa dạng, với khoảng 20 dân tộc, trong đó, tập trung phần lớn người Tày, Nùng, H’Mông, Dao... Hiện vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người dân không biết chữ, chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, mật độ dân cư thưa thớt và có sự chênh lệch đáng kể về trình độ học vấn và chuyên môn, khoa học kỹ thuật của nguồn nhân lực giữa các tỉnh trong vùng. Đây là một trong những vùng có tỷ lệ nghèo cao trong cả nước và chủ yếu là trong các cộng đồng người H’Mông, người Dao, người Nùng. Cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là giao thông, điện và nước đã được Nhà nước hết sức quan tâm, song so với yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, cần được nâng cao hơn nữa cả về lượng và chất. Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) làm cho thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang ngày càng gia tăng về số lượng, cường độ và mức độ ảnh hưởng. Trong đó, khu vực miền núi phía Bắc là khu vực mà đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) - đối tượng thuộc nhóm xã hội nhạy cảm, dễ bị tổn thương - chiếm tới hơn 62% dân số, thì những hệ lụy xã hội do BĐKH đưa đến lại càng lớn. Ở khu vực miền núi phía Bắc, biến đổi khí hậu được thể hiện qua hiện tượng nắng nóng kéo dài hơn, rét đậm kéo dài hơn, mưa lớn tập trung hơn, lũ ống/lũ quét, sạt lở đất... Điều này kéo theo những tác động lớn đến các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Bên cạnh đó, khu vực miền núi Đông Bắc đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm khác, như sức ép không ngừng gia tăng về dân số; sự suy giảm môi trường tự nhiên; sự chậm phát triển; nghèo đói và trì trệ về kinh tế - xã hội... Tất cả những yếu tố này là những rào cản cho sự phát triển bền vững miền núi Đông Bắc. Đối với DTTS ở miền núi Đông Bắc, điều kiện tự nhiên chính là nền tảng quan trọng nhất để hình thành không gian văn hóa - xã hội tộc người. Mọi hoạt động kinh tế truyền thống của người dân đều được hình thành và phát triển trên cơ sở các đặc điểm môi trường tự nhiên nơi họ cư trú. Sự tác động qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên, hay nói cách khác, sự tác động giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội, đã tạo nên những đặc trưng sinh thái nhân văn rất riêng của cộng đồng DTTS vùng núi Đông Bắc. Trong đó, một số đặc trưng thể hiện sự thích ứng cao của người dân với môi trường tự nhiên trong các hoạt động sản xuất, cũng như trong ứng phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt nơi vùng núi cao, có điều kiện khó khăn. Bài viết tập trung nghiên cứu khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của nhóm dân tộc Tày, Dao và H’Mông qua nghiên cứu điểm tại hai tỉnh Lạng Sơn và Hà Giang. 124 1. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC ĐẶC TRƯNG SINH THÁI NHÂN VĂN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC Biến đổi khí hậu trong những năm qua đã tác động và gây thiệt hại lớn đến hoạt động sản x ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của một số dân tộc thiểu số ở Miền núi Đông Bắc KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC Nguyễn Song Tùng và Nguyễn Thị Huyền Thu Viện Địa lý Nhân văn Tóm tắt Bài viết nêu lên khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của dân tộc thiểu số ở miền núi Đông Bắc qua nghiên cứu điểm các dân tộc Tày, Dao, H’Mông ở Lạng Sơn và Hà Giang. Kết quả cho thấy, hoạt động thích ứng của dân tộc thiểu số vùng núi Đông Bắc thể hiện qua: các biện pháp kỹ thuật canh tác như ruộng bậc thang, canh tác nương rẫy; qua sử dụng các giống cây trồng vật nuôi bản địa; qua kinh nghiệm trồng xen canh gối vụ; đặc biệt là những kiến thức về thời vụ gieo trồng và dự báo thời tiết, khí hậu bất lợi, đã giúp cho các cộng đồng dân tộc thiểu số giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. MỞ ĐẦU Vùng Đông Bắc bao gồm 11 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái và Quảng Ninh, với diện tích 63.954,3 km2 (chiếm khoảng 19,3% diện tích cả nước), số dân là hơn 8 triệu người, chiếm 67,96% dân số các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và 8,7% dân số cả nước. Đông Bắc là vùng có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có diện tích rừng lớn với 3.686,4 nghìn ha, chiếm 26,7% tổng diện tích