Danh mục

Khái luận về quyền chiếm hữu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thông qua việc tìm hiểu những quan điểm về sự tồn tại của tình trạng chiếm hữu và quyền chiếm hữu, bài viết này mong muốn đóng góp thêm những luận giải cho một số nội dung cần hoàn thiện của BLDS 2005 liên quan đến quyền chiếm hữu nói riêng và các quy định về vật quyền nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái luận về quyền chiếm hữuTạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 1-6NGHIÊN CỨUKhái luận về quyền chiếm hữuNguyễn Thị Quế Anh*Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamNhận ngày 15 tháng 4 năm 2013Chỉnh sửa ngày 20 tháng 5 năm 2013; chấp nhận đăng ngày 17 tháng 6 năm 2013Tóm tắt: Nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc sửa đổi Bộ luật dân sự (BLDS) 2005, mộttrong những nhiệm vụ quan trọng về mặt lý luận chính là khôi phục lại ngữ cảnh lịch sử của cácchế định vật quyền, trong đó có quyền chiếm hữu. Thông qua việc tìm hiểu những quan điểm vềsự tồn tại của tình trạng chiếm hữu và quyền chiếm hữu, bài báo này mong muốn đóng góp thêmnhững luận giải cho một số nội dung cần hoàn thiện của BLDS 2005 liên quan đến quyền chiếmhữu nói riêng và các quy định về vật quyền nói chung.Nhằm cải cách và hoàn thiện lại đạo luậtgốc trong lĩnh vực luật tư, những định hướngsửa đổi BLDS 2005 được xác định chủ yếu tậptrung vào một số vấn đề mang tính chất nềntảng, cơ sở của BLDS, trong đó có vấn đề về tàisản và quyền sở hữu.*Để bảo đảm “sức sống dàilâu” cho đạo luật này, những yêu cầu, phươngthức và nội dung sửa đổi cần được xây dựngmột cách nhất quán và chặt chẽ trên cơ sởnhững luận cứ, chủ thuyết khoa học nền tảngcủa hệ thống luật tư. Trong quá trình thảo luậnxoay quanh vấn đề sửa đổi BLDS lần này đã córất nhiều ý kiến liên quan đến sửa đổi bổ sungphần tài sản và quyền sở hữu. Các nhà nghiêncứu, các nhà hoạt động thực tiễn đã phát hiện ranhiều khiếm khuyết, bất cập và đưa ra cácphương án chỉnh sửa. Ý kiến trong bài thamluận này cũng chỉ mong muốn đóng góp thêmnhững luận giải cho một số nội dung cần hoànthiện của BLDS 2005 liên quan đến quyềnchiếm hữu nói riêng và các qui định về vậtquyền nói chung.1. Luận giải về sự tồn tại của tình trạngchiếm hữu được pháp luật bảo vệVật quyền - quyền sở hữu và các loại quyềnđối với tài sản của người khác - là những quanhệ mang tính chất pháp lý của chủ thể đối vớiđồ vật. Tuy nhiên, tình trạng thực tế của đồ vậtkhông phải lúc nào cũng phù hợp với tình trạngpháp lý của nó. Đồ vật, về mặt pháp lý, có thểthuộc về một chủ thể, những thực tế nó lại đangnằm trong sự kiểm soát của người khác. Trongđó, tình trạng này của đồ vật có thể có một căncứ pháp lý nhất định nào đó (ví dụ: đồ vật đượctrao cho người khác để sử dụng, để giữ bởichính chủ sở hữu), nhưng cũng có thể không có_______*ĐT: 84-4-7547049E-mail: queanhthu@yahoo.com12N.T.Q. Anh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 1-6bất cứ một căn cứ pháp lý nào, thậm chí việc“thống trị” đồ vật của chủ thể có thể là hệ lụy từmột hành vi vi phạm pháp luật (ăn cắp hoặcmua đồ vật từ kẻ ăn cắp). Như vậy, với nhữnglý do khác nhau, tình trạng thực tế của đồ vật cóthể khác biệt với sự phân định về mặt pháp lýcủa chúng. Từ đó, theo U. Matchei và E.Xukhanov, cần thiết phải phân biệt vật quyềnvới tư cách là những quan hệ pháp lý của chủthể trong tương quan đối với đồ vật và sự“thống trị” thực tế đối với chúng. Sự “thống trị”thực tế đối với đồ vật, độc lập với vấn đề vềquyền (jus possidendi) cũng như vấn đề phươngthức xác lập (causa possessionis), được gọi làchiếm hữu - một trong những vấn đề phức tạpnhất của pháp luật dân sự [1; tr.223].Chiếm hữu với ý nghĩa là chiếm dụng đồvật trên thực tế là quan hệ làm cơ sở phát sinhcho sở hữu và quyền sở hữu. Trên cơ sở đó giữachiếm hữu và quyền sở hữu có những mối liênhệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, theo quan điểmcủa các nhà lập pháp La Mã trong hệ thống luậtLa Mã hoàn thiện hơn ở giai đoạn sau, “chiếmhữu” và “quyền sở hữu” là 2 phạm trù khác biệtcó thể hoà nhập trong cùng một chủ thể, nhưngcũng có thể thuộc về các chủ thể khác nhau.Theo V. M Khvoxtop, chiếm hữu là chế địnhhoàn toàn khác biệt với sở hữu, chủ sở hữu cóthể không phải là người chiếm hữu và ngược lạingười không phải là chủ sở hữu có thể chiếmhữu [2; tr.270].Trên thực tế có nhiều chủ sở hữu tạm thờikhông chiếm hữu thực tế đồ vật. Đó có thể làcác trường hợp sau:Thứ nhất, việc không chiếm hữu thực tế đồvật xảy ra theo ý chí của chủ sở hữu: chủ sởhữu có thể nhường quyền chiếm hữu cho ngườikhác đề nhận các lợi tức (fructus civilis) do vậtđem lại (cho thuê...) hoặc đưa vật cho ngườikhác giữ;Thứ hai, việc không chiếm hữu thực tế vậtxảy ra không theo ý chí của chủ sở hữu: đồ vậtbị người khác định đoạt trái phép, đồ vật bịmất, đánh rơi, bị chiếm đoạt bằng vũ lực haybị ăn cắp.Trong các trường hợp trên người khôngphải là chủ sở hữu lại là người nắm giữ vật thựctế. Trong các trường hợp này, khi chủ sở hữukhông chiếm hữu vật trên thực tế theo ý chí củamình hay bởi những yếu tố khách quan thìquyền sở hữu đối với vật là không thể bị xoábỏ: quyền lực của chủ sở hữu vẫn tiếp tục tồntại. Chủ sở hữu chỉ không có quyền lực thực tếhay còn gọi là possessio đối với vật.Căn cứ vào các cơ sở thực tế làm xuất hiệnchiếm hữu, luật La Mã phân biệt các trườnghợp c ...

Tài liệu được xem nhiều: