Khai thác tình huống dạy học toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 992.56 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mặc dù dạy học theo định hướng tích hợp là một xu hướng phổ biến trong dạy học ở nước ta hiện nay, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có quan điểm rõ ràng về THDH theo định hướng tích hợp. Bài viết tập trung vào việc phân tích khái niệm THDH theo định hướng tích hợp. Qua đó đề xuất một số cách khai thác THDH môn Toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác tình huống dạy học toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 9-17 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0057 KHAI THÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP Nguyễn Thị Châu Giang1, Trịnh Công Sơn2 1 Khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh, 2Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An Tóm tắt. Từ lâu đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến các tình huống dạy học (THDH) theo nhiều hướng khác nhau. Với mỗi hướng nghiên cứu, quan điểm về THDH đều có những đặc điểm khác nhau. Mặc dù dạy học theo định hướng tích hợp là một xu hướng phổ biến trong dạy học ở nước ta hiện nay, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có quan điểm rõ ràng về THDH theo định hướng tích hợp. Bài viết tập trung vào việc phân tích khái niệm THDH theo định hướng tích hợp. Qua đó đề xuất một số cách khai thác THDH môn Toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp. Từ khoá: Tích hợp, dạy học tích hợp, tình huống dạy học. 1. Mở đầu Trong dạy học, việc nghiên cứu để đưa ra được một bản thiết kế các bài dạy nói chung, các THDH nói riêng là một việc làm không bao giờ thừa dù ở thời đại nào [1, tr. 4]. Từ lâu đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến THDH theo nhiều hướng khác nhau như: Đặng Thành Hưng, Đỗ Thế Hưng,Trần Ngọc Lan, Hoàng Lê Minh, Phan Trọng Ngọc, Phạm Thị Thanh Tú [1-5]. Với mỗi hướng nghiên cứu, quan điểm về THDH đều có những đặc điểm khác nhau. Một trong những xu hướng dạy học được nhiều tác giả trong nước quan tâm nhiều những năm gần đây là dạy học theo định hướng tích hợp, có thể kể đến như: Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Phúc Chỉnh, Hà Thị Lan Hương, Phạm Sỹ Nam, Đặng Thị Thuận An, Nguyễn Thế Sơn, Đỗ Hương Trà [6-12]. Định hướng tích hợp cũng được thể hiện rõ trong quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi là những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên… [13, tr. 3]. Như vậy, có thể nói rằng định hướng tích hợp đang dần trở thành một xu thế phổ biến trong dạy học ở nước ta. Và mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về THDH theo nhiều hướng khác nhau như đã chỉ ra ở trên. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có quan điểm rõ ràng về THDH theo định hướng tích hợp. Vậy hiểu thế nào là THDH theo định hướng tích hợp? THDH có những loại nào? Và cách khai thác chúng ra sao? Ngày nhận bài: 6/12/2017. Ngày sửa bài: 2/4/2018. Ngày nhận đăng: 9/4/2018. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Châu Giang. Địa chỉ e-mail: chaugiangdhv@yahoo.com.vn 9 Nguyễn Thị Châu Giang, Trịnh Công Sơn Bài viết tập trung vào các nội dung: Phân tích khái niệm về THDH môn Toán theo định hướng tích hợp; Phân loại các THDH toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp; Đề xuất một số cách khai thác các THDH toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dạy học tích hợp * Khái niệm dạy học tích hợp Theo quan điểm chung của nhiều nhà khoa học, dạy học tích hợp (DHTH) là quan điểm dạy học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển những năng lực cần thiết [8, 12, 13, 15, 16]. * Vai trò của dạy học tích hợp Ngày nay, việc dạy học không chỉ cung cấp các kiến thức riêng rẽ trong từng môn học, từng lĩnh vực mà quan trọng hơn là đào tạo cho học sinh khả năng giải quyết có hiệu quả những vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là những vấn đề phức hợp đòi hỏi kiến thức, kĩ năng tổng hợp của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực. Chính vì thế, quan điểm DHTH, với mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh đang dần trở thành một xu thế, trào lưu phổ biến trong dạy học ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây. Theo phân tích của nhiều nhà khoa học, DHTH trở thành một trào lưu dạy học phổ biến bởi một số lí do sau đây [12, 14-16]. - Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học; - Có nhiều điều kiện để hình thành và phát triển NL người học; - Tận dụng vốn kinh nghiệm của học sinh và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập; - Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các môn học; - DHTH có mối liên hệ chặt chẽ và bổ trợ cho dạy học đơn môn. * Các mức độ của dạy học tích hợp Hai nhà khoa học Drake S. M. và Burns R. C đã đưa ra bốn mức độ trong DHTH (Xem [17]) (1) Tích hợp trong nội bộ môn học (Intradisciplinary Approach) Ở mức độ này, các môn, các phần vẫn được học riêng rẽ, nhưng trong quá trình giảng dạy, tích hợp được thực hiện thông qua việc loại bỏ những nội dung trùng lặp, khai thác sự hỗ trợ giữa các phân môn, giữa các phần trong một phân môn hay môn học. (2) Tích hợp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác tình huống dạy học toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp HNUE JOURNAL OF SCIENCE Educational Sciences, 2018, Volume 63, Issue 5, pp. 9-17 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0057 KHAI THÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP Nguyễn Thị Châu Giang1, Trịnh Công Sơn2 1 Khoa Giáo dục, Trường Đại học Vinh, 2Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An Tóm tắt. Từ lâu đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến các tình huống dạy học (THDH) theo nhiều hướng khác nhau. Với mỗi hướng nghiên cứu, quan điểm về THDH đều có những đặc điểm khác nhau. Mặc dù dạy học theo định hướng tích hợp là một xu hướng phổ biến trong dạy học ở nước ta hiện nay, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có quan điểm rõ ràng về THDH theo định hướng tích hợp. Bài viết tập trung vào việc phân tích khái niệm THDH theo định hướng tích hợp. Qua đó đề xuất một số cách khai thác THDH môn Toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp. Từ khoá: Tích hợp, dạy học tích hợp, tình huống dạy học. 1. Mở đầu Trong dạy học, việc nghiên cứu để đưa ra được một bản thiết kế các bài dạy nói chung, các THDH nói riêng là một việc làm không bao giờ thừa dù ở thời đại nào [1, tr. 4]. Từ lâu đã có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến THDH theo nhiều hướng khác nhau như: Đặng Thành Hưng, Đỗ Thế Hưng,Trần Ngọc Lan, Hoàng Lê Minh, Phan Trọng Ngọc, Phạm Thị Thanh Tú [1-5]. Với mỗi hướng nghiên cứu, quan điểm về THDH đều có những đặc điểm khác nhau. Một trong những xu hướng dạy học được nhiều tác giả trong nước quan tâm nhiều những năm gần đây là dạy học theo định hướng tích hợp, có thể kể đến như: Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Phúc Chỉnh, Hà Thị Lan Hương, Phạm Sỹ Nam, Đặng Thị Thuận An, Nguyễn Thế Sơn, Đỗ Hương Trà [6-12]. Định hướng tích hợp cũng được thể hiện rõ trong quan điểm xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi là những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên… [13, tr. 3]. Như vậy, có thể nói rằng định hướng tích hợp đang dần trở thành một xu thế phổ biến trong dạy học ở nước ta. Và mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về THDH theo nhiều hướng khác nhau như đã chỉ ra ở trên. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có quan điểm rõ ràng về THDH theo định hướng tích hợp. Vậy hiểu thế nào là THDH theo định hướng tích hợp? THDH có những loại nào? Và cách khai thác chúng ra sao? Ngày nhận bài: 6/12/2017. Ngày sửa bài: 2/4/2018. Ngày nhận đăng: 9/4/2018. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Châu Giang. Địa chỉ e-mail: chaugiangdhv@yahoo.com.vn 9 Nguyễn Thị Châu Giang, Trịnh Công Sơn Bài viết tập trung vào các nội dung: Phân tích khái niệm về THDH môn Toán theo định hướng tích hợp; Phân loại các THDH toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp; Đề xuất một số cách khai thác các THDH toán ở tiểu học theo định hướng tích hợp. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dạy học tích hợp * Khái niệm dạy học tích hợp Theo quan điểm chung của nhiều nhà khoa học, dạy học tích hợp (DHTH) là quan điểm dạy học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển những năng lực cần thiết [8, 12, 13, 15, 16]. * Vai trò của dạy học tích hợp Ngày nay, việc dạy học không chỉ cung cấp các kiến thức riêng rẽ trong từng môn học, từng lĩnh vực mà quan trọng hơn là đào tạo cho học sinh khả năng giải quyết có hiệu quả những vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là những vấn đề phức hợp đòi hỏi kiến thức, kĩ năng tổng hợp của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực. Chính vì thế, quan điểm DHTH, với mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh đang dần trở thành một xu thế, trào lưu phổ biến trong dạy học ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây. Theo phân tích của nhiều nhà khoa học, DHTH trở thành một trào lưu dạy học phổ biến bởi một số lí do sau đây [12, 14-16]. - Do bản chất của mối liên hệ giữa các tri thức khoa học; - Có nhiều điều kiện để hình thành và phát triển NL người học; - Tận dụng vốn kinh nghiệm của học sinh và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập; - Thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và phương pháp của các môn học; - DHTH có mối liên hệ chặt chẽ và bổ trợ cho dạy học đơn môn. * Các mức độ của dạy học tích hợp Hai nhà khoa học Drake S. M. và Burns R. C đã đưa ra bốn mức độ trong DHTH (Xem [17]) (1) Tích hợp trong nội bộ môn học (Intradisciplinary Approach) Ở mức độ này, các môn, các phần vẫn được học riêng rẽ, nhưng trong quá trình giảng dạy, tích hợp được thực hiện thông qua việc loại bỏ những nội dung trùng lặp, khai thác sự hỗ trợ giữa các phân môn, giữa các phần trong một phân môn hay môn học. (2) Tích hợp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học tích hợp Tình huống dạy học Khai thác tình huống dạy học toán Dạy học toán ở tiểu học Vai trò của dạy học tích hợpTài liệu liên quan:
-
284 trang 147 0 0
-
10 trang 108 0 0
-
Đề tài: Vân dụng dạy học tích hợp vào phân môn vẽ kỹ thuật môn công nghệ lớp 11
15 trang 74 0 0 -
15 trang 57 0 0
-
9 trang 49 0 0
-
Thiết kế tình huống dạy học tích hợp Toán - Lí (chủ đề Vecto) ở trường trung học phổ thông
7 trang 45 0 0 -
Thực trạng phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học
9 trang 43 0 0 -
Dạy học tích hợp tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Trà Vinh lớp 1, 2, 3
3 trang 36 1 0 -
Vận dụng trò chơi ngôn ngữ vào dạy học Tiếng Việt ở trung học phổ thông
10 trang 33 0 0 -
Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Hóa học THPT
13 trang 31 0 0