Danh mục

Khảo sát sự thay đổi nhịp tim người bình thường sau gắng sức khi châm huyệt thần môn và nội quan

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 333.21 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm những mục tiêu nghiên cứu sau: Xác định hiệu quả của châm bổ nội quan - thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau nghiệm pháp gắng sức; xác định hiệu quả của châm tả nội quan - thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau nghiệm pháp gắng sức; tỷ lệ những tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp điều trị trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khảo sát sự thay đổi nhịp tim người bình thường sau gắng sức khi châm huyệt thần môn và nội quan Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI NHỊP TIM NGƯỜI BÌNH THƯỜNG SAU GẮNG SỨC KHI CHÂM HUYỆT THẦN MÔN VÀ NỘI QUAN Phạm thị Kim Loan*, Phan Quan Chí Hiếu** TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Tác dụng sinh học của huyệt luôn là những quan tâm lớn của các nhà châm cứu. Theo lý thuyết cũng như trong lâm sàng thường ngày, Nội quan và Thần môn là hai huyệt có tác dụng quan trọng và thường dùng trong các rối loạn giấc ngũ và bệnh lý tim mạch.(3,7). Thực tế tác dụng của sự kết hợp đó đối với hệ tim mạch như thế nào? Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm những mục tiêu nghiên cứu sau. - Xác định hiệu quả của châm bổ Nội quan - Thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau nghiệm pháp gắng sức. - Xác định hiệu quả của châm tả Nội quan - Thần môn trên nhịp nhanh xoang sinh lý sau nghiệm pháp gắng sức. - Tỷ lệ những tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp điều trị trên. Phương pháp và phương tiện: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 được tiến hành trên 90 sinh viên khỏe mạnh tình nguyện, tuổi từ 18-25 (20 nam, 70 nữ) được gây nhịp nhanh xoang sinh lý và phân vào 3 nhóm theo dõi.Nhóm 1 (châm tả Nội quan - Thần môn), nhóm II (châm bổ Nội quan-Thần môn), nhóm III (chứng-nghỉ ngơi, không châm). Nhịp tim được theo dõi trước, sau nghiệm pháp gắng sức mỗi phút đến 20 phút. Kết quả: Nhóm châm tả Nội quan-Thần môn: Sau 3 phút, nhịp tim < 100 nhịp/phút, sau 6 phút giảm 64 nhịp và trở về chỉ số ban đầu. Nhóm châm bổ: Sau 4 phút, nhịp tim < 100 nhịp/phút, sau 8 phút giảm 64 nhịp và trở về chỉ số ban đầu. Nhóm nghỉ ngơi. Sau 6 phút, nhịp tim < 100 nhịp/phút, sau 12 phút giảm 63 nhịp và trở về chỉ số ban đầu. Các kết quả đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tác dụng phụ sau khi châm giữa nhóm châm cứu và không châm cứu không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết luận: Nhóm huyệt Nội quan-Thần môn có tác dụng làm chậm nhịp nhanh xoang sau hoạt động gắng sức. Kỹ thuật tác động (châm bổ hay tả) đều có hiệu quả nhịp nhanh xoang sau hoạt động gắng sức. Châm tả trong trường hợp nhịp nhanh xoang sau gắng sức cho kết quả tốt hơn châm bổ Nội quan-Thần môn. Không ghi nhận tác dụng phụ của kỹ thuật tác động (châm bổ hoặc tả) trên nhóm huyệt Nội quan-Thần môn. Từ khóa: Nội quan-Thần môn, châm bổ, châm tả, chậm nhịp nhanh xoang sau gắng sức. ABSTRACT EFFECT ON SINUSAL TACHYCARDIA WITH STRESS TEST BY DISPERSING, TONIFYING THE ACUPOINTS PC.6 - HT.7 ON HEALTHY VOLUNTEERS. Pham thi Kim Loan, Phan Quan Chi Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 90 – 95 Background and Aims: Biological effects of acupoints are among most interested concerns of acpucturists. By classical theories and daily clinical use, PC.6 and HT.7 are important points and often used in the cara of sleeping disorders and cardiovascular conditions (3,7). This study was conducted to test the safety and the effectiveness of PC.6 – HT.7 on sinusal tachycardia of healthy volunteers with stress test. Study design and setting: Clinical trial study stade I. 90 healthy volunteers, aged 18-25 (20 male, 70 female) with sinusal tachycardia after stress test were divided into 3 groups. Group I (dispersing PC.6 – HT.7), 1I * BV YHCT tỉnh Quảng Nam ** Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Phạm Thị Kim Loan ĐT: 0906147518 Email: bsloan1972@yahoo.com.vn 90 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học (tonyfying PC.6 – HT.7), group III (rest-control). The heart rate was monitored before and after stress test every minute in the next 20 minutes. Results: Dispersing PC.6 – HT.7: Heart rate 0,05. Nghề nghiệp: Tất cả các đối tượng nghiên cứu đều là sinh viên. 92 Cả 3 nhóm đều là người bình thường, tiền sử không mắc các bệnh mạn tính, không mắc bệnh liên quan đến tim mạch, trong thời điểm nghiên cứu tình trạng tinh thần và sức khỏe ổn định, không mắc bệnh gì khác. BMI của 3 nhóm Bảng 3. Chỉ số cơ thể của 3 nhóm nghiên cứu. Nhóm I (Tả) II (Bổ) BMI 19,23 ± 1,14 19,72 ± 1,19 III (Nghỉ) So sánh F =1,6 19,46 ± 0,88 p = 0,2 Nhận xét: Chỉ số BMI của 3 nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05. Tình trạng tim mạch Tần số tim ban đầu (trước khi làm nghệm pháp) Bảng 4. Tần số tim trung bình ban đầu của 3 nhóm. Nhóm Tần số tim trung bình (nhịp/phút) I (Tả) II (Bổ) 74,47 ± 74,67 ± 4,32 4,38 III (Nghỉ) So sánh 75,53 ± 4,24 F = 0,51 p = 0,59 Nhận xét: Sự khác biệt của nhịp tim ban đầu giữa 3 nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tần số tim trung bình sau gắng sức. Bảng 5. Tần số tim trung bình sau gắng sức 3 nhóm. Đặc điểm về tuổi Nhóm Tuổi trung bình Tình trạng sức khỏe chung. Nhóm Tần số tim trung bình(nhịp/phút) I (Tả) 138,4 ± 1,61 II (Bổ) III (Nghỉ) So sánh 138,6 ± 138,6 ± F = 0,1 1,52 1,47 p = 0,9 Nhận xét: Sự khác biệt của ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: