Danh mục

Khảo sát kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan về phòng, chống một số bệnh thường gặp ở người dân huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang, năm 2013

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 370.95 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày khảo sát kiến thức, thực hành về phòng, chống một số bệnh thường gặp của người dân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, năm 2013. 100 2; Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng, chống một số bệnh thường gặp ở người dân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, năm 2013.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan về phòng, chống một số bệnh thường gặp ở người dân huyện Vị Thủy tỉnh Hậu Giang, năm 2013 KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI DÂN HUYỆN VỊ THỦY TỈNH HẬU GIANG, NĂM 2013 BSCKII. Nguyễn Thế An, CN. Đặng Bá Phát CN. Lê Văn Đông, CN. Võ Thi Kiều Oanh Trung tâm truyền thông GDSK Hậu Giang Tóm tắt nghiên cứu Bằng phương pháp mô tả cắt ngang nghiên cứu “Khảo sát Kiến thức - Thực hành và các yếu tố có liên quan về phòng, chống một số bệnh thường gặp ở người dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang năm 2013”, đối tượng là chủ hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy có kiến thức đúng và thực hành đúng về phòng chống bệnh lao đạt 96,1%; kiến thức đúng và thực hành đúng về phòng chống bệnh sốt xuất huyết đạt 99,4%; kiến thức đúng và thực hành đúng về phòng chống bệnh cao huyết áp đạt 85%; kiến thức đúng và thực hành đúng về phòng chống bệnh tiêu chảy trẻ em đạt 71,7%; kiến thức đúng và khực hành đúng về phòng chống bệnh tay chân miệng đạt 93,2%. Các phương tiện truyền thông được người dân chấp nhận cao nhất từ ti vi 94,5 %, loa phát thanh 46%, truyền thông tại cộng đồng đối do đội ngũ cán bộ y tế thực hiện là 45% và cộng tác viên là 26,5%. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đã có cơ sở khoa học áp dụng vào việc xây dựng kế hoạch, định hượng phát triển công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại địa phương. 1. Đặt vấn đề Giáo dục sức khoẻ có vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Giáo dục sức khoẻ từ trước đến nay đã làm nhiều nhưng chưa có đánh giá hiệu quả một cách cụ thể về kiến thức - thực hành của người dân về phòng, chống dịch bệnh. Đây là một trong những yêu cầu cần thiết giúp cho công tác giáo dục và nâng cao sức khỏe nhân dân từng bước được hoàn thiện hơn. Các bệnh thường gặp như sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy cấp, viên phế quản phổi, bệnh lao và các bệnh không truyền nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh bướu cổ… là những bệnh đang lưu hành và có khả năng bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Huyện Vị Thủy là một huyện thuộc địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu của tỉnh Hậu Giang có mô hình bệnh tật khá phổ biến so với địa bàn của tỉnh, các bệnh trên có tỷ lệ mắc khá cao, chiếm từ 10 - 28% mỗi năm. Vì vậy chúng tôi tiến hành “Khảo sát kiến thức - thực hành và các yếu tố có liên quan về phòng, chống một số bệnh thường gặp ở người dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang năm 2013”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Khảo sát kiến thức, thực hành về phòng, chống một số bệnh thường gặp của người dân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, năm 2013. 99 2. Xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng, chống một số bệnh thường gặp ở người dân tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, năm 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chủ hộ gia đình có tuổi từ 18 – 60 tuổi đang cư trú tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. 3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2013. 3.3. Địa điểm nghiên cứu: Huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 3.4.2. Cỡ mẫu: Được tính theo công thức ước lượng cho một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả cắt ngang. Trong đó: n = là cỡ mẫu tối thiểu cần có z = giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…) p = là ước tính tỷ lệ % cho quần thể q = 1- p (để mẫu lớn nhất chúng tôi cho p= 0.5) d = sai số cho phép (+ - 5%.) Thay vào công thức chúng tôi tính được cơ mẫu là 385 làm tròn là 400. 3.4.3. Phương pháp chọn mẫu: theo phương pháp chọn mẫu chùm Giai đoạn 1: dùng phương pháp ngẫu nhiên đơn để chọn 7 xã vào chùm nghiên cứu. Giai đoạn 2: chọn các cá thể từ 7 chùm vào mẫu nghiên cứu bằng phương pháp mẫu hệ thống (xác định khoảng cách mẫu, chọn số ngẫu nhiên R = 2, từ đó ta chọn các cá thể vào đủ trong mẫu nghiên cứu). 3.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu 3.5.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: Giới, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập 3.5.2. Biến số về kiến thức - Kiến thức về bệnh lao: Đã nghe nói đến, đường lây, dấu hiệu nghi ngờ 100 - Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết: Đã nghe nói đến, nguyên nhân, đường lây, cách phòng, dấu hiệu nhận biết - Kiến thức về bệnh đái tháo đường: đã nghe nói, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết. - Kiến thức về bệnh tăng huyết áp: Đã nghe nói, dấu hiệu, cách phòng, hiệu quả. - Kiến thức về bệnh bướu cổ: Đã nghe nói, nguyên nhân, hậu quả. - Kiến thức về bệnh tiêu chảy: đã nghe nói, nguyên nhân, dấu hiệu, hậu quả. - Kiến thức về bệnh viêm phổi: Đã nghe nói, nguyên nhân, dấu ...

Tài liệu được xem nhiều: