Thông tin tài liệu:
Nội dung của bài viết trình bày về việc xác định kích thước của TTT thông qua X‐quang cắt lớp điện toán là phương pháp không xâm lấn và hữu ích giúp cho các nhà lâm sàng đưa ra các chẩn đoán xác định chính xác nhằm hướng đến một liệu pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát kích thước của tuyến thượng thận bình thường ở người trưởng thành trên x‐quang cắt lớp điện toán
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014
Nghiên cứu Y học
KHẢO SÁT KÍCH THƯỚC CỦA TUYẾN THƯỢNG THẬN BÌNH THƯỜNG
Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRÊN X‐QUANG CẮT LỚP ĐIỆN TOÁN
Hồ Quốc Cường*, Trần Lê Linh Phương**, Lâm Thanh Ngọc*, Trần Minh Hoàng*
TÓM TẮT
Mở đầu: Tuyến thượng thận (TTT) là một trong những tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể. Các bệnh lý
TTT cũng vô cùng đa dạng. Việc xác định kích thước của TTT thông qua X‐quang cắt lớp điện toán là phương
pháp không xâm lấn và hữu ích giúp cho các nhà lâm sàng đưa ra các chẩn đoán xác định chính xác nhằm hướng
đến một liệu pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân.
Mục tiêu: Khảo sát hình dạng, kích thước trung bình: thân, chi trong và chi ngoài của tuyến thượng thận ở
người trưởng thành; So sánh sự khác biệt về chiều rộng của chi trong, chi ngoài và của thân tuyến thượng thận
ở người trưởng thành theo giới, theo tuổi và theo BMI.
Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả, thực hiện trên 424 người Việt Nam >/= 18 tuổi,
được chụp CLĐT bụng có cản quang từ tháng 7/2012 đến tháng 1/2013, tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả: Kích thước trung bình của thân, chi ngoài và chi trong của TTT (P) lần lượt là 4,7mm (S.D.
0,83), 2,76mm (S.D. 0,49), 3,03mm (S.D. 0,50); của TTT (T) là 5,12mm (S.D. 1,0), 3,16mm (S.D. 0,65),
3,67mm (S.D. 0,75). TTT có hình Y ngược chiếm đa số, 89,9% bên (P) và 92,7% bên (T). Độ dày trung bình của
thân TTT (P) 4,7mm (S.D. 0,83), TTT (T) 5,12 (S.D. 1,0). Chi ngoài của cả TTT (P) và (T) đều có kích thước
nhỏ hơn chi trong (p