Thông tin tài liệu:
Bộ máy thính giác: Tai ngoài: vành tai làm nhiệm vụ thu nhận và hướng dẫn âm thanh. Tai giữa: hòm nhĩ các xương con và các phần phụ thuộc làm nhiệm--vụ truyền dẫn âm thanh và biến đổi năng lượng âm để bù trừ vào chỗ hao hụt ở phần sau.-Tai trong: cơ quan corti với các tế bào giác quan và dây thần kinhthính giác làm nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh và truyền lên não qua 5 chặng neuron. Mỗi kích thích âm thanh nghe được từ 1 tai được truyền lên cả 2 bán cầu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám thính lực (Kỳ 1) Khám thính lực (Kỳ 1) 1. Bộ máy thính giác: - Tai ngoài: vành tai làm nhiệm vụ thu nhận và hướng dẫn âm thanh. - Tai giữa: hòm nhĩ các xương con và các phần phụ thuộc làm nhiệmvụ truyền dẫn âm thanh và biến đổi năng lượng âm để bù trừ vào chỗ hao hụt ởphần sau. - Tai trong: cơ quan corti với các tế bào giác quan và dây thần kinhthính giác làm nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh và truyền lên não qua 5 chặng neuron.Mỗi kích thích âm thanh nghe được từ 1 tai được truyền lên cả 2 bán cầu đại não. Ở tai trong, âm thanh được truyền từ môi trường không khí, qua môi trườngnước (nội, ngoại dịch) đã mất đi 99 % năng lượng, chỉ có 1% năng lương đượctruyền đi, tính ra cường độ giảm mất 30 dB. Nhưng do hệ màng nhĩ-chuỗi xươngcon ở tai giữa đã tác động như một máy biến thế nên đã bù trừ vào chỗ mất mátđó. Kết quả người ta vẫn nghe được đúng với cường độ thực ở bên ngoài. Tai giữa làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh, bệnh tật ở bộ phận này gây rađiếc dẫn truyền, sự giảm sút thính giác không bao giờ quá 60 dB. Nhiều loại điếcnày có thể chữa khỏi, kể cả bằng phương pháp phẫu thuật. Tai trong là bộ phận giác quan-thần kinh, thương tổn bệnh tật ở bộ phậnnày có thể gây ra điếc nặng, thậm chí có thể điếc đặc, điếc hoàn toàn. Điếc taitrong là điếc tiếp nhận. Trong thực tế nhiều trường hợp có cả thương tổn ở tai giữa và tai trong, sẽgây ra điếc hỗn hợp nghĩa là vừa có tính chất dẫn truyền vừa có tính chất tiếpnhận. Tuỳ theo mức độ thiên về phía nào mà là điếc hỗn hợp thiên về dẫn truyềnhoặc thiên về tiếp nhận. 2. Đo sức nghe chủ quan (Subjectiv audiometrie). Bao gồm đo sức nghe bằng tiếng nói, đo sức nghe bằng âm thoa và đo bằngmáy đo sức nghe. 2.1. Dùng tiếng nói. Là cách đơn giản dùng ngay tiếng nói của thầy thuốc, với 1 số câu từ đơngiản, thông thường, thực hiện trong 1 buồng hay hành lang có chiều dài ít nhất là 5m, tương đối yên tĩnh. Trước tiên đo bằng tiếng nói thầm, nếu có giảm nghe rõmới đo tiếp bằng tiếng nói thường. Nguyên tắc: Bệnh nhân không được nhìn miệng thầy thuốc, đứng vuônggóc với thầy thuốc và hướng tai khám về phía thầy thuốc, tai không khám phảiđược bịt lại. Cách đo: Lúc đầu thầy thuốc đứng cách xa bệnh nhân 5 m, sau đó tiến dầnvề phía bệnh nhân, đến lúc bệnh nhân nghe được và lặp lại đúng câu nói của thầythuốc, ghi khoảng cách. - Đo bằng tiếng nói thầm: nói thầm (là nói bằng giọng hơi, khôngthành tiếng) thường khám khoảng 5 m, nói từng câu, thông thường 3 đến 5 từ, cóthể nói 1 địa danh quen thuộc như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... và yêu cầubệnh nhân nhắc lại. Nếu bệnh nhân không nghe thấy, thầy thuốc tiếp tục tiến dầnsát với bệnh nhân (khoảng 0.5m), và ghi lại khoảng cách đầu tiên mà bệnh nhânnhắc lại được. - Đo bằng tiếng nói thường: chỉ thực hiện khi khoảng cách nghe đượcvới tiếng nói thầm dưới 1 m vì tai bình thường nghe được tiếng nói thường ởkhoảng cách trên 5 m. Cách đo tương tự như trên, thay tiếng nói thầm bằng tiếngnói thường như trong giao tiếp sinh hoạt. Nhận định: Bình thường: Nói thầm: nghe được xa 0,5 m Nói thường: nghe được xa 5 m Kết quả: đo đơn giản bằng tiếng nói trên cũng cho phép phát hiện ban đầutình trạng và mức độ nghe kém. BẢNG TÍNH THIẾU HỤT SỨC NGHE SƠ BỘ Khoảng cách nghe được tính theo mét % Thiếu hụt sức nghe Tiếng nói thầm Tiếng nói thường ≤ 0,5m ≤ 5m ≤ 35% 0,5m đến 0,1m 5m đến 1m 35% đến 65% 0,1m đến 0,05m 1m đến 0,5m 65% đến 85% Sát vành tai Cách 1 gang tay sát 85 đến 100%không nghe được vành tai