Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 3
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 122.94 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luật lệ về trưng khẩn Nhiều luật lệ về trưng khẩn đất ruộng ra đời, ban đầu thể thức dễ dãi, lần hồi thì siết lại thêm khó khăn. Xin lược kê những nghị định căn bản, với nét chánh : — Những nghị định năm 1864, 1871 và 22/8//1882 : ngoại trừ những đất đã canh tác rồi hoặc đất thổ cư (đặc biệt là đất thổ cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn) thì đất công thổ cho trưng khẩn không, tức là không bán lại bằng tiền. Muốn khẩn thì làm đơn, ghi diện tích, ranh giới, rồi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 3 Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 3Luật lệ về trưng khẩnNhiều luật lệ về trưng khẩn đất ruộng ra đời, ban đầu thể thức dễ dãi, lần hồi thìsiết lại thêm khó khăn. Xin lược kê những nghị định căn bản, với nét chánh :— Những nghị định năm 1864, 1871 và 22/8//1882 : ngoại trừ những đất đã canhtác rồi hoặc đất thổ c ư (đặc biệt là đất thổ cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn) thì đất công thổcho trưng khẩn không, tức là không bán lại bằng tiền. Muốn khẩn thì làm đơn, ghidiện tích, ranh giới, rồi đóng thuế. Những nghị định trên không nêu điều kiện làbắt buột người trưng khẩn phải khai thác, không được bỏ đất hoang (về sau, nghịđịnh 15/10/1890 bổ túc chi tiết này). Tham biện chủ tỉnh được quyền cho trưngkhẩn những sở đất nhỏ dưới 20 mẫu (nghị định 9/6/1886 rút lại còn 10 mẫu).— Nghị định 15/10/1890 bắt buộc phải canh tác trong thời gian l à 5 năm cho xongvà định rằng nhà nước có quyền lấy lại đất khi có nhu cầu công ích (đào kinh, đắplộ...)— Nghị định 10/5/1893 định rằng đất trưng khẩn không được ăn dài theo mé kinh,mé sông rạch quá 1/4 của chu vi sở đất (tránh trường hợp người tham, chỉ khẩn đấtphía mặt tiền kinh rạch, đất mặt tiền thì luôn luôn có giá hơn đất ở hậu bối).— Nghị định 27/1/1896 quy định những lố đất đã xin tạm khẩn mà người thừa kếkhông nhận làm chủ, trường hợp đất quá xấu, thì phải hoàn trả lại để nhà nước ấpcho kẻ khác.— Nghị định 13/10/1910 lần đầu tiên quy định đất công thổ đ ược tư nhân trưngkhẩn phải bán theo giá thuận mãi, đặc biệt là đất trồng cao su. Nhà nước chánhthức bán đất công thổ cho dân.Nghị định của phủ toàn quyền ngày 27/12/1913 và của Thống đốc Nam kỳ ngày11/11/1914 định rằng đất ruộng chỉ cấp với điều kiện là đem đấu giá công khaihoặc theo thể thức thuận mãi. Không bao giờ cấp cho không (khỏi mua) những sởđất trên 300 mẫu như trước kia đã làm. Việc trưng khẩn đất trên 1.000 mẫu phảido phủ Toàn quyền Đông Dương cho phép.— Nghị định của phủ Toàn quyền ngày 26/11/1918 bổ túc nghị định 27/12/1913 :những người trong một gia đình chỉ có thể xin cấp cho không ( khỏi mua) một lầndứt khoát tối đa là 300 mẫu mà thôi. Chỉ có thể xin cấp cho không một lần thứ nhìlà 300 mẫu, nếu đã canh tác xong ít nhất là 4/5 của sở đất cấp cho không lần trước.Và đương sự không được quyền xin cấp cho không một lần thứ ba.— Nghị định 4/10/1928 quy định chặt chẽ việc khẩn đất, tuyệt đối cấm khôngđược chiếm đất công thổ theo kiểu tiền trảm hậu tấu, làm ruộng rồi sau đó mớikhai xin vào bộ. Cũng vì nghị định này mà số người xuống Rạch Giá, Bạc Liêu đểlập nghiệp phải giảm bớt, họ chẳn g còn cơ hội khai khẩn nơi nào họ thích, dànhquyền ưu tiên như trước kia.— Nghị định 25/6/1930 quy định những vùng còn cho phép và những vùng khôngcòn cho phép trưng khẩn. Đại khái, sau khi áp dụng nghị định này thì chỉ cókhoảng 150.000 mẫu ở Bạc Liêu và 80.000 mẫu ở Rạch Giá là còn được phép chotrưng khẩn mà thôi, lẽ dĩ nhiên, chỉ còn loại đất phèn, đất nước mặc quá thấp vàxấu, thiếu kinh thoát thủy.Hậu quả của những nghị định trên là tạo ra một thực tế bi đát. Người Pháp chorằng họ cố ý phát triển chế độ tiểu điền chủ mà thôi nhưng trong thực tế, đại điềnchủ lại phát triển.Luật định rằng những phần đất 10 mẫu mà tham biện chủ tỉnh có quyền cấp phát(gọi nôm na là đất công nghiệp) không được phép bán trong thời gian tạm khẩn,chỉ 3 năm sau khi chánh thức làm sở hữu chủ, chủ đất mới được bán cho ngườikhác. Nhưng thực dân lại cố ý dung túng việc cho vay nặng lời, khiến người tiểuđiền chủ không đủ vốn canh tác mang nợ, vốn lời chồng chất đến mức giao phầnđất công nghiệp của mình cho kẻ khác để trừ nợ.Một số viên chức thực dân đã bào chữa cho rằng chế độ đại điền chủ ở Nam kỳ,đặc biệt là ở các tỉnh miền Tây lần hồi tự nó suy sụp : về lâu về d ài, không còn đấttrống để khẩn thêm và gia đình người đại điền chủ lại đông con, đất chia ra mãiđến đời cháu nội thì chỉ còn là từng mảnh nhỏ !Nhà nước có tổ chức những nhà băng Canh nông nhưng trong thực tế chỉ một sốnhỏ điền chủ vay được, họ đem về cho tá điền vay lại với tiền lời cao hơn. NgườiChà Chetty cũng cho vay với tiền lời theo luật định (năm 1930, phỏng định họ chođiền chủ Nam kỳ vay khoảng 30 triệu đồng) nhưng người được vay phải chịu tiềnlời cao, trên giấy tờ ghi đã nhận một ngàn đồng mà thật sự chỉ nhận có 900.Điền chủ cỡ nhỏ, luôn cả điền chủ cỡ lớn thường thích vay bạc lúa (lấy bạc lúa)của thương gia Hoa kiều vì thủ tục giấy tờ gần như không có, lấy tiền rồi đến mùathì đong lúa trả lại. Thương gia Huê kiều đưa tiền ra mua lúa khi chưa tới mùa, vớigiá rất thấp so với giá thị trường lúc gặt hái. Họ thâu lợi nhiều nhưng họ khéo đốixử với chủ điền. Tùy giá thị trường do họ tiên đoán, tùy sản nghiệp của ông điềnchủ (con nợ), tùy sự tín nhiệm trong quá khứ mà họ cho vay nhiều hay ít. Nét đặcbiệt là trong việc cho vay này ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 3 Khái quát về việc khai khẩn thời Pháp thuộc ở Nam kỳ 3Luật lệ về trưng khẩnNhiều luật lệ về trưng khẩn đất ruộng ra đời, ban đầu thể thức dễ dãi, lần hồi thìsiết lại thêm khó khăn. Xin lược kê những nghị định căn bản, với nét chánh :— Những nghị định năm 1864, 1871 và 22/8//1882 : ngoại trừ những đất đã canhtác rồi hoặc đất thổ c ư (đặc biệt là đất thổ cư ở Sài Gòn, Chợ Lớn) thì đất công thổcho trưng khẩn không, tức là không bán lại bằng tiền. Muốn khẩn thì làm đơn, ghidiện tích, ranh giới, rồi đóng thuế. Những nghị định trên không nêu điều kiện làbắt buột người trưng khẩn phải khai thác, không được bỏ đất hoang (về sau, nghịđịnh 15/10/1890 bổ túc chi tiết này). Tham biện chủ tỉnh được quyền cho trưngkhẩn những sở đất nhỏ dưới 20 mẫu (nghị định 9/6/1886 rút lại còn 10 mẫu).— Nghị định 15/10/1890 bắt buộc phải canh tác trong thời gian l à 5 năm cho xongvà định rằng nhà nước có quyền lấy lại đất khi có nhu cầu công ích (đào kinh, đắplộ...)— Nghị định 10/5/1893 định rằng đất trưng khẩn không được ăn dài theo mé kinh,mé sông rạch quá 1/4 của chu vi sở đất (tránh trường hợp người tham, chỉ khẩn đấtphía mặt tiền kinh rạch, đất mặt tiền thì luôn luôn có giá hơn đất ở hậu bối).— Nghị định 27/1/1896 quy định những lố đất đã xin tạm khẩn mà người thừa kếkhông nhận làm chủ, trường hợp đất quá xấu, thì phải hoàn trả lại để nhà nước ấpcho kẻ khác.— Nghị định 13/10/1910 lần đầu tiên quy định đất công thổ đ ược tư nhân trưngkhẩn phải bán theo giá thuận mãi, đặc biệt là đất trồng cao su. Nhà nước chánhthức bán đất công thổ cho dân.Nghị định của phủ toàn quyền ngày 27/12/1913 và của Thống đốc Nam kỳ ngày11/11/1914 định rằng đất ruộng chỉ cấp với điều kiện là đem đấu giá công khaihoặc theo thể thức thuận mãi. Không bao giờ cấp cho không (khỏi mua) những sởđất trên 300 mẫu như trước kia đã làm. Việc trưng khẩn đất trên 1.000 mẫu phảido phủ Toàn quyền Đông Dương cho phép.— Nghị định của phủ Toàn quyền ngày 26/11/1918 bổ túc nghị định 27/12/1913 :những người trong một gia đình chỉ có thể xin cấp cho không ( khỏi mua) một lầndứt khoát tối đa là 300 mẫu mà thôi. Chỉ có thể xin cấp cho không một lần thứ nhìlà 300 mẫu, nếu đã canh tác xong ít nhất là 4/5 của sở đất cấp cho không lần trước.Và đương sự không được quyền xin cấp cho không một lần thứ ba.— Nghị định 4/10/1928 quy định chặt chẽ việc khẩn đất, tuyệt đối cấm khôngđược chiếm đất công thổ theo kiểu tiền trảm hậu tấu, làm ruộng rồi sau đó mớikhai xin vào bộ. Cũng vì nghị định này mà số người xuống Rạch Giá, Bạc Liêu đểlập nghiệp phải giảm bớt, họ chẳn g còn cơ hội khai khẩn nơi nào họ thích, dànhquyền ưu tiên như trước kia.— Nghị định 25/6/1930 quy định những vùng còn cho phép và những vùng khôngcòn cho phép trưng khẩn. Đại khái, sau khi áp dụng nghị định này thì chỉ cókhoảng 150.000 mẫu ở Bạc Liêu và 80.000 mẫu ở Rạch Giá là còn được phép chotrưng khẩn mà thôi, lẽ dĩ nhiên, chỉ còn loại đất phèn, đất nước mặc quá thấp vàxấu, thiếu kinh thoát thủy.Hậu quả của những nghị định trên là tạo ra một thực tế bi đát. Người Pháp chorằng họ cố ý phát triển chế độ tiểu điền chủ mà thôi nhưng trong thực tế, đại điềnchủ lại phát triển.Luật định rằng những phần đất 10 mẫu mà tham biện chủ tỉnh có quyền cấp phát(gọi nôm na là đất công nghiệp) không được phép bán trong thời gian tạm khẩn,chỉ 3 năm sau khi chánh thức làm sở hữu chủ, chủ đất mới được bán cho ngườikhác. Nhưng thực dân lại cố ý dung túng việc cho vay nặng lời, khiến người tiểuđiền chủ không đủ vốn canh tác mang nợ, vốn lời chồng chất đến mức giao phầnđất công nghiệp của mình cho kẻ khác để trừ nợ.Một số viên chức thực dân đã bào chữa cho rằng chế độ đại điền chủ ở Nam kỳ,đặc biệt là ở các tỉnh miền Tây lần hồi tự nó suy sụp : về lâu về d ài, không còn đấttrống để khẩn thêm và gia đình người đại điền chủ lại đông con, đất chia ra mãiđến đời cháu nội thì chỉ còn là từng mảnh nhỏ !Nhà nước có tổ chức những nhà băng Canh nông nhưng trong thực tế chỉ một sốnhỏ điền chủ vay được, họ đem về cho tá điền vay lại với tiền lời cao hơn. NgườiChà Chetty cũng cho vay với tiền lời theo luật định (năm 1930, phỏng định họ chođiền chủ Nam kỳ vay khoảng 30 triệu đồng) nhưng người được vay phải chịu tiềnlời cao, trên giấy tờ ghi đã nhận một ngàn đồng mà thật sự chỉ nhận có 900.Điền chủ cỡ nhỏ, luôn cả điền chủ cỡ lớn thường thích vay bạc lúa (lấy bạc lúa)của thương gia Hoa kiều vì thủ tục giấy tờ gần như không có, lấy tiền rồi đến mùathì đong lúa trả lại. Thương gia Huê kiều đưa tiền ra mua lúa khi chưa tới mùa, vớigiá rất thấp so với giá thị trường lúc gặt hái. Họ thâu lợi nhiều nhưng họ khéo đốixử với chủ điền. Tùy giá thị trường do họ tiên đoán, tùy sản nghiệp của ông điềnchủ (con nợ), tùy sự tín nhiệm trong quá khứ mà họ cho vay nhiều hay ít. Nét đặcbiệt là trong việc cho vay này ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử văn hóa việt nam tài liệu lịch sử hành trình khai hoang Việt Nam tài liệu về hành trình khai hoang Việt Nam lịch sử Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 145 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 115 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 96 1 0 -
69 trang 75 0 0
-
82 trang 65 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 60 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 58 0 0 -
11 trang 48 0 0
-
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 45 0 0 -
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 44 0 0