Danh mục

Khảo sát địa chất khi xây nhà

Số trang: 6      Loại file: docx      Dung lượng: 746.67 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với các công trình trên 3 tầng, và diện tích xây dựng trên 250 m2 cần được khảo sát địa chất công trình trước khi thi công. Mục đích của công việc này là thu thập tài liệu về các lớp đất đá, các đặc trưng kết cấu ở tầng đất bên dưới công trình của mình để làm cơ sở tính toán cấu tạo móng cho phù hợp và lựa chọn các biện pháp thi công thích hợp. Đó để đảm bảo an toàn cho các công trình nhà ở có quy mô tương đối trở lên thì việc Khảo sát địa chất khi xây nhà là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát địa chất khi xây nhà KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT KHI XÂY NHÀ Đối với các công trình trên 3 tầng, và diện tích xây dựng trên 250 m2 cần được khảo   sát địa chất công trình trước khi thi công. Mục đích của công việc này là thu thập tài  liệu về các lớp đất đá, các đặc trưng kết cấu ở tầng đất bên dưới công trình của mình  để làm cơ sở tính toán cấu tạo móng cho phù hợp và lựa chọn các biện pháp thi công   thích hợp. Đó để  đảm bảo an toàn cho các công trình nhà  ở  có quy mô tương đối trở  lên thì việc Khảo sát địa chất khi xây nhà là vô cùng quan trọng và cần thiết. Để  tiến  hành công tác thu thập dữ liệu địa chất, ta phải đào giếng thăm dò hoặc khoan khảo   sát. I, Phương pháp đào giếng thăm dò Giếng có đường kính 0.65 m ­ 1.00 m hoặc 1,00 x 1,20 m. Phải tạo ít nhất một vách   thẳng đứng để đo độ dày các lớp đất và lấy mẫu. Khi đào, phải tránh thời tiết mưa để  đảm bảo sự chính xác cho các kết quả đo. Dụng cụ  lấy mẫu đất trong giếng là một  ống hình trụ  bằng kim loại cao 10 cm, có   lưỡi một đầu để cắt vào trong đất. Sau khi lấy đất đầy ống, dùng parafin phủ kín hai  đầu ống và dùng nút gỗ hoặc kim loại đóng chặt. Nếu có nước ngầm cũng tiến hành   lấy mẫu đựng trong chai nút kín. Mẫu đất nhão được đựng trong bình thủy tinh có nút   kín. Các mẫu đất này cần gửi đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu. II, Phương pháp khoan Việc khoan lỗ thăm dò địa chất được tiến hành bằng máy khoan hoặc máy rung. Mũi  khoan có các rãnh xoắn xoáy ăn sâu dần xuống đất, khi lấy lên mẫu đất thăm dò được  thể hiện trên hình trụ lỗ khoan. Đường kính lỗ khoan thông thường là 100 ­ 325 mm.  III, Phương pháp xuyên Việc thăm dò địa chất được tiến hành bằng cách đóng mũi xuyên xuống đất (xuyên   động) hoặc nén dần xuống (xuyên tĩnh). Quá trình xuyên tĩnh bao gồm việc đóng cần  xuyên với mũi xuyên hình côn xuống đất. Ngoài ra, còn có một phương pháp khảo sát địa chất khi xây nhà khác đó là: đo điện trở  của đất. Phương pháp này không chỉ cho biết cấu tạo các lớp đất mà còn đo được độ  chặt và độ ẩm của nó. Phương pháp này có độ  chính xác lớn nhưng giá thành còn cao  nên chưa được ứng dụng nhiều. Sau khi lấy xong các thông số về địa chất, người ta sẽ lập mặt cắt địa chất của   khu vực xây dựng, trên đó thể hiện cao độ của các lớp đất và độ cao tầng nước   ngầm. IV, Một số loại địa chất và đặc điểm Đá: Gồm các loại granit, cát, đá vôi và các loại nham thạch khác. Khi không có tác  động từ bên ngoài như nước có chứa hóa chất có tính kiềm, hoặc tính axit ăn mòn, đá  là loại nền có cường độ lớn nhất. Đất nửa đá: bao gồm các macmơ, silicat sét thạch cao và cát thạch cao, cường độ chịu  nén của đất nửa đá trong trạng thái bão hòa nước nhỏ hơn 50 kg/cm2. Khi ngập nước,   đất nửa đá biến thành bùn. Đá vụn: là loại đá không dính kết, gồm đá cuội, sỏi, không thay đổi tính chất theo  nhiệt độ. Đất cát: ở trạng thái khô thì rời rạc, không có tính dẻo. Có thể chia thành: cát lớn, cát   vừa, cát nhỏ, cát mịn.  Ở  trạng thái  ẩm  ướt, dưới  ảnh hưởng của áp lực cát có hiện  tượng chảy. Việc xây dựng trên nền cát rất khó khăn. Tuy nhiên đối với cát sạch (đặc  biệt là cát to) dùng làm nền công trình rất tốt. Trong trường hợp lớp cát gồm những   hạt khác nhau về kích thước thì khoảng trống giữa các hạt to được lấp đầy bởi những   hạt bé hơn, và khoảng trống giữa các hạt nhỏ này lại có những hạt nhỏ hơn nữa, đôi  khi nền cát như vậy còn tốt hơn cả đá tảng. Trong trường hợp cát đồng nhất, kích thước bằng nhau thì giống như  một chất lỏng   đậm đặc. Loại cát chảy này là nỗi lo lắng cho các nhà xây dựng khi gặp phải. Hoàng thổ: Đất hoàng thổ  gần giống với đất cát, nhưng khi có nước sẽ  có tác động   xấu. Nước hòa tan các sợi vôi có trong đất làm đất xẹp xuống gây lún. Đất sét: là loại đất dính, có tính dẻo, tức là có khả  năng thay đổi hình dáng dưới tác  dụng của ngoại lực. Vào mùa đông, đất sét giãn nở  có thể  tạo hiện tượng nứt rạn   không đều, gây ra biến dạng móng nhà. Sau khi có kết quả khảo sát địa chất, người thiết kế cùng với chủ nhà xác định lại các  yêu cầu thiết kế cụ thể, từ đó tìm ra các bố trí mặt bằng thích hợp.  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: