Danh mục

KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ Chương 2: Thời kỳ thuộc địa

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.96 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ Chương 2: Thời kỳ thuộc địa “Vậy dân tộc Mỹ, dân tộc mới ấy là gì?” Nhà văn kiêm nhà nông học người Mỹ J. Hector St. John de Crevecoeur, 1782 NHỮNG DÂN TỘC MỚI Phần lớn dân di cư tới Mỹ vào thế kỷ XVII là người Anh, nhưng cũng có cả người Hà Lan, Thụy Điển và Đức ở miền Trung, một số người Pháp theo đạo Tin Lành ở bang Nam Carolina và một số nơi khác, nô lệ châu Phi chủ yếu ở miền Nam, và rải rác những nhóm nhỏ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ Chương 2: Thời kỳ thuộc địa KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ Chương 2: Thời kỳ thuộc địa “Vậy dân tộc Mỹ, dân tộc mới ấy là gì?” Nhà văn kiêm nhà nông học người Mỹ J. Hector St. John de Crevecoeur, 1782 NHỮNG DÂN TỘC MỚI Phần lớn dân di cư tới Mỹ vào thế kỷ XVII là người Anh, nhưng cũng có cả người Hà Lan, Thụy Điển và Đức ở miền Trung, một số người Pháp theo đạo Tin Lành ở bang Nam Carolina và một số nơi khác, nô lệ châu Phi chủ yếu ở miền Nam, và rải rác những nhóm nhỏ người Tây Ban Nha, người Italia, người Bồ Đào Nha sống ở khắp các thuộc địa. Từ sau năm 1680, nước Anh không còn là điểm xuất phát chủ yếu của phong trào di cư do số lượng người Scotland và Scotland-Ireland (tín đồ Tin Lành ở Bắc Ai-len) đã nhiều hơn. Ngoài ra, hàng chục ngàn người di tản đã rời bỏ Tây Bắc Âu để tránh chiến tranh, những cuộc đàn áp và chế độ chiếm hữu ruộng đất. Đến năm 1690, dân số nước Mỹ đã tăng lên tới một phần tư triệu người. Kể từ đó đến năm 1775, cứ 25 năm con số này lại tăng lên gấp đôi cho đến khi đạt mức trên 2, 5 triệu người. Mặc dù các gia đình thường chuyển đến hết thuộc địa này tới thuộc địa khác song giữa các thuộc địa vẫn có những nét rất khác biệt. Những nét đặc thù đó thậm chí còn nổi rõ hơn giữa ba nhóm thuộc địa phân định theo khu vực. NEW ENGLAND New England nằm ở miền Đông bắc. Đất đai nơi đây nhìn chung cằn cỗi, đầy sỏi đá, hiếm nơi bằng phẳng và mùa đông kéo dài. Điều đó khiến cuộc sống thuần nông thật khó khăn, chật vật. Có lẽ vì thế mà những người dân ở New England đã lợi dụng sức nước và xây dựng các nhà máy xay ngũ cốc và các xưởng cưa. Những cánh rừng bạt ngàn gỗ đã khuyến khích nghề đóng tàu phát triển. Những bến cảng ở vị trí vô cùng thuận lợi đã thúc đẩy thương mại. Biển đã trở thành nguồn lợi lớn. Ở Massachusetts, chỉ riêng nghề đánh bắt cá tuyết cũng đã nhanh chóng đem lại sự giàu có. Do người định cư đầu tiên tập trung rất đông trong các làng và các thị trấn quanh các cảng biển nên nhiều người ở New England đã tiếp tục nghề kinh doanh hoặc buôn bán. Những đồng cỏ thuộc đất công và những cánh rừng đã đáp ứng mọi nhu cầu của người dân thị trấn làm việc trên các nông trại nhỏ gần đó. Dân cư tập trung cũng giúp xây dựng trường làng, nhà thờ và tòa thị chính để người dân có thể gặp gỡ trao đổi những vấn đề cùng quan tâm. Thuộc địa Vịnh Massachusetts tiếp tục mở rộng thương mại. Từ giữa thế kỷ XVII trở đi, thuộc địa này đã trở nên giàu có và Boston trở thành một trong những hải cảng lớn nhất nước Mỹ. Những cánh rừng ở miền Đông Bắc là nguồn cung cấp gỗ sồi để đóng tàu thủy, gỗ thông để làm cột buồm và hắc -ín để lấp kín những khe ghép của tàu. Nhờ tự đóng được tàu và giong buồm tới các hải cảng khắp nơi trên thế giới, những người thợ đóng tàu tài hoa của thuộc địa Vịnh Massachusetts đã đặt nền móng cho lĩnh vực thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng. Đến cuối thời kỳ thuộc địa, một phần ba đội tàu mang cờ nước Anh đã được đóng ở New England. Cá, các cửa hàng trên tàu và đồ gỗ đã thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Những lái buôn và những người làm vận tải ở New England chẳng bao lâu sau đã phát hiện thấy rượu rum và nô lệ là những món hàng béo bở. Một trong những kiểu làm ăn táo bạo - nếu không muốn nói là phi đạo đức - của họ thời bấy giờ là buôn bán tay ba. Các lái buôn mua nô lệ từ duyên hải châu Phi bằng rượu rum New England, rồi bán nô lệ ở Tây ấn (West Indies), và tại đây họ mua mật đường mang về nhà bán cho các nhà sản xuất rượu rum địa phương. CÁC THUỘC ĐỊA MIỀN TRUNG Xã hội ở các thuộc địa miền Trung đa dạng và phong phú, hòa đồng và khoan dung hơn nhiều so với ở New England. Nhờ sự lãnh đạo của William Penn, Pennsylvania vận hành thật suôn sẻ và tăng trưởng nhanh chóng. Đến năm 1685, dân số ở đây đã lên tới xấp xỉ 9.000 người. Thủ phủ của thuộc địa là thành phố Philadelphia có những con đường rộng lớn và rợp bóng cây, những ngôi nhà xây bằng gạch, đá vững chắc và những bến tàu nhộn nhịp. Đến cuối thời kỳ thuộc địa, khoảng một thế kỷ sau, đã có 30.000 người sống ở đây, đại diện cho nhiều ngôn ngữ, tín ngưỡng và nghề nghiệp. Tài năng kinh doanh và thành công của họ đã biến Philadelphia trở thành một trong những trung tâm hưng thịnh bậc nhất của Đế chế Anh. Mặc dù tín đồ phái Quaker giữ vai trò chủ đạo ở Philadelphia, song nhiều nơi khác ở bang Pennsylvania tính chất đại diện của nhóm dân số khác vẫn đ ược đảm bảo rất tốt. Người Đức đã trở thành các nông dân khéo tay bậc nhất ở thuộc địa này. Các ngành thủ công như dệt, đóng giày, đóng đồ gỗ, mỹ thuật và các nghề khác cũng đóng vai trò quan trọng. Bang Pennsylvania cũng là cửa ngõ bước vào Tân Thế giới đối với những tín đồ Tin Lành ở Bắc Ai-len. Họ đã đến đây từ đầu thế kỷ XVIII. Một chức sắc bang Pennsylvania đã gọi họ là những con người xa lạ đầy mưu trí và dũng cảm. Họ căm ghét người Anh và nghi ngờ tất cả mọi hình thức chính quyền. Những tín đồ Tin Lành ở Bắc Ai-len có xu hướng định cư ở những vùng hẻo lánh nơi ...

Tài liệu được xem nhiều: