Danh mục

Khắc phục tác dụng phụ của các sulfamid kháng khuẩn

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 117.83 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Rất nhiều bệnh cần đến sự có mặt của các các sulfamid như: nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng), nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, đường ruột (lỵ trực khuẩn, viêm ruột), viêm màng não, đau mắt hột, bệnh ngoài da... Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng sẽ không phát huy được hiệu quả của thuốc mà còn gây ra các tai biến do thuốc hoặc vi khuẩn kháng thuốc... ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khắc phục tác dụng phụ của các sulfamid kháng khuẩn Khắc phục tác dụng phụ của các sulfamid kháng khuẩn Rất nhiều bệnh cần đến sự có mặt của các các sulfamid như: nhiễmkhuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng), nhiễmkhuẩn tiết niệu, sinh dục, đường ruột (lỵ trực khuẩn, viêm ruột), viêmmàng não, đau mắt hột, bệnh ngoài da... Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng sẽ không phát huy đượchiệu quả của thuốc mà còn gây ra các tai biến do thuốc hoặc vi khuẩnkháng thuốc... Khác với kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn thì các sulfamid chỉ cótác dụng kìm khuẩn. Một số sulfamid thường dùng như: sulfacetamid natri(sulfacylum, optin), sulfadiazin, sulfaguanidin (ganidan), sulfamethoxazol(SMX), co-trimoxazol (bactrim, bisepton)... Cơ chế tác dụng kìm khuẩn của sulfamid là do sulfamid cạnh tranhvới acid paraaminobenzoic (A.PAB) trong tế bào vi khuẩn, làm cho việctổng hợp và vận chuyển acid folic thành nucleoprotein cần cho mọi tế bàosống của vi khuẩn bị ngưng trệ, gây rối loạn sự sinh sản và phát triển của vikhuẩn. Do đó vi khuẩn bị tiêu diệt trước sức đề kháng của cơ thể hoặc nhờtác dụng của thuốc. Tai biến khi dùng sulfamid Các sulfamid có thể gây sỏi thận (do sản phẩm acetyl hóa củasulfamid khó tan sẽ lắng đọng và kết tinh thành sỏi ở thận hoặc niệu quản,gây bí tiểu tiện, đái ra máu, gây cơn đau do sỏi thận), gây buồn nôn, đi lỏng,viêm gan (ít gặp hơn), gây dị ứng như mẩn ngứa, ban đỏ, viêm da, có khitiến triển toàn thân (khi dùng sulfamid thải trừ chậm) nên không dùngsulfamid cho người mẫn cảm với thuốc. Ngoài ra có thể gây tổn thương hệ thống tạo máu (với các biểu hiệnnhư thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu), gây viêm nhiều dây thầnkinh, chứng lú lẫn, tâm thần, viêm tĩnh mạch, huyết khối, vàng da... Và những chú ý khi sử dụng Để tránh hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc lúc đầu phải dùng liều caotạo nồng độ thuốc cao trong máu để tranh chấp với A.PAB. Nếu liều ban đầukhông đủ nồng độ để kìm hãm vi khuẩn thì vi khuẩn sẽ sinh ra những chủngmới có khả năng kháng lại sulfamid làm cho thuốc kém hoặc không còn tácdụng. Những ngày sau giảm dần đến liều đủ duy trì nồng độ kháng khuẩntrong máu. Phải dùng đủ thời gian (thường uống từ 7 - 9 ngày liền). Đặc biệt để tránh tai biến gây sỏi thận ở đường tiết niệu, khi dùngsulfamid cần uống nhiều nước hoặc uống kèm natri hydrocarbonat (làmkiềm hóa nước tiểu, tránh sỏi thận). Tác dụng của sulfamid sẽ bị giảm đi khi nồng độ A.PAB tăng cao, dođó khi rắc sulfamid vào vết thương (điều trị bệnh ngoài da) phải rửa sạchmáu mủ để tránh A.PAB làm giảm tác dụng của thuốc. Khi dùng sulfamidnên phối hợp với các thuốc khác như phối hợp với kháng sinh (để tăng hiệuquả điều trị), với vitamin (tăng sức đề kháng của cơ thể và bù lại lượngvitamin đã hao hụt do dùng thuốc).

Tài liệu được xem nhiều: