Khắc phục những xung đột và lỗ hổng trong pháp luật
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khắc phục những xung đột và lỗ hổng trong pháp luật Khắc phục những xung đột và lỗ hổng trong pháp luật Gần đây, hệ thống pháp luật của nước ta đã và đang ngày càng hoàn thiện,góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chế độ chính trị, chế độ kinh tế, cácquyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng phápluật ở nước ta những năm qua cho thấy còn tồn tại hiện tượng nhiều quyphạm pháp luật (QPPL) trong một số văn bản quy phạm pháp luật(VBQPPL) mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí phủ định lẫn nhau hoặc trái vớiHiến pháp (khoa học pháp lý gọi là xung đột trong pháp luật). Ngoài ra còncó những quan hệ xã hội đang tồn tại và phát triển mà không có QPPL điềuchỉnh (gọi là lỗ hổng trong pháp luật). Để góp phần hoàn thiện hệ thống phápluật, chúng tôi đề cập một số vấn đề về phương diện lý luận và thực tiễn, cũngnhư kinh nghiệm của nước ngoài trong việc giải quyết các xung đột, lỗ hổngtrong pháp luật ở nước ta hiện nay. 1. Vấn đề xung đột trong pháp luật Có thể nói, trong lý luận và thực tiễn pháp luật chúng ta thường dùng các thuậtngữ và khái niệm như: mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu sót mà không gọi là xung độtvà lỗ hổng trong pháp luật. Trên thực tế, khoa học pháp lý nước ta chưa có nhữngnghiên cứu đầy đủ và chính xác về hai vấn đề này. Trong khi đó, vấn đề xung độtvà lỗ hổng trong pháp luật đã được ghi nhận và nghiên cứu tương đối sâu trongkhoa học pháp lý hiện đại của các nước trên thế giới. Xung đột trong pháp luật là “sự bất đồng hoặc mâu thuẫn giữa các quy phạm,các VBQPPL riêng lẻ cùng điều chỉnh một hoặc nhiều quan hệ xã hội, mà sự mâuthuẫn đó được xuất hiện trong quá trình áp dụng và thực hiện pháp luật của các cơquan nhà nước và người có thẩm quyền”1. Từ khái niệm trên, người ta chia các loại xung đột trong pháp luật thành cácnhóm sau: xung đột giữa các QPPL với nhau trong cùng một văn bản pháp luật;xung đột giữa các VBQPPL điều chỉnh những quan hệ xã hội cùng nhóm hoặctrong cùng một lĩnh vực nhất định (sự mâu thuẫn giữa các VBQPPL của hệ thốngpháp luật chuyên ngành); xung đột giữa thẩm quyền ban hành và áp dụng luật củacác cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước;xung đột nội dung trong các văn bản giải thích luật; xung đột giữa các nguyên tắc,thủ tục pháp lý trong áp dụng luật; xung đột giữa các quy định của pháp luật quốcgia với pháp luật quốc tế. Với những vấn đề trên thì nội hàm của xung đột trong pháp luật đã được tiếpcận rộng hơn, bao trùm cả vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo trong một văn bản, tronghệ thống các văn bản của từng ngành luật, từng lĩnh vực quản lý cụ thể với nhauvà giữa văn bản pháp luật quốc gia với văn bản pháp luật quốc tế. Trên thực tiễn, đa số những xung đột trong pháp luật nhà nước ta hiện naythường phổ biến ở những dạng sau: Thứ nhất, một số VBQPPL trong cùng một ngành luật có sự xung đột (mâuthuẫn) về thẩm quyền của người thi hành và áp dụng luật. Ví dụ, theo quy định tạikhoản 3, Điều 25 và điểm c, khoản 1, Điều 31 của Luật Tổ chức Toà án nhân dân(TAND) năm 2002 và Nghị quyết số 56/2002/QH10 ngày 02/4/2002 về việc thihành Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)năm 2002 thì những người sau đây: Chánh án TAND tối cao, Viện trưởngVKSND tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án các cấp; Chánh án TAND cấp tỉnh,Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩmbản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp huyện theo quy định củapháp luật tố tụng. Thế nhưng, Điều 68 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ ánhành chính ban hành năm 1996 quy định ngoài những người có thẩm quyền nêutrên thì các Phó Chánh án TAND tối cao, các Phó Viện trưởng VKSND tối caocũng có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Như vậy, quy định trongpháp lệnh này không thống nhất với quy định trong các luật tổ chức nói trên. Vớinguyên tắc luật cao hơn pháp lệnh, các luật sẽ được áp dụng trong trường hợp nàynhưng đây vẫn là điều bất hợp lý khi nó tồn tại suốt bốn năm liền mới đ ược bãi bỏbằng Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết cá cvụ án hành chính năm 2006 cho phù hợp với luật. Thứ hai, giữa một số quy phạm của các văn bản luật với quy phạm của văn bảndưới luật xung đột về đối tượng điều chỉnh. Ví dụ, Điều 29 của Bộ luật Dân sựnăm 2005 quy định: cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh. Nếu chết trướckhi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh, khai tử (Điều 30).Cách quy định này giống quy định của BLDS năm 1995. Tuy nhiên, Nghị định số83/1998/NĐ-CP ban hành ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch(hiện nay vẫn còn hiệu lực) tại Điều 20 quy định: trẻ em sinh ra mà sống chưađược 24h thì không phải khai sinh. Như vậy, quy phạm trong Nghị định đã thểhiện sự xung đột đến mức phủ định quy phạm của BLDS hiện hành2. Có quanđiểm cho rằng, một đứa trẻ sau khi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng Chính trị Lý luận pháp luật nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội quyền lực nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
112 trang 300 0 0
-
Bài thuyết trình: Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về Chủ nghĩa Xã hội
42 trang 231 0 0 -
Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
10 trang 228 0 0 -
Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam
14 trang 178 0 0 -
6 trang 178 0 0
-
Tiểu luận: Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21 trang 157 0 0 -
Đề tài: CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ ĐOÀN KẾT XÃ HỘI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
18 trang 148 0 0 -
57 trang 140 0 0
-
214 trang 132 0 0
-
11 trang 116 0 0
-
Giáo trình Học thuyết tam quyền phân lập (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2
58 trang 115 0 0 -
30 trang 113 0 0
-
Kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
11 trang 112 0 0 -
Ngân hàng câu hỏi và đáp án Đường lối Cách Mạng Đảng cộng sản Việt Nam
27 trang 102 0 0 -
Bài giảng Chủ nghĩa Xã hội & phương hướng đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta
14 trang 93 0 0 -
9 trang 92 0 0
-
Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý về kiểm soát quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước ở nước ta
9 trang 92 0 0 -
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
35 trang 90 0 0 -
Đề tài triết học CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ SỰ SÁNG TẠO CỦA KINH TẾ HỌC MÁCXÍT
16 trang 89 0 0 -
5 trang 88 0 0