Danh mục

Khảo sát khả năng phân giải cellulose của các chủng vi sinh vật trong việc ủ các phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại Đà Lạt

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 272.80 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày phân lập tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng phân giải cenllulose; Khảo sát hoạt tính phân hủy cellulose của các chủng vi sinh vật; Khảo sát tỉ lệ phối trộn ba loại phế phụ phẩm nông nghiệp: Vỏ cà phê, bã nấm, phế phụ phẩm rau thủy canh để ủ phân vi sinh; Khảo sát điều kiện nhiệt độ, pH thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các chủng vi sinh vật trong khi ủ phân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát khả năng phân giải cellulose của các chủng vi sinh vật trong việc ủ các phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại Đà Lạt Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE CỦA CÁC CHỦNG VI SINH VẬT TRONG VIỆC Ủ CÁC PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ TẠI ĐÀ LẠT Huỳnh Hữu Duy - 1513128 Nguyễn Thị Đan Trâm - 1513159 Võ Lương Nhi - 1510476 Lớp SHK39, Khoa Sinh học 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, chính vì vậy, một lượng lớn phế phụ phẩm nông nghiệp như vỏ cà phê, bã nấm, rơm rạ, xơ dừa, phế phụ phẩm của hoa quả,… đã được tạo ra. Thành phần chính của các loại phế phụ phẩm này là cenllulose. Đây là chất hữu cơ rất khó phân hủy. Hơn thế nữa, các nguồn phế phụ phẩm này đều được thải trực tiếp vào môi trường dạng thô hoặc đốt gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, đây còn là những ổ dịch bệnh nguy hại cho cây trồng. Chúng ta biết rằng quá trình phân hủy cenllulose gồm một chuỗi các phản ứng phức tạp, xảy ra dưới tác động của enzyme cellulase. Tuy nhiên, chỉ có enzyme cellulase ở các loài vi sinh vật mới có khả năng phân hủy hiệu quả cenllulose. Hiện nay, Lâm Đồng là địa phương có diện tích lớn canh tác nấm và sản xuất nông nghiệp, vậy nên lượng phế phụ phẩm thải ra là rất lớn. Việc tạo phân vi sinh và bón lại trực tiếp cho sản xuât nông nghiệp bền vững Oganic là vô cùng cần thiết. Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có trên 58.000 ha trồng rau, sản lượng 2,2 triệu tấn; trên 7.300 ha trồng hoa, sản lượng khoảng 2 tỷ cành; chè có hơn 21.000 ha, cà phê trên 161.000 ha...(theo thống kê Chi cục thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2015). Với yếu tố này dư lượng về phế phụ phẩm là rất lớn. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát khả năng phân giải cellulose của các chủng vi sinh vật trong việc ủ các phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại Đà Lạt” Nội dung nghiên cứu: • Phân lập tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng phân giải cenllulose. • Khảo sát hoạt tính phân hủy cellulose của các chủng vi sinh vật. • Khảo sát tỉ lệ phối trộn ba loại phế phụ phẩm nông nghiệp: vỏ cà phê, bã nấm, phế phụ phẩm rau thủy canh để ủ phân vi sinh. • Khảo sát điều kiện nhiệt độ, pH thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các chủng vi sinh vật trong khi ủ phân. 147 Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 • Kiểm tra độ mùn hóa, nồng độ vi sinh vật, hàm lượng NPK của sản phẩm sau khi ủ. 2. VẬT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và đối tượng nghiên cứu Bã nấm, vỏ cà phê, phế phụ phẩm rau thủy canh (rễ nguyên gốc, lá già, lá vàng, cây không đạt tiêu chuẩn). Các chủng vi sinh vật phân giải cellulose phân lập từ đất trồng: Chủng xạ khuẩn (Streptomyces.sp); Chủng Bacillus.sp; Chủng Trichoderma.sp. 2.2. Các loại môi trường Môi trường phân lập, nuôi cấy xạ khuẩn (Streptomyces.sp); Môi trương thạch gause 1 pH = 7,2; Môi trường phân lập nuôi cấy Trichoderm.sp.; Môi trường thạch PGA; Môi trường phân lập nuôi cấy Bacillus.sp.; Môi trường thạch dinh dưỡng; Môi trường thử hoạt tính enzyme cellulase; Môi trường thạch CMC; và Nước muối sinh lý 0.85%. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả phân lập các chủng vi sinh vật Thu nhận được 3 chủng là Trichoderma.sp, xạ khuẩn (Streptomyces.sp) và Bacillus.sp có khả năng phân giải celluose . 3.2. Kết quả khả năng phân giải cellulose trên chủng Tricoderma.sp Đường kính vòng phân giải trung bình sau 4 ngày nuôi cấy của chủng Trichoderma là 16,18 m 3.3. Kết quả khả năng phân giải cellulose trên chủng Xạ khuẩn Streptomyces.sp Đường kính trung bình vòng phân giải của chủng xạ khuẩn sau 4 ngày nuôi cấy là 20.85 mm. 3.4. Kết quả khả năng phân giải cellulose trên chủng Bacillus.sp Đường kính trung bình vòng phân giải của chủng Bacillus.sp sau 4 ngày nuôi cấy là 12.45 mm 3.5. Kết quả phương pháp tăng sinh khối Các chủng vi sinh vật Mật độ (CFU/ml) Bacillus.sp 9.108 Xạ khuẩn (Streptomyces.sp) 1.107 Trichoderma.sp 2.108 148 Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 3.6. Kết quả ủ phế phụ phẩm Phương pháp phân tích: Mùn (OC): TVCN 9294:2012; N Tổng: TVCN 6445:2000; P tổng (P2O5): TVCN 8661:2011; K tổng (K2O): TVCN 8660:2011. Nhận xét: Trong 13 lô thực nghiệm có 4 nghiệm thức có khả năng mùn hóa cao là nghiệm thức 2, nghiệm thức 3, nghiệm thức 8 và nghiệm thức 13, có độ mùn hóa cao nhất (> 34,3). Trong đó nghiệm thức 13 có độ mùn hóa cao nhất. Các mẫu còn lại có độ mùn hóa thấp hoặc trung bình. Sau thống kê thu được nồng độ vi sinh vật trung bình là từ 10.7 – 10.8 CFU/g. Trong 13 thực nghiệm, ta thấy nghiệm thức 13 có chỉ số nhiệt độ cao nhất là 400C quan sát ta thấy được nghiệm thức 13 có mật độ vi sinh vật phát triển mạnh, độ mùn hoá (OC) cao đạt 41.0 % 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Đã phân lập được 3 chủng: Trichoderma.sp, Xạ khuẩn Streptomyces.sp, Bacillus.sp từ mẫu thu được trên khu đất ở phòng thí nghiệm. Tất cả các chủng phân lập được đều có khả năng phân giải cellulose. Trong đó có 2 chủng có hoạt tính cellulose mạnh là chủng Xạ khuẩn (Stre ...

Tài liệu được xem nhiều: