Danh mục

Khai thác hiệu quả kiểm tra đánh giá phát triển trong dạy học đại học

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 627.19 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này là một tổng thuật tài liệu nghiên cứu về kiểm tra KTĐG phát triển, phân tích và làm rõ bản chất, vai trò của kiểm tra KTĐG phát triển cũng như những lợi ích mà loại hình KTĐG này có thể mang lại đối với người dạy và người học. Phần trọng tâm của bài viết bàn về các chiến lược thực hiện KTĐG phát triển mà mỗi giảng viên được khuyến nghị thực hiện một cách thường xuyên trong quá trình giảng dạy ở bậc đại học để mang lại những lợi ích cho cả người dạy và người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác hiệu quả kiểm tra đánh giá phát triển trong dạy học đại họcKHAI THÁC HIỆU QUẢ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂNTRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC ThS. NCS. Lê Thị Hoàng Hà1 PGS.TS. Lê Đức Ngọc Tóm tắt: Kiểm tra đánh giá (KTĐG) không chỉ phục vụ mục đích báo cáo về thành tích học tập hay năng lực của người học tại thời điểm đánh giá. Kiểm tra đánh giá ngày càng được nhìn nhận như một giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả dạy học – giáo dục. Nhiệm vụ kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên không nên chỉ dừng lại ở việc đánh giá, cho điểm và thông báo kết quả Kiểm tra đánh giá tới sinh viên và các bên liên quan. Giảng viên cần đi xa hơn thế, khai thác sử dụng kết quả Kiểm tra đánh giá để cải thiện và hỗ trợ sinh viên học tập. Báo cáo này là một tổng thuật tài liệu nghiên cứu về kiểm tra KTĐG phát triển, phân tích và làm rõ bản chất, vai trò của kiểm tra KTĐG phát triển cũng như những lợi ích mà loại hình KTĐG này có thể mang lại đối với người dạy và người học. Phần trọng tâm của bài viết bàn về các chiến lược thực hiện KTĐG phát triển mà mỗi giảng viên được khuyến nghị thực hiện một cách thường xuyên trong quá trình giảng dạy ở bậc đại học để mang lại những lợi ích cho cả người dạy và người học. Từ khóa: Kiểm tra đánh giá phát triển, DDánh giá trên lớp học, Tự đánh giá, Phản hồi, mục tiêu học tậpI. Mở đầu Hoạt động kiểm tra đánh giá (KTĐG) bao gồm hai công đoạn: Thu thập thôngtin và lý giải, đánh giá thông tin học tập của người học. Trong giáo dục, KTĐG phụcvụ hai mục đích cơ bản: (i) cung cấp thông tin về thành tích học tập/kết quả học tậpcủa người học tại thời điểm đánh giá; (ii) làm cơ sở để người dạy và người học quyếtđịnh những việc cần làm tiếp theo nhằm đảm bảo người học đạt đến mục tiêu dạyhọc đã đặt ra. Nếu đặt hoạt động học tập trên một trục thời gian từ quá khứ, hiện tạitới tương lai thì khi xét KTĐG thuộc nhóm thứ nhất trên đây sẽ tập trung vào hoạtđộng học tập từ quá khứ tới hiện tại, còn khi xét KTĐG thuộc nhóm thứ hai sẽ lấytrọng tâm là hoạt động học tập từ hiện tại tới tương lai (Heritage, 2013). Kết quả của1 Email: halth@vnu.edu.vn; cellphone: 098.9244.858, Khoa Quản trị chất lượng, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.Phần 3. ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 379các hoạt động KTĐG thuộc nhóm thứ nhất sẽ được sử dụng để ra các quyết định liênquan đến hoạt động học tập của học sinh từ quá khứ tới hiện tại, chẳng hạn như: báocáo, giải trình kết quả giáo dục tới các bên liên quan, xếp lớp, cấp bằng, chứng nhậnhoàn thành khóa học… Ngược lại, khi KTĐG thuộc nhóm thứ hai sẽ tập trung vàoviệc sử dụng kết quả đánh giá như thế nào để hỗ trợ cho hoạt động học tập từ thờiđiểm đánh giá trở về sau một cách tốt nhất. Rõ ràng, từ góc nhìn này, KTĐG không chỉdừng lại ở việc phát hiện ra học sinh đã học được gì, KTĐG cần đi xa hơn, dự kiếnnhững gì học sinh cần học trong tương lai. Hai khái niệm KTĐG tổng kết (summativeassessment) và KTĐG phát triển (formative assessment) đã ra đời để chỉ hai loại hìnhKTĐG này trong dạy học. Để trả lời câu hỏi: Giảng viên cần thực hiện những giải pháp gì nhằm khai thác,sử dụngKTĐG phát triển trong dạy học đại học một cách hiệu quả, trên cơ sở khảocứu tài liệu là các bài viết khoa học, báo cáo kết quả nghiên cứu về KTĐG phát triển,bài viết này sẽ tập trung vào hai nội dung chính: Phần thứ nhất phân tích và làm rõkhái niệm, bản chất của KTĐG phát triển, đặt trong mối liên hệ với các loại hìnhKTĐG khác trong dạy học; Phần thứ hai tổng thuật một số mô hình thực hiện KTĐGphát triển trong dạy học: những chiến lược và kĩ thuật dạy học – KTĐG mà giảngviên cần thực hiện, mối quan hệ logic hệ thống giữa các chiến lược và những lợi íchmà chúng mang lại cho người dạy và người học.II. Khái niệm và bản chất của KTĐG phát triển2.1. Về cách dịch thuật ngữ “formative assessment” sang tiếng Việt Theo Từ điển dành cho người học của NXB Oxford (Oxford Learner’sDictionaries), thì “formative” có nghĩa là “có ảnh hưởng quan trọng và kéo dài tới sựphát triển đặc điểm/tính cách của ai đó/cái gì đó”. Như vậy, “formative assessment”là những hoạt động KTĐG mang lại sự phát triển, hỗ trợ cho sự phát triển ở ngườihọc. Việc hầu hết các tài liệu tiếng Việt hiện nay đang dịch thuật ngữ “formativeassessment” sang tiếng Việt là “đánh giá quá trình”, xét về mặt ngôn ngữ, đã khôngthể chuyển tải hết ý nghĩa của hoạt động KTĐG này, mà chỉ toát lên khía cạnh: cáchoạt động đánh giá này diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học, để phân biệt nóvới những hoạt động đánh giá diễn ra trước một quá trình dạy học (như đánh giáchẩn đoán) và những hoạt động đánh giá được thực hiện sau khi hoạt động dạy họckết thúc, mang lại thông ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: