Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của ruồi lính đen (Hermetia illucens L) trên các nguồn cơ chất khác nhau
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 453.58 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens L) (BSFL) là loài côn trùng nổi bật trong việc chuyển đổi sinh học chất thải hữu cơ, có thể chuyển đổi chất thải riêng biệt hoặc hỗn hợp thành sinh khối giàu protein và chất béo. Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của ruồi lình đen trên các loại cơ chất hữu cơ khác nhau gồm: Cám gạo, ruột cá, cành và trái thanh long, thức ăn thừa, bã bia, thức ăn gà và vỏ chuối.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của ruồi lính đen (Hermetia illucens L) trên các nguồn cơ chất khác nhau KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA RUỒI LÍNH ĐEN (HERMETIA ILLUCENS L) TRÊN CÁC NGUỒN CƠ CHẤT KHÁC NHAU Nguyễn Văn Chung*, Huỳnh Thị Khuê Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Hai TÓM TẮT Ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens L) (BSFL) là loài côn trùng nổi bật trong việc chuyển đổi sinh học chất thải hữu cơ, có thể chuyển đổi chất thải riêng biệt hoặc hỗn hợp thành sinh khối giàu protein và chất béo. Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của ruồi lình đen trên các loại cơ chất hữu cơ khác nhau gồm: cám gạo, ruột cá, cành và trái thanh long, thức ăn thừa, bã bia, thức ăn gà và vỏ chuối. Kết quả cho thấy ấu trùng ruồi lính có thể sử dụng các cơ chất hữu cơ thí nghiệm nhưng sinh khối đạt cao nhất trên cơ chất cám gạo và thức ăn thừa, tương đương với thức ăn tổng hợp để nuôi gà. Trái lại, thời gian phát dục từ trứng đến hóa nhộng đạt thấp nhất khi nuôi trên cám gạo, tiếp đến là trên thức ăn thừa, tương đương với nuôi trên thức ăn gà. Từ khóa: cơ chất hữu cơ, ruồi lính đen Hermetia illucens, sinh khối, thời gian phát dục. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nuôi ruồi lính đen nhằm xử lý rác thải hữu cơ đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi qua đó giảm thiểu gánh nặng cho các bãi chôn lấp rác thải giảm đi lượng nước thải, khí thải sinh ra từ các bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường và sinh ra các mầm bệnh. Lượng chất thải hữu cơ sao khi được ấu trùng ruồi lính đen chuyển hóa có thể làm phân bón cho ngành nông nghiệp tối ưu hóa các nguồn tài nguyên sẵn có tăng giá trị kinh tế [1]. Ấu trùng ruồi còn là nguồn cung cấp protein cho vật nuôi, ấu trùng ruồi lính đen (BSFL) ăn nhiều loại vật liệu hữu cơ và đã được sử dụng trong các mục đích quản lý chất thải như phân chuồng, rơm rạ, chất thải thực phẩm, bã ngũ cốc sau chưng cất, bùn phân, nội tạng động vật, chất thải nhà bếp, v.v. [2]. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn của chúng được biết là vượt trội so với cả dế, giun và không độc hại [3]. Thời gian phát triển ấu trùng của chúng trên ba tuần dài hơn so với ruồi như ruồi nhà và ruồi xanh, có nghĩa là một ấu trùng sẽ tiêu thụ một lượng lớn cơ chất hơn và tạo ra nhộng lớn hơn [4]. Vì vậy, việc làm sao để sử dụng nguồn rác thải hữu cơ vừa giải quyết vấn đề môi trường và tạo ra nguồn sinh khối ấu trùng ruồi lính đen sử dụng trong việc làm thức ăn cho các loài động vật, có thể đối với con người trong tương lai cần phải tìm ra nguồn cơ chất bằng rác thải hữu cơ phù hợp nhất đối với sự phát triển và sinh trưởng của ruồi lính đen. 506 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Nội dung nghiên cứu Ảnh hưởng của cơ chất đến tỷ lệ sống sót của ấu trùng ruồi lính đen. Ảnh hưởng của cơ chất đến trọng lượng và sinh khối của ấu trùng ruồi lính đen. Ảnh hưởng của cơ chất đến thời gian phát triển thành ruồi lính đen trưởng thành. 2.2 Vật liệu và phương pháp 2.2.1 Vật liệu Các loại cơ chất được khảo sát bao gồm: 1. Đối chứng: thức ăn gà (lấy tại cửa hàng bán thức ăn gia súc đường Hoàng Hữu Nam, quận 9). 