rừng của cả nước (tính toán từ Tổng cục Thống kê, 2015). Tài nguyên khoáng sản ở Đông Bắc khá phong phú, gồm có than đá, than bùn, kim loại đen, kim loại màu, apatit, bôxit, đá vôi, nước khoáng... Về tài nguyên nước, Đông Bắc là vùng thượng nguồn của nhiều sông, suối lớn, có lưu vực rộng, lưu lượng nước tới hàng chục tỷ mét khối và nhiều hồ, đập có trữ lượng nước lớn (Thác Bà, Ba Bể, Núi Cốc...). Đây là tài nguyên quý giá đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng, là một trong những yếu tố môi trường quan trọng của vùng Đông Bắc. Tiềm năng thủy điện ở đây chiếm tới 56% trữ lượng thủy điện của cả nước. 123 Vùng Đông Bắc có cơ cấu dân tộc đa dạng, với khoảng 20 dân tộc, trong đó, tập trung phần lớn người Tày, Nùng, H’Mông, Dao... Hiện vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người dân không biết chữ, chủ yếu là đồng bào các dân tộc ít người, mật độ dân cư thưa thớt và có sự chênh lệch đáng kể về trình độ học vấn và chuyên môn, khoa học kỹ thuật của nguồn nhân lực giữa các tỉnh trong vùng. Đây là một trong những vùng có tỷ lệ nghèo cao trong cả nước và chủ yếu là trong các cộng đồng người H’Mông, người Dao, người Nùng. Cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là giao thông, điện và nước đã được Nhà nước hết sức quan tâm, song so với yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, cần được nâng cao hơn nữa cả về lượng và chất. Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) làm cho thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang ngày càng gia tăng về số lượng, cường độ và mức độ ảnh hưởng. Trong đó, khu vực miền núi phía Bắc là khu vực mà đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) - đối tượng thuộc nhóm xã hội nhạy cảm, dễ bị tổn thương - chiếm tới hơn 62% dân số, thì những hệ lụy xã hội do BĐKH đưa đến lại càng lớn. Ở khu vực miền núi phía Bắc, biến đổi khí hậu được thể hiện qua hiện tượng nắng nóng kéo dài hơn, rét đậm kéo dài hơn, mưa lớn tập trung hơn, lũ ống/lũ quét, sạt lở đất... Điều này kéo theo những tác động lớn đến các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Bên cạnh đó, khu vực miền núi Đông Bắc đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm khác, như sức ép không ngừng gia tăng về dân số; sự suy giảm môi trường tự nhiên; sự chậm phát triển; nghèo đói và trì trệ về kinh tế - xã hội... Tất cả những yếu tố này là những rào cản cho sự phát triển bền vững miền núi Đông Bắc. Đối với DTTS ở miền núi Đông Bắc, điều kiện tự nhiên chính là nền tảng quan trọng nhất để hình thành không gian văn hóa - xã hội tộc người. Mọi hoạt động kinh tế truyền thống của người dân đều được hình thành và phát triển trên cơ sở các đặc điểm môi trường tự nhiên nơi họ cư trú. Sự tác động qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên, hay nói cách khác, sự tác động giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội, đã tạo nên những đặc trưng sinh thái nhân văn rất riêng của cộng đồng DTTS vùng núi Đông Bắc. Trong đó, một số đặc trưng thể hiện sự thích ứng cao của người dân với môi trường tự nhiên trong các hoạt động sản xuất, cũng như trong ứng phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt nơi vùng núi cao, có điều kiện khó khăn. Bài viết tập trung nghiên cứu khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của nhóm dân tộc Tày, Dao và H’Mông qua nghiên cứu điểm tại hai tỉnh Lạng Sơn và Hà Giang. 124 1. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC ĐẶC TRƯNG SINH THÁI NHÂN VĂN CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI ĐÔNG BẮC Biến đổi khí hậu trong những năm qua đã tác động và gây thiệt hại lớn đến hoạt động sản x ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biến đổi khí hậu Dân tộc thiểu số Miền núi Đông Bắc Kỹ thuật canh tác ruộng bậc thang Canh tác nương rẫy Cộng đồng dân tộc thiểu sốGợi ý tài liệu liên quan:
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 288 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 231 1 0 -
13 trang 210 0 0
-
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 193 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 183 0 0 -
161 trang 180 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 179 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 166 0 0 -
9 trang 163 0 0
-
15 trang 142 0 0