Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và khả năng hạ đường huyết của dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis L.) trên mô hình chuột nhắt trắng (Mus musculus var. albino) bị tiểu đường
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 668.15 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Theo một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Rajesh Mandade và cộng sự (2011), Falguni Sheth và Subrata De (2012), Deepa Garg và cộng sự (2012), Mirunalini Sankaran, Arulmozhi Vadivel (2011) đã chứng minh Dâm bụt có khả năng kháng oxy hóa và hạ đường huyết trên mô hình chuột. Đồng thời, theo Đông y, Dâm bụt còn có tác dụng trị viêm niêm mạc dạ dày, mất ngủ, mộng tinh, tiểu đường, đại tiện ra máu. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học về ứng dụng của loại dược liệu này trong nước còn chưa sáng tỏ. Trong đề tài này, tác giả tiến hành khảo sát khả năng kháng oxy hóa của nước sắc Dâm bụt và khả năng hạ đường huyết trên mô hình chuột nhắt trắng in vivo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và khả năng hạ đường huyết của dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis L.) trên mô hình chuột nhắt trắng (Mus musculus var. albino) bị tiểu đường Năm học 2015 - 2016 KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA VÀ KHẢ NĂNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA DÂM BỤT (Hibiscus rosa-sinensis L.) TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus var. albino) BỊ TIỂU ĐƯỜNG Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Thị Lệ Giang, Phạm Thị Ngọc Liễu, Trương Đình Phước, Trần Thị Thương (Sinh viên năm 4, 3, Khoa Sinh học) GVHD: ThS Nguyễn Thị Hằng TÓM TẮT Chúng tôi sử dụng phương pháp phân hủy gốc tự do DPPH để khảo sát khả năng kháng oxy hóa in vitro của nước sắc hoa, lá, rễ Dâm bụt. Đồng thời, khả năng hạ đường huyết được xác định trên mô hình chuột nhắt trắng bị tiểu đường bởi Streptozotocin. Đề tài đã xác định được giá trị IC50 của nước sắc hoa, lá, rễ lần lượt là: 0,119% ± 0,.023; 0,418%±0,078; 7,318%±0,982 (sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với α=0,05). Tại nồng độ 0,119%, nước sắc hoa có khả năng hạ đường huyết trên mô hình chuột in vivo từ 220,4 mg/dl xuống 186,5 mg/dl sau 14 ngày khảo sát. ABSTRACT In the study, the antioxidant properties of decoctions from flowers, leaves, and roots of Hibiscus rosa-sinensis L. was investigated by DPPH free radical scavenging activity assay in vitro. The hypoglycemic activity was defined in streptozotocin induced diabetic rats. The decoctions from the flowers, leaves, and roots possess significant IC50 values 0.23 ± 0.119%, 0.418% ± 0.078, and 7.318% ± 0.982, respectively. Administrations of decoction from the flowers of Hibiscus in concentrations of 0.119% in the treated group possess hypoglycemia from 220.,4 mg/dL to 186.5 mg/dl after 14 days in streptozotocin induced diabetic rats in vivo. 1. Mở đầu Trong cơ thể, oxy tham gia vào các phản ứng oxy hóa – khử tạo ra những phân tử trung gian gọi là các gốc oxy hoạt động (Reactive oxygen species – ROS). Ở một nồng độ nhất định, ROS cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào quá trình tổng hợp sắc tố melamine, tham gia vào đường truyền tín hiệu hoạt hóa insulin. Ở nồng độ cao, các gốc ROS không được kiểm soát sẽ dễ dàng phản ứng với các đại phân tử như DNA, protein, lipid gây rối loạn quá trình sinh hóa trong cơ thể. Đồng thời, chúng có thể gây ra sự chết theo chương trình (apoptosis) của tế bào đảo tụy, ức chế sự biểu hiện của các gen sản xuất insulin, làm sai lệch quá trình truyền đạt tín hiệu hoạt hóa insulin. Hậu quả dẫn đến việc kháng insulin, làm sai lệch chức năng của tế bào đảo tụy gây ra bệnh tiểu đường [4]. 17 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Theo một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Rajesh Mandade và cộng sự (2011), Falguni Sheth và Subrata De (2012), Deepa Garg và cộng sự (2012), Mirunalini Sankaran, Arulmozhi Vadivel (2011) đã chứng minh Dâm bụt có khả năng kháng oxy hóa và hạ đường huyết trên mô hình chuột. Đồng thời, theo Đông y, Dâm bụt còn có tác dụng trị viêm niêm mạc dạ dày, mất ngủ, mộng tinh, tiểu đường, đại tiện ra máu. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học về ứng dụng của loại dược liệu này trong nước còn chưa sáng tỏ. Dựa trên những dẫn liệu của Đông y và các nghiên cứu ngoài nước đã tiến hành, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này với mong muốn góp phần cung cấp những dẫn liệu khoa học về dược lí để ứng dụng trong y học và làm tiền đề cho các nghiên cứu về sau. Vì vậy, chúng tôi tiến hành xác định khả năng kháng oxy hóa và khả năng hạ đường huyết của Dâm bụt trên mô hình chuột nhắt trắng bị tiểu đường. 2. Mục tiêu, phạm vi, mẫu vật và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Đề tài tiến hành khảo sát khả năng kháng oxy hóa của nước sắc Dâm bụt và khả năng hạ đường huyết trên mô hình chuột nhắt trắng in vivo. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Để khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa, đề tài sử dụng phương pháp phân hủy gốc tự do DPPH của nước sắc hoa, lá, rễ Dâm bụt. Để xác định khả năng hạ đường huyết trên mô hình chuột nhắt trắng bị tiểu đường bởi Streptozotocin, đề tài sử dụng giá trị IC50 của nước sắc có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh nhất. 2.3. Mẫu vật và hóa chất Dâm bụt được thu nhận bao gồm: hoa, lá, rễ tại huyện Cần Giờ - TPHCM, được định danh theo Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (Võ Văn Chi, 2007) [1]. Mẫu được rửa sạch, sấy khô ở 500C đến khi trọng lượng không đổi, được bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát tại Phòng Thí nghiệm Di truyền - Thực vật Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Chuột nhắt trắng (20 – 30 g) được ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa và khả năng hạ đường huyết của dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis L.) trên mô hình chuột nhắt trắng (Mus musculus var. albino) bị tiểu đường Năm học 2015 - 2016 KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA VÀ KHẢ NĂNG HẠ ĐƯỜNG HUYẾT CỦA DÂM BỤT (Hibiscus rosa-sinensis L.) TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus var. albino) BỊ TIỂU ĐƯỜNG Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Thị Lệ Giang, Phạm Thị Ngọc Liễu, Trương Đình Phước, Trần Thị Thương (Sinh viên năm 4, 3, Khoa Sinh học) GVHD: ThS Nguyễn Thị Hằng TÓM TẮT Chúng tôi sử dụng phương pháp phân hủy gốc tự do DPPH để khảo sát khả năng kháng oxy hóa in vitro của nước sắc hoa, lá, rễ Dâm bụt. Đồng thời, khả năng hạ đường huyết được xác định trên mô hình chuột nhắt trắng bị tiểu đường bởi Streptozotocin. Đề tài đã xác định được giá trị IC50 của nước sắc hoa, lá, rễ lần lượt là: 0,119% ± 0,.023; 0,418%±0,078; 7,318%±0,982 (sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với α=0,05). Tại nồng độ 0,119%, nước sắc hoa có khả năng hạ đường huyết trên mô hình chuột in vivo từ 220,4 mg/dl xuống 186,5 mg/dl sau 14 ngày khảo sát. ABSTRACT In the study, the antioxidant properties of decoctions from flowers, leaves, and roots of Hibiscus rosa-sinensis L. was investigated by DPPH free radical scavenging activity assay in vitro. The hypoglycemic activity was defined in streptozotocin induced diabetic rats. The decoctions from the flowers, leaves, and roots possess significant IC50 values 0.23 ± 0.119%, 0.418% ± 0.078, and 7.318% ± 0.982, respectively. Administrations of decoction from the flowers of Hibiscus in concentrations of 0.119% in the treated group possess hypoglycemia from 220.,4 mg/dL to 186.5 mg/dl after 14 days in streptozotocin induced diabetic rats in vivo. 1. Mở đầu Trong cơ thể, oxy tham gia vào các phản ứng oxy hóa – khử tạo ra những phân tử trung gian gọi là các gốc oxy hoạt động (Reactive oxygen species – ROS). Ở một nồng độ nhất định, ROS cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia vào quá trình tổng hợp sắc tố melamine, tham gia vào đường truyền tín hiệu hoạt hóa insulin. Ở nồng độ cao, các gốc ROS không được kiểm soát sẽ dễ dàng phản ứng với các đại phân tử như DNA, protein, lipid gây rối loạn quá trình sinh hóa trong cơ thể. Đồng thời, chúng có thể gây ra sự chết theo chương trình (apoptosis) của tế bào đảo tụy, ức chế sự biểu hiện của các gen sản xuất insulin, làm sai lệch quá trình truyền đạt tín hiệu hoạt hóa insulin. Hậu quả dẫn đến việc kháng insulin, làm sai lệch chức năng của tế bào đảo tụy gây ra bệnh tiểu đường [4]. 17 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH Theo một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Rajesh Mandade và cộng sự (2011), Falguni Sheth và Subrata De (2012), Deepa Garg và cộng sự (2012), Mirunalini Sankaran, Arulmozhi Vadivel (2011) đã chứng minh Dâm bụt có khả năng kháng oxy hóa và hạ đường huyết trên mô hình chuột. Đồng thời, theo Đông y, Dâm bụt còn có tác dụng trị viêm niêm mạc dạ dày, mất ngủ, mộng tinh, tiểu đường, đại tiện ra máu. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học về ứng dụng của loại dược liệu này trong nước còn chưa sáng tỏ. Dựa trên những dẫn liệu của Đông y và các nghiên cứu ngoài nước đã tiến hành, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài này với mong muốn góp phần cung cấp những dẫn liệu khoa học về dược lí để ứng dụng trong y học và làm tiền đề cho các nghiên cứu về sau. Vì vậy, chúng tôi tiến hành xác định khả năng kháng oxy hóa và khả năng hạ đường huyết của Dâm bụt trên mô hình chuột nhắt trắng bị tiểu đường. 2. Mục tiêu, phạm vi, mẫu vật và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Đề tài tiến hành khảo sát khả năng kháng oxy hóa của nước sắc Dâm bụt và khả năng hạ đường huyết trên mô hình chuột nhắt trắng in vivo. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Để khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa, đề tài sử dụng phương pháp phân hủy gốc tự do DPPH của nước sắc hoa, lá, rễ Dâm bụt. Để xác định khả năng hạ đường huyết trên mô hình chuột nhắt trắng bị tiểu đường bởi Streptozotocin, đề tài sử dụng giá trị IC50 của nước sắc có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh nhất. 2.3. Mẫu vật và hóa chất Dâm bụt được thu nhận bao gồm: hoa, lá, rễ tại huyện Cần Giờ - TPHCM, được định danh theo Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (Võ Văn Chi, 2007) [1]. Mẫu được rửa sạch, sấy khô ở 500C đến khi trọng lượng không đổi, được bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát tại Phòng Thí nghiệm Di truyền - Thực vật Trường Đại học Sư phạm TPHCM. Chuột nhắt trắng (20 – 30 g) được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu khoa học sinh viên Hoạt tính kháng oxy hóa Khả năng hạ đường huyết Hibiscus rosa-sinensis L. Nước sắc Dâm bụt Chuột nhắt trắngTài liệu liên quan:
-
9 trang 596 5 0
-
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 260 2 0 -
12 trang 157 0 0
-
Ứng dụng vi điều khiển PIC 16F877A trong thí nghiệm vật lí phổ thông
12 trang 121 0 0 -
10 trang 95 0 0
-
Đánh giá hiệu năng trong mạng có kết nối không liên tục DTN
8 trang 94 0 0 -
7 trang 51 0 0
-
Nghiên cứu hiệu ứng quang xúc tác và khả năng hấp phụ Cr (VI) của vật liệu Nanocomposite ZnO – CuO
7 trang 48 0 0 -
Thiết bị hỗ trợ người khiếm thị
6 trang 44 0 0 -
7 trang 35 0 0