2. Cám gạo. 3. Ruột cá (lấy từ chợ phường Tân phú, quận 9, Tp Hồ Chí Minh). 4. Cành Thanh long (được cắt từ vườn tại tỉnh Trà Vinh). 5. Trái Thanh long ruột đỏ (được cắt từ vườn tại tỉnh Trà Vinh). 6. Thức ăn thừa (được lấy tại căn tin Trường Đại học Hutech). 7. Bã bia (được lấy từ cửa hàng bán bã bia tại Bến Tre). 8. Vỏ chuối (được lấy từ chợ phường Tân Phú, quận 9, Tp Hồ Chí Minh). 9. Nguồn trứng ruồi (được lấy từ trại nuôi ruồi lính của hộ nông dân ở Lái Thiêu, Bình Dương). 2.2.2 Phương pháp Khảo sát trên mỗi loại cơ chất gồm 100 ấu trùng ruồi lính đen ở 6 ngày tuổi. cho ấu trùng vào từng hộp đã cân trước khối lượng. Sau đó thêm 50g cơ chất (đối với cơ chất khô thức ăn gà, cám gạo và bã bia; bổ sung lượng nước nhất định cho mỗi loại cơ chất). Chỉ tiêu đo phân tích: 1. Đếm số ấu trùng còn lại của mỗi nghiệm thức. 2. Cân số gam ấu trùng còn lại ở mỗi nghiệm thức. 3. Đếm thời gian từ lúc trứng nở đến khi ấu trùng hóa nhộng. Sau ba ngày tiến hành đo từng chỉ tiêu đã đề ra, thay thức ăn cho từng hộp như ngày đầu. Mỗi loại cơ chất làm 3 lần nhắc, cho ấu trùng ăn đến khi 40% ấu trùng hóa nhộng, ghi nhận số ngày ấu trùng đạt đến giai đoạn hóa nhộng để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của cơ chất đến độ tuổi hóa nhộng của ấu trùng. 507 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của cơ chất đến tỷ lệ sống sót của ấu trùng ruồi lính đen Hầu hết ở các loại cơ chất đều cho tỷ lệ sống sót trên 76%. Trong đó, nổi bật với tỷ lệ sống sót thấp nhất là cơ chất thức ăn từ ruột cá tươi. (Bảng 1) Bảng 1. Tỷ lệ sống sót của ấu trùng ruồi lính đen ở từng loại cơ chất khác nhau Tỷ lệ sống sót chuyển đổi Cơ chất Tỷ lệ sống sót (%) ấu trùng qua arcsin* Thức ăn gà 88,67 70,33 c Cám gạo 83,67 66,17 bc Cành Thanh long 84,67 66,95 bc Bã bia 76,33 60,89 b Quả Thanh long 90,00 71,57 c Ruột cá 43,33 41,17 a Thức ăn thừa 82,67 65,4bc Vỏ Chuối 85,33 67,48 bc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của ruồi lính đen (Hermetia illucens L) trên các nguồn cơ chất khác nhau KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA RUỒI LÍNH ĐEN (HERMETIA ILLUCENS L) TRÊN CÁC NGUỒN CƠ CHẤT KHÁC NHAU Nguyễn Văn Chung*, Huỳnh Thị Khuê Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Hai TÓM TẮT Ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens L) (BSFL) là loài côn trùng nổi bật trong việc chuyển đổi sinh học chất thải hữu cơ, có thể chuyển đổi chất thải riêng biệt hoặc hỗn hợp thành sinh khối giàu protein và chất béo. Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của ruồi lình đen trên các loại cơ chất hữu cơ khác nhau gồm: cám gạo, ruột cá, cành và trái thanh long, thức ăn thừa, bã bia, thức ăn gà và vỏ chuối. Kết quả cho thấy ấu trùng ruồi lính có thể sử dụng các cơ chất hữu cơ thí nghiệm nhưng sinh khối đạt cao nhất trên cơ chất cám gạo và thức ăn thừa, tương đương với thức ăn tổng hợp để nuôi gà. Trái lại, thời gian phát dục từ trứng đến hóa nhộng đạt thấp nhất khi nuôi trên cám gạo, tiếp đến là trên thức ăn thừa, tương đương với nuôi trên thức ăn gà. Từ khóa: cơ chất hữu cơ, ruồi lính đen Hermetia illucens, sinh khối, thời gian phát dục. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nuôi ruồi lính đen nhằm xử lý rác thải hữu cơ đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi qua đó giảm thiểu gánh nặng cho các bãi chôn lấp rác thải giảm đi lượng nước thải, khí thải sinh ra từ các bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường và sinh ra các mầm bệnh. Lượng chất thải hữu cơ sao khi được ấu trùng ruồi lính đen chuyển hóa có thể làm phân bón cho ngành nông nghiệp tối ưu hóa các nguồn tài nguyên sẵn có tăng giá trị kinh tế [1]. Ấu trùng ruồi còn là nguồn cung cấp protein cho vật nuôi, ấu trùng ruồi lính đen (BSFL) ăn nhiều loại vật liệu hữu cơ và đã được sử dụng trong các mục đích quản lý chất thải như phân chuồng, rơm rạ, chất thải thực phẩm, bã ngũ cốc sau chưng cất, bùn phân, nội tạng động vật, chất thải nhà bếp, v.v. [2]. Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn của chúng được biết là vượt trội so với cả dế, giun và không độc hại [3]. Thời gian phát triển ấu trùng của chúng trên ba tuần dài hơn so với ruồi như ruồi nhà và ruồi xanh, có nghĩa là một ấu trùng sẽ tiêu thụ một lượng lớn cơ chất hơn và tạo ra nhộng lớn hơn [4]. Vì vậy, việc làm sao để sử dụng nguồn rác thải hữu cơ vừa giải quyết vấn đề môi trường và tạo ra nguồn sinh khối ấu trùng ruồi lính đen sử dụng trong việc làm thức ăn cho các loài động vật, có thể đối với con người trong tương lai cần phải tìm ra nguồn cơ chất bằng rác thải hữu cơ phù hợp nhất đối với sự phát triển và sinh trưởng của ruồi lính đen. 506 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Nội dung nghiên cứu Ảnh hưởng của cơ chất đến tỷ lệ sống sót của ấu trùng ruồi lính đen. Ảnh hưởng của cơ chất đến trọng lượng và sinh khối của ấu trùng ruồi lính đen. Ảnh hưởng của cơ chất đến thời gian phát triển thành ruồi lính đen trưởng thành. 2.2 Vật liệu và phương pháp 2.2.1 Vật liệu Các loại cơ chất được khảo sát bao gồm: 1. Đối chứng: thức ăn gà (lấy tại cửa hàng bán thức ăn gia súc đường Hoàng Hữu Nam, quận 9). 2. Cám gạo. 3. Ruột cá (lấy từ chợ phường Tân phú, quận 9, Tp Hồ Chí Minh). 4. Cành Thanh long (được cắt từ vườn tại tỉnh Trà Vinh). 5. Trái Thanh long ruột đỏ (được cắt từ vườn tại tỉnh Trà Vinh). 6. Thức ăn thừa (được lấy tại căn tin Trường Đại học Hutech). 7. Bã bia (được lấy từ cửa hàng bán bã bia tại Bến Tre). 8. Vỏ chuối (được lấy từ chợ phường Tân Phú, quận 9, Tp Hồ Chí Minh). 9. Nguồn trứng ruồi (được lấy từ trại nuôi ruồi lính của hộ nông dân ở Lái Thiêu, Bình Dương). 2.2.2 Phương pháp Khảo sát trên mỗi loại cơ chất gồm 100 ấu trùng ruồi lính đen ở 6 ngày tuổi. cho ấu trùng vào từng hộp đã cân trước khối lượng. Sau đó thêm 50g cơ chất (đối với cơ chất khô thức ăn gà, cám gạo và bã bia; bổ sung lượng nước nhất định cho mỗi loại cơ chất). Chỉ tiêu đo phân tích: 1. Đếm số ấu trùng còn lại của mỗi nghiệm thức. 2. Cân số gam ấu trùng còn lại ở mỗi nghiệm thức. 3. Đếm thời gian từ lúc trứng nở đến khi ấu trùng hóa nhộng. Sau ba ngày tiến hành đo từng chỉ tiêu đã đề ra, thay thức ăn cho từng hộp như ngày đầu. Mỗi loại cơ chất làm 3 lần nhắc, cho ấu trùng ăn đến khi 40% ấu trùng hóa nhộng, ghi nhận số ngày ấu trùng đạt đến giai đoạn hóa nhộng để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của cơ chất đến độ tuổi hóa nhộng của ấu trùng. 507 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của cơ chất đến tỷ lệ sống sót của ấu trùng ruồi lính đen Hầu hết ở các loại cơ chất đều cho tỷ lệ sống sót trên 76%. Trong đó, nổi bật với tỷ lệ sống sót thấp nhất là cơ chất thức ăn từ ruột cá tươi. (Bảng 1) Bảng 1. Tỷ lệ sống sót của ấu trùng ruồi lính đen ở từng loại cơ chất khác nhau Tỷ lệ sống sót chuyển đổi Cơ chất Tỷ lệ sống sót (%) ấu trùng qua arcsin* Thức ăn gà 88,67 70,33 c Cám gạo 83,67 66,17 bc Cành Thanh long 84,67 66,95 bc Bã bia 76,33 60,89 b Quả Thanh long 90,00 71,57 c Ruột cá 43,33 41,17 a Thức ăn thừa 82,67 65,4bc Vỏ Chuối 85,33 67,48 bc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cơ chất hữu cơ Ruồi lính đen Hermetia illucens Ấu trùng ruồi lính đen Xử lý rác thải hữu cơ Chất thải thực phẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
35 trang 19 0 0
-
Tổng quan về ruồi lính đen Hermetia Illucens
5 trang 16 0 0 -
8 trang 14 0 0
-
Xây dựng mô hình xử lý chất thải nông thôn cấp xã của tỉnh Bắc Kạn
6 trang 13 0 0 -
9 trang 12 0 0
-
10 trang 12 0 0
-
Nghiên cứu khả năng xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ bằng mô hình thùng rác có sử dụng giun quế
8 trang 11 0 0 -
Nghiên cứu xử lý rác thải hữu cơ tại khu dân cư Hiệp Thành I bằng mô hình nuôi giun đất
7 trang 10 0 0 -
15 trang 10 0 0
-
Nghiên cứu mô hình xử lý rác thải hữu cơ ở quy mô hộ gia đình phục vụ xây dựng nông thôn mới
7 trang 10 0